Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá và chế độ thi đua khen thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú hòa an tỉnh cao bằng (Trang 85 - 88)

1.2.1 .Nếp sống và nếp sống văn hóa

3.2. Các biện pháp cụ thể

3.2.5. Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá và chế độ thi đua khen thưởng

trong nhà trường

Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động là quá trình không thể thiếu được trong tổ chức các hoạt động giáo dục. Hoạt động kiểm tra, đánh giá đảm bảo tạo lập mối quan hệ ngược, thường xuyên và vững bền trong quản lý, làm khép kín chu trình vận động của quá trình quản lý giáo dục. Kiểm tra, đánh giá, giúp Hiệu trưởng nắm bắt thông tin phản hồi từ đối tượng quản lý, nắm được diễn biến công việc trong tổ chức, so sánh hiệu quả thực tế đạt được với mục tiêu đề ra, từ đó có những tác động quản lý thích hợp. Tuy nhiên kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa không dễ dàng như kiểm tra đánh giá về hoạt động chuyên môn. Vì vậy cần kiểm tra, đánh giá cả trước, trong và sau quá trình thực hiện. Kiểm tra, đánh giá chính xác, chân thực sẽ có tác dụng trực tiếp đến việc tìm ra những nguyên nhân và đề ra các giải pháp quản lý hiệu quả.

Các tập thể tham gia thực hiện tốt hoạt động, được khen thưởng kịp thời và nhân rộng điển hình để động viên, khích lệ phong trào, những tập thể, cá nhân thực hiện chưa tốt cần được nhắc nhở thường xuyên, thậm chí là phê bình kiểm điểm rút kinh nghiệm, để thực hiện tốt hơn.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa - Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá

- Phát động và tổ chức các phong trào thi đua. Tổng kết thi đua, khen thưởng kịp thời.

3.2.5.3. Cách tiến hành

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá:

Hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh phong phú và đa dạng do vậy khâu kiểm tra, đánh giá cũng khó khăn và phức tạp. Để quản lý tốt hoạt động này thì nhà quản lý phải tiến hành xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá. Các tiêu chí kiểm tra đánh giá phải được dựa trên chương trình, nội dung, kế hoạch đã quy định, ý thức trách nhiệm của giáo viên và học sinh trong từng hoạt động, hiệu quả của công việc... và được lượng hoá bằng điểm.

Các tiêu chí kiểm tra, đánh giá phải được xây dựng từ ý kiến của tập thể GV và học sinh trong trường sau đó thống nhất thành các tiêu chuẩn để triển khai thực hiện trong toàn trường.

* Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá:

Là quá trình đo lường việc thực hiện nhiệm vụ, dựa theo các tiêu chuẩn mà hội đồng sư phạm nhà trường đã thông qua, qua đó người quản lý phát hiện những sai lệch so với chuẩn.

Để làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá, người quản lý phải xây dựng kế hoạch kiểm tra của nhà trường,

+ Lực lượng kiểm tra: Muốn kiểm tra sát, đánh giá đúng cần tổ chức các lực lượng theo dõi thi đua, giám sát các hoạt động trong chương trình học tập, đó là: đội cờ đỏ, giáo viên trực ban, cán bộ Đoàn, giáo viên chủ nhiệm.

+ Ở mỗi bộ phận đều phải tổ chức chặt chẽ từ khâu phân công trách nhiệm, phương pháp làm việc, sắp xếp thời gian trực, lịch trực, lập bảng và theo dõi thi đua thường kỳ.

+ Cách kiểm tra: Kiểm tra, giám sát thường xuyên hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng; Kiểm tra công tác chuẩn bị cho hoạt động; Kiểm tra quá trình tổ chức hoạt động; Kiểm tra kết quả của hoạt động; Kiểm tra chéo giữa các lớp trong trường; Kiểm tra từ trên xuống của các tổ chức quản lý giáo dục; Kiểm tra thường xuyên, định kỳ, hoặc kiểm tra đột xuất.

+ Tổng kết, đánh giá: Đối với giáo viên: kết quả đánh giá việc chuẩn bị, tổ chức và hiệu quả tổ chức hoạt động là một trong những tiêu chí xếp loại danh hiệu thi đua và đánh giá công chức, viên chức hàng năm.

Đối với học sinh: sau mỗi tuần có sơ kết đánh giá và xếp thứ tự tập thể theo điểm đã lượng hoá.

Kết quả rèn luyện của các cá nhân và tập thể được dùng làm căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh, xếp loại thi đua tập thể học sinh.

* Thi đua, khen thưởng:

Thi đua, khen thưởng là hình thức động viên có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Tuy nhiên nếu khen thưởng không đúng người, đúng việc thì sẽ phản tác dụng. Để làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, nhà quản lý cần phát động phong trào thi đua rộng rãi trong toàn trường, xây dựng các danh hiệu thi đua, thành lập Ban thi đua để đánh giá thi đua của giáo viên và học sinh toàn trường, tạo nên sự công bằng trong công tác thi đua.

Những tiến bộ, những việc làm tích cực của tập thể hay cá nhân học sinh cần phải được ghi nhận và đánh giá đúng mức, kịp thời, được phổ biến, nhân rộng điển hình, tuyên truyền sâu rộng trong nhà trường.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp có hiệu quả

- Nhà trường cần có những quy định cụ thể về yêu cầu kiểm tra đánh giá việc thực hiện nề nếp học tập, nếp sinh hoạt, những quy định về giao tiếp ứng xử giữa thầy và trò, giữa học sinh với học sinh thống nhất thực hiện trong đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh.

- Việc thi đua khen thưởng phải kịp thời, công bằng, khách quan đúng người, đúng việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú hòa an tỉnh cao bằng (Trang 85 - 88)