Hành độngngôn ngữ thuộc lớp Cam kết vừa đảm nhiệm chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam giai đoạn 1930 (Trang 86 - 88)

7. Bố cục của luận văn

3.2. Chức năng của các hành động thuộc lớp Cam kết trong một số tác

3.2.3. Hành độngngôn ngữ thuộc lớp Cam kết vừa đảm nhiệm chức năng

đáp vừa đảm nhiệm chức năng dẫn nhập

Kiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết đa chức năng này chiếm tỉ lệ cao nhất trong tư liệu khảo sát của chúng tôi: 129 trường hợp, chiếm sấp sỉ 62,01%. Đây là hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết nằm trung gian giữa hai cặp thoại. Nó vừa đảm nhiệm chức năng hồi đáp của cặp thoại đứng trước vừa đảm nhiệm chức năng dẫn nhập cho cặp thoại tiếp theo. Cuộc thoại giữa bà phủ và ông đốc trong tiểu thuyết “Đời mưa gió” có chứa tham thoại đảm nhiệm cả hai chức năng như vừa nói ở trên:

Ví dụ 77: “Bà phủ hơi có giọng gắt:

- Tôi mời cậu lại để cậu khuyên bảo cháu giúp tơi mà cậu cứ nói ngang, rõ bực cả mình.

- Nếu thế thì được, để em bảo cháu.

- Nó mến cậu lắm đấy, chắc thế nào cậu bảo nó cũng nghe.”

[3; tr.40] Cuộc thoại trên gồm các cặp trao đáp được móc nối với nhau thành một chuỗi liên tục. Ta có thể nhận thấy, tham thoại hồi đáp của cặp thoại trước chính là tham thoại dẫn nhập (trao lời) của cặp thoại tiếp theo. Có thể phân tích liên kết của các tham thoại trong cuộc thoại này như sau:

A1- Tôi mời cậu lại để cậu khuyên bảo cháu giúp tơi mà cậu cứ nói 1 ngang, rõ bực cả mình.

B1- Nếu thế thì được, để em bảo cháu. 2

A2- Nó mến cậu lắm đấy, chắc thế nào cậu bảo nó cũng nghe.

Cuộc hội thoại trên gồm 2 cặp thoại và 3 tham thoại. Tham thoại B1 “Nếu

nhất, đồng thời là lời dẫn nhập của cặp thoại thứ hai. Tham thoại B1 là hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết (lời hứa của ông đốc sẽ giúp bà tham khuyên nhủ Cúc - con gái bà tham). Đây là một biểu thức cam kết nguyên cấp khơng có động từ ngữ vi.

Tương tự như cuộc thoại vừa dẫn, đoạn thoại giữa nhân vật chú tiểu Lan và Ngọc trong tiểu thuyết “Hồn bướm mơ tiên” cũng chứa một tham thoại đảm nhiệm hai chức năng hồi đáp và dẫn nhập.

Ví dụ 78: “Lan nghe tới đó cười khanh khách nói tiếp theo:

- Vậy ra ơng tới chùa Long Giáng chỉ có một mục đích ấy?... Ơng nghe câu chuyện của tơi sắp kể đây xin giữ bí mật cho, nhé!

- Được, tơi xin giữ bí mật.

- Có gì đâu! … mà bng tha cho kẻ tu hành này ra.” [5; tr.34,35] Phát ngơn “Được, tơi xin giữ bí mật.” có chứa hành động ngơn ngữ thuộc lớp Cam kết của nhân vật Ngọc (hứa giữ bí mật câu chuyện của chú tiểu Lan). Có thể mơ tả chức năng của hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết giữ vai trò liên chức năng này như sau:

A1- Tôi yêu cô Thi, sắp sửa hỏi làm vợ thì bỗng cơ ấy đi đâu mất. Dáng chừng chú cũng quen biết cơ ta nên cho là một sự lạ chứ gì? Có người bảo tơi rằng cơ ấy đi tu, nên tơi cứ lần mị các chùa chiền để đi tìm...

B1- Vậy ra ông tới chùa Long Giáng chỉ có một mục đích ấy? … Ơng nghe câu chuyện của tôi sắp kể đây xin giữ bí mật cho, nhé!

A2- Được, tơi xin giữ bí mật.

B2- Có gì đâu! Gần đây, một người thiếu nữ hơi có chút nhan sắc, hễ gặp tôi là thả lời chịng ghẹo, tơi van thế nào cũng không được. … buông tha cho kẻ tu hành này ra.

Quan sát mơ hình liên kết các cặp thoại trong hội thoại trên ta thấy tham thoại A2 “Được, tơi xin giữ bí mật.” vừa là tham thoại hồi đáp của cặp thoại 2 vừa là tham thoại dẫn nhập của cặp thoại 3. Cụ thể, trong cặp thoại 2, tham thoại

1

2 3

A2 là câu trả lời cho tham thoại B1 và đã thỏa mãn trách nhiệm (giữ bí mật) mà tham thoại B1 đặt ra. Tham thoại A2 có chức năng ở lời hồi đáp tích cực khẳng định cam kết giữ bí mật cho câu chuyện của chú tiểu Lan. Còn xét trong cặp thoại 3, tham thoại A2 là tham thoại dẫn nhập đặt ra trách nhiệm cung cấp thông tin đối với người đối thoại.

3.3. Vai trị của hành động ngơn ngữ thuộc lớp Cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam giai đoạn 1930 (Trang 86 - 88)