Khái quát về văn hóa và ngơn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam giai đoạn 1930 (Trang 32 - 34)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.5. Khái quát về văn hóa và ngơn ngữ

1.2.5.1. Khái niệm văn hóa

“Văn hóa” đã trở thành một khái niệm thơng dụng trong nói năng hàng ngày cũng như trong nghiên cứu khoa học. Nhưng định nghĩa văn hóa là gì vẫn đang là vấn đề được quan tâm. Đã có rất nhiều khái niệm về “văn hóa” được cơng bố. Cho đến nay đã có khoảng trên 400 định nghĩa về văn hóa.

Năm 2002, UNESSCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngồi văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” [34].

Trong cuốn Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hoá Việt, tác giả Nguyễn Văn Chiến không đưa ra khái niệm ngắn gọn mà trả lời câu hỏi “Văn hố là gì?” bằng một số ý cơ bản sau:

- Văn hoá là một hiện tượng, một phạm trù thuộc về con người, do con người làm nên. Vì vậy văn hố là tiêu chuẩn, tiêu chí hiển nhiên khu biệt con người - động vật với con vật.

- Văn hoá là một sản phẩm đặc thù của xã hội loài người.

- Một hiện tượng văn hố ln tồn tại với những lí do riêng của nó.

- Thành tựu của nền văn hố là con người. Văn hố khơng phải là các vật đơn thuần ta sờ thấy được một cách cụ thể. Hiện tượng văn hoá hiện diện trước mặt ta, trong ta như một thế giới được vật thể hoá, một thế giới được khúc xạ rõ ràng.

Các nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới vừa có tính riêng biệt vừa có sự giao thoa với nhau.

Như vậy, có thể hiểu “văn hóa” là bao gồm tất cả những sản phẩm do con người tạo ra trong đời sống, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện,...

Tóm lại, “văn hóa” là sản phẩm của loài người, được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua q trình xã hội hóa, được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa thể hiện trình độ phát triển của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.

1.2.5.2. Mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa

Giữa ngơn ngữ và văn hóa có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình hình thành và phát triển. Khi bàn về mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hố, tác giả Nguyễn Văn Chiến trong cuốn “Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt” đưa ra một số ý kiến như sau:

Thứ nhất: Ta nói ngơn ngữ bình đẳng với văn hố hay độc lập với văn hố bởi vì cả hai đều là sản phẩm con người lao động có tư duy. Đó là những hiện tượng nhân loại. Thế nhưng ngơn ngữ lại chính là sản phẩm văn hoá của nhân loại giống như tất cả những sản phẩm văn hố khác. Mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hoá là mối quan hệ bao nhau.

Thứ hai: Ngôn ngữ là hiện tượng, là biểu trưng của văn hoá, thuộc phạm trù văn hoá, cho nên tất cả những gì là đặc tính, thuộc tính của văn hố cũng đều tương tự như là đặc tính, thuộc tính của ngơn ngữ và được ẩn chứa trong ngơn ngữ.

Thứ ba: Văn hóa chi phối tới việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ của các nhân vật giao tiếp.

Văn hóa và ngơn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ khơng thể tách rời. Ngôn ngữ là phương tiện để thể hiện văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngơn ngữ. Nhờ vào sự truyền bá rộng rãi của ngơn ngữ mà văn hóa được phổ biến và lưu truyền rộng rãi, nền văn hóa cũng nhờ đó mà phát triển. Sự biến đổi và phát triển của ngôn ngữ luôn tồn tại song song với sự phát triển của văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam giai đoạn 1930 (Trang 32 - 34)