Hành độngngôn ngữ trung gian (mơ hồ)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam giai đoạn 1930 (Trang 67 - 77)

7. Bố cục của luận văn

2.2.4. Hành độngngôn ngữ trung gian (mơ hồ)

2.2.4.1. Quan niệm về các hành động ngôn ngữ trung gian thuộc lớp Cam kết

Chúng tơi xếp vào nhóm này những hành động ngơn ngữ khó có thể xác định được chính xác là hành động gì thuộc lớp Cam kết. Nói cụ thể hơn, đây là những hành động ngơn ngữ có thể xếp vào loại hành động hứa, cũng có thể cho là hành động thề hoặc cam đoan. Điều giống nhau của các hành động ngôn ngữ này là vắng động từ ngữ vi và ngữ cảnh chưa đủ để ta có thể xếp chúng vào loại hành động gì. Bởi tuy có sự mơ hồ về hành động ngôn ngữ nhưng chúng vẫn mang đặc điểm của hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết và tồn tại hiển nhiên trong tác phẩm, nên chúng tôi vẫn thống kê và tạm xếp chúng vào loại với tên gọi “hành động ngôn ngữ trung gian”.

Loại này có số lượt dùng là 82 lượt, chiếm 39,42% số lượng hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết chúng tơi đã thống kê.

Có thể hình dung số lượt sử dụng hành động ngôn ngữ trung gian trong

12 tác phẩm chúng tôi đã chọn làm ngữ liệu thống kê bằng bảng tổng kết 2.11 dưới đây:

Bảng 2.11: Bảng tổng kết hành động ngôn ngữ trung gian

STT Số lượng; tỉ lệ %

Tác phẩm Số lượng Tỉ lệ %

1 Giông tố - Tác phẩm và dư luận 26 31,70

2 Bước đường cùng 19 23,17

3 Nam Cao truyện ngắn tuyển chọn 12 14,63

4 Nửa chừng xuân 10 12,19

5 Gánh hàng hoa 5 6,09

6 Lạnh lùng 3 3,65

7 Ngô Tất Tố tuyển tập 3 3,65

8 Đoạn tuyệt 2 2,43

9 Hồn bướm mơ tiên 2 2,43

10 Thừa tự 0 0

11 Đời mưa gió 0 0

12 Đôi bạn 0 0

Tổng kết 82 99,94

2.2.4.2. Điều kiện sử dụng

Tương tự như ba trường hợp đã phân tích cụ thể bên trên, để một hành động được thực hiện với đích ở lời thì cần thỏa mãn 4 điều kiện theo quan điểm của Searle.

Hành động ngôn ngữ trung gian là những hành động mà biểu thức ngữ vi của nó khơng có động từ được sử dụng với hiệu lực ngữ vi, nên ngoài căn cứ vào việc phát ngơn thỏa mãn các điều kiện của Searle thì cần phải dựa vào các yêu tố khác để xác định được đó có phải hành động thuộc lớp Cam kết hay không. Trong

phát ngơn có trạng từ, phó từ chỉ thời gian “sẽ” kết hợp với động từ chỉ hoạt động, trạng thái để chỉ hành động trong tương lai của người nói thì phát ngơn đó được coi là một hành động ngơn ngữ thuộc lớp Cam kết.

Ví dụ 44: “Chàng đưa khăn lên lau nước mắt, ngập ngừng nói mấy lời, tỏ lòng biết ơn:

- Thưa bác sĩ. Cái ơn cứu chữa của bác sĩ tôi sẽ chẳng bao giờ quên... Ông bác sĩ cố giấu đi tất cả niềm kiêu hãnh bằng một câu nhún nhường: - Tôi mổ mắt cho ơng thì tơi lấy tiền, là tơi cũng vì tiền. Đó chẳng qua là vì sinh kế của tơi thơi chứ ơn với nghĩa gì!”. [2; tr.114] Phát ngôn “Cái ơn cứu chữa của bác sĩ tôi sẽ chẳng bao giờ quên...” của nhân vật Minh trong “Gánh hàng hoa” là một hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết. Bởi vì trong biểu thức ngữ vi có phó từ chỉ thời gian “sẽ khơng bao giờ” kết hợp với động từ chỉ hoạt động “quên” để chỉ hành động ghi nhớ công ơn của bác sĩ đã chữa khỏi mắt cho Minh. Và phát ngôn này cũng thỏa mãn các điều kiện:

- ĐKNDMĐ: Hành động trong tương lai của người nói “khơng bao giờ quên”.

- ĐKCB: Minh luôn biết ơn vị bác sĩ.

- ĐKCT: Minh biết ơn bác sĩ đã chữa khỏi mắt cho mình. - ĐKCB: Minh có trách nhiệm thực hiện hành động đã nói ra. Có thể bổ sung động từ ngữ vi cho phát ngôn như sau:

“Cái ơn cứu chữa của bác sĩ tôi hứa sẽ chẳng bao giờ quên...” “Cái ơn cứu chữa của bác sĩ tơi thề sẽ chẳng bao giờ qn...”

Ví dụ 45: “Thấy bà Hai vẫn ngồi xoay mặt vào tường nức nở khóc, Loan đứng dậy lại gần thưa:

- Dẫu sao thầy me cũng chớ nên phiền muộn. Rồi con sẽ nghĩ lại và con

Trên đây là lời của Loan (Đoạn tuyệt) nói với mẹ của mình trong tình huống cha mẹ cơ muốn sắp đặt cho cơ một cuộc hôn nhân. Là một cô gái được theo học trường tây và có tư tưởng hiện đại về tình u hơn nhân nên Loan nhất mực phản đối việc “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Tuy nhiên trước thái độ của mẹ mình, cơ cũng khơng thể hồn tồn phản kháng. Vì vậy Loan đã đưa ra lời cam kết sẽ suy nghĩ và trình bày về vấn đề này trong tương lai. Phát ngôn “Rồi con sẽ nghĩ lại và

con sẽ trình bầy thầy me biết ý con nhất định về việc ấy ra sao.” được coi là một hành động ngôn ngữ trung gian thuộc lớp Cam kết vì trong biểu thức ngữ vi phó từ

chỉ thời gian tương lai “sẽ” kết hợp với động từ “nghĩ lại”, “trình bày” để chỉ hành động mà Loan sẽ thực hiện trong tương lai chứ không phải ở quá khứ hay hiện tại. Đồng thời nó cũng thỏa mãn các điều kiện:

- ĐKNDMĐ: Hành động trong tương lai của người nói “suy nghĩ, trình bày”.

- ĐKCB: Loan sẽ suy nghĩa về vấn đề lấy người mà cha mẹ sắp đặt và đó

cũng là điều mà ông bà Hai mong muốn.

- ĐKCT: Loan có ý định thực hiện những hành động đó.

- ĐKCB: Loan có trách nhiệm phải thực hiện hành động đã nói với bố mẹ. Có thể bổ sung động từ ngữ vi cho phát ngôn như sau:

“Con hứa rồi sẽ nghĩ lại và con sẽ trình bầy thầy me biết ý con nhất định về việc ấy ra sao.”

“Con cam đoan rồi con sẽ nghĩ lại và con sẽ trình bầy thầy me biết ý con nhất định về việc ấy ra sao.”

“Con thề rồi con sẽ nghĩ lại và con sẽ trình bầy thầy me biết ý con nhất định về việc ấy ra sao.”

Trong nhiều đoạn hội thoại, phát ngơn của các nhân vật khơng có chứa động từ được sử dụng với chức năng cam kết, cũng không xuất hiện những trạng từ phó từ chỉ thời gian đứng trước động từ chỉ hành động, trạng thái. Vì vậy, muốn biết phát ngơn đó có phải hành động ngơn ngữ thuộc lớp Cam kết hay khơng thì chúng ta phải xét đến các yếu tố khác như ngữ cảnh, lời thoại của các nhân vật khác.

Ví dụ 46: “Mụ bèn năn nỉ nói:

- Chết chửa, thế thì làm thế nào? Thưa ông, nhờ ông nghĩ giùm cháu, nhờ ông châm chước đi cho.

- Châm chước thế nào? Xác chết ở hàng nhà bà, chẳng lẽ bây giờ bà bảo tôi đem về nhà tôi chăng?

- Thôi, trăm sự nhờ ông, ông nghĩ cách nào cho cháu nhờ thì cháu khơng

dám qn ơn ơng.” [1; tr.92]

Đoạn hội thoại trên diễn ra trong hồn cảnh có một bà lão ăn mày chết ở trước gian hàng của bà Ngần, ông lý Bá bèn nghĩ ra cách để trục lợi từ việc này. Thấy có người chết trước cửa qn mình, sợ sinh chuyện lơi thơi cho nên bà Ngần tìm đến lý Bá nhờ giúp đỡ. Muốn giải quyết sớm cho xong chuyện, bà Ngần đã có ý sẽ hậu tạ cho lý Bá và đó cũng là mục đích mà lý Bá muốn đạt được. Vì vậy phát ngơn “Thôi, trăm sự nhờ ông, ông nghĩ cách nào cho cháu

nhờ thì cháu khơng dám qn ơn ơng.” là một hành động ngơn ngữ trung gian.

Có thể bổ sung động từ ngữ vi cho phát ngôn như sau:

“Thôi, trăm sự nhờ ông, ông nghĩ cách nào cho cháu nhờ thì cháu cam đoan khơng dám quên ơn ông.”

“Thôi, trăm sự nhờ ông, ông nghĩ cách nào cho cháu nhờ thì cháu thề không dám quên ơn ông.”

2.2.4.3. Phương thức thể hiện

Mặc dù quan niệm về hành động ngôn ngữ trung gian cịn mơ hồ, nhưng chúng tơi vẫn nghiên cứu phương thức thể hiện của kiểu hành động này trên hai phương diện. Đó là hành động ngơn ngữ trung gian được diễn đạt bằng biểu thức ngữ vi tường minh hay nguyên cấp và hành động ngôn ngữ trung gian được thực hiện theo lối trực tiếp hay gián tiếp.

a) Hành động ngôn ngữ trung gian được diễn đạt bằng biểu thức ngữ vi nguyên cấp

Hành động ngơn ngữ trung gian có đặc điểm là trong biểu thức ngữ vi

khơng có động từ ngữ vi nên về mặt hình thức, hành động ngơn ngữ trung gian chỉ được diễn đạt bằng biểu thức ngữ vi nguyên cấp.

Ví dụ 47: “Bác trai Tân lắc đầu nói:

- Thế thì thế nào lão cũng ních đến hai mươi phân. Chị Pha quả quyết:

- Bao nhiêu thì bao, trả cho bằng được.” [12; tr79] Ví dụ 48: “- Chị sẽ tìm hết cách giúp em.

Nhung thấy mình nói bằng một giọng thờ ơ như khơng tin ở cơng hiệu việc mình làm, nhưng Phương khi nghe câu ấy sung sướng lộ ra nét mặt.

- Chị nói thì thế nào mẹ cũng nghe.” [9; tr.29] Các phát ngơn được in nghiêng trong hai ví dụ trên đều là những biểu thức ngữ vi nguyên cấp, thỏa mãn các điều kiện ở lời của hành động thuộc lớp Cam kết.

- ĐKNDMĐ: Hành động trong tương lai của người nói “trả cho bằng được”; “tìm hết cách giúp em”.

- ĐKCB: Chị Pha quả quyết trả hết nợ; Nhung luôn muốn giúp em gái. - ĐKCT: Chị Pha và Nhung có ý định thực hiện những hành động đó. - ĐKCB: Chị Pha và Nhung có trách nhiệm phải thực hiện hành động đã nói.

b) Hành động ngôn ngữ trung gian được thực hiện theo lối trực tiếp hay gián tiếp

* Hành động ngôn ngữ trung gian được thực hiện theo lối trực tiếp Ví dụ 49: “Mụ vừa kéo vạt áo lên quệt nước mũi, vừa bảo:

- Chúng cháu khơng dám chắc lép, nhưng quả là ít vốn. Hắn qt lên:

- Ít vốn chỉ tối nay ơng trả. Nhà mày đã chết ngay bây giờ hay sao?” [10; 26] Ví dụ 50: “Lý trưởng gật đầu nói:

Ơng nghị cười:

- Mẹ kiếp, ở nhà quê còn thể dục với thể dịch, lại chưa được làm bằng chân tay ựa cơm ra à? Việc mở trường hương học làng này, tôi nhất định phản đối.”

[12; tr.91] Các phát ngôn được in nghiêng ở hai ví dụ trên đều là hành động ngôn ngữ trung gian được thực hiện theo lối trực tiếp, thỏa mãn điều kiện đích ở lời

của các hành động thuộc lớp Cam kết.

* Hành động ngôn ngữ trung gian được thực hiện theo lối gián tiếp Hành động ngôn ngữ trung gian gián tiếp là hành động có mục đích cam

kết được tạo ra bằng biểu thức của hành động ngôn trung khác như: hỏi, cảm thán, khẳng định… trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Luận văn đã thống kê được 58 lượt hành động ngôn ngữ trung gian trực tiếp (sấp sỉ 70,73%), 24

lượt hành động ngôn ngữ trung gian gián tiếp (sấp sỉ 29,27%).

Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, hành động ngôn ngữ trung gian gián tiếp được tạo ra bằng biểu thức của hành động ngôn trung khẳng định, hỏi và cảm thán.

Ví dụ 51: “Minh cười, giọng âu yếm:

- Cứ nói đi. Khơng lẽ anh là hạng người đi mắng vợ lo lắng cho anh à?” [2; tr.21] Ví dụ 52: “- Thế mà khơng giữ lời hứa thì sao?

Nghị Hách phát cáu, đứng lên:

- Thế bác coi tơi là người hay là chó?” [11; tr.171] Trong hai ví dụ trên, các phát ngơn được in nghiêng hành động ngôn ngữ trung gian gián tiếp được tạo ra bằng biểu thức của hành động ngôn trung nghi vấn. Cả hai phát ngơn đều có hình thức của một câu nghi vấn nhưng lại biểu thị ý nghĩa cam kết:

Không lẽ anh là hạng người đi mắng vợ lo lắng cho anh à?- Anh thề/ hứa

khơng mắng em.

Ví dụ 53: “- Mình khơng bao giờ được phụ em đấy nhé?

- Còn phải nhắc lại cái câu ấy đến một nghìn lần thì bực lắm!”

[11; tr.194] Ví dụ 54: “Nghị Hách ngẩn người ra mà rằng:

- Từ rầy tôi không dám giấu bác điều gì nữa đấy! - Như thế là biết điều lắm. ”

[11; tr.202] Trong hai ví dụ trên, các phát ngôn được in nghiêng hành động ngôn ngữ

trung gian gián tiếp được tạo ra bằng biểu thức của hành động ngôn trung cảm

thán. Cả hai phát ngơn đều có hình thức của một câu cảm thán nhưng lại biểu thị ý nghĩa cam kết:

Còn phải nhắc lại cái câu ấy đến một nghìn lần thì bực lắm! - Anh thề/

cam đoan không bao giờ phụ em.

Từ rầy tôi không dám giấu bác điều gì nữa đấy! - Tơi thề từ đầy tơi khơng

giấu bác điều gì.

Bảng 2.12: Bảng tổng kết phương thức thể hiện của

hành động ngôn ngữ trung gian thuộc lớp Cam kết

STT Phương thức thể hiện lượng Số Tỉ lệ

1 Hành động ngôn ngữ trung gian được thực hiện

theo lối trực tiếp 58 70,73

2 Hành động ngôn ngữ trung gian được thực hiện

theo lối gián tiếp 24 29,26

Tổng số 82 99,99

2.3. Tiểu kết

Từ việc sử dụng các khái niệm cơng cụ đã trình bày trong chương 1, với hệ thống ngữ liệu đã thu thập được, chương này đã trình bày được một số vấn đề sau.

Thứ nhất, vận dụng lý thuyết phân loại các nhóm hành động ngơn ngữ của Austin và Searle chúng tôi khảo sát được có 4 hành động ngơn ngữ thuộc lớp Cam kết trong một số tác phẩm văn xi Việt Nam giai đoạn 1930-1945 đó là: hành động thề, hành động cam đoan, hành động hứa và hành động ngôn ngữ

trung gian. Sự phân loại như vậy chỉ mang tính tương đối bởi những quan điểm về hành động ngôn ngữ trung gian cũng chỉ tương đối.

Thứ hai, số lượt xuất hiện của mỗi loại hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết không giống nhau. Được sử dụng nhiều nhất là hành động hứa với 89 lượt, tiếp đến là hành động ngôn ngữ trung gian với 82 lượt, hành động cam đoan 20 lượt và ít nhất là hành động thề 17 lượt. Chúng tôi đã thực hiện miêu tả các hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết trên các phương diện:

- Điều kiện sử dụng: Một hành động ngôn ngữ được sử dụng với hiệu lực ngữ vi phải đảm bảo 4 điều kiện theo quan niệm của Searle:

+ Điều kiện nội dung mệnh đề (ĐKNDMĐ) + Điều kiện chuẩn bị (ĐKCB)

+ Điều kiện chân thành (ĐKCT) + Điều kiện căn bản (ĐKCB)

Các hành động hứa, hành động cam đoan và hành động thề tuy cùng thể hiện sự cam kết nhưng ở mỗi hành động lại có lực ngơn trung và điều kiện nội dung mệnh đề không giống nhau.

- Phương thức thể hiện:

+ Hành động hứa/ cam đoan/ thề được diễn đạt bằng biểu thức ngữ vi

tường minh hay nguyên cấp. Chỉ có hành động ngơn ngữ trung gian vì khơng có động từ ngữ vi nên chỉ được diễn đạt bằng biểu thức ngữ vi nguyên cấp.

+ Hành động hứa/ cam đoan/ thề/ trung gian được thực hiện theo lối trực tiếp hay gián tiếp.

Chương 3

HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ THUỘC LỚP CAM KẾT

TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 TỪ GĨC NHÌN CỦA LÝ THUYẾT HỘI THOẠI 3.1. Nhận xét chung

Theo lý thuyết hội thoại, có thể nghiên cứu các hành động thuộc lớp Cam kết trong nhiều phương diện. Song, ở chương này, chúng tôi chỉ xem xét các hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1903-1945 ở các phương diện sau:

1. Chủ ngôn và đối tượng tiếp nhận các hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết.

2. Phương diện chức năng của các hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết. Xét theo chức năng của hành động ngơn ngữ trong một cuộc thoại, có thể thấy rằng các hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1903-1945 có thể đảm nhiệm một trong ba chức năng:

Thứ nhất, hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết đảm nhiệm chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam giai đoạn 1930 (Trang 67 - 77)