Hành độngngôn ngữ thuộc lớp Cam kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam giai đoạn 1930 (Trang 26 - 28)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.3. Hành độngngôn ngữ thuộc lớp Cam kết

Theo định nghĩa trong cuốn “Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 2004, “cam kết” là chính thức cam đoan làm đúng những điều đã hứa.

Khi phân loại hành động ngôn ngữ, mặc dù dựa trên những tiêu chí phân loại khác nhau và quan điểm phân loại khác nhau nhưng cả Austin và Searle đều đã tách cam kết (commissives, commissifs) ra thành một nhóm độc lập với các nhóm hành động ngơn ngữ khác.

Austin cho rằng thuộc nhóm cam kết là những hành động ràng buộc người nói vào chuỗi những hành động nhất định: hứa hẹn, bày tỏ lòng mong muốn, giao ước, bảo đảm, thề nguyền, thông qua các quy ước, tham gia một phe nhóm.

Searle xác định nhóm hành động ngơn ngữ thuộc lớp Cam kết theo 4 tiêu chí phân loại như sau:

- Đích ở lời: Trách nhiệm phải thực hiện hành động trong tương lai mà người nói bị ràng buộc.

- Hướng khớp - ghép hiện thực - lời.

- Trạng thái tâm lý: Là ý định của người nói. Người nói phải thực sự mong muốn và tự nguyện thực hiện điều nêu trong nội dung mệnh đề, bất chấp những khó khăn thiệt hại mà mình phải gánh chịu.

- Nội dung mệnh đề: Là hành động trong tương lai của người nói.

Có thể thấy điểm thống nhất giữa quan điểm của Austin và Searle về nhóm hành động ngơn ngữ thuộc lớp Cam kết là người nói chịu trách nhiệm trước người nghe về một hành động trong tương lai mà mình đã nêu trong phát ngơn.

Các biểu thức ngữ vi có chứa động từ ngữ vi biểu thị các hành động thuộc nhóm cam kết được gọi là biểu thức ngữ vi cam kết tường minh. Cịn các biểu thức ngữ vi khơng có động từ ngữ vi biểu thị các hành động thuộc nhóm cam kết được gọi là phát ngơn ngữ vi cam kết nguyên cấp.

Ví dụ 4: Sp1 - Thưa cô, em xin hứa từ ngày mai em sẽ học hành chăm chỉ. Sp2 - Cô tin em sẽ làm được.

Ví dụ 5: Sp1 - Cậu khơng định hướng dẫn tớ làm bài này à?

Sp2: - Tớ đang bận quá. Tớ thề sẽ hướng dẫn cậu làm bài tập vào ngày mai. Ở ví dụ (4), phát ngơn của Sp có chứa động từ “hứa” được dùng trong hiệu lực ngữ vi và Sp chịu trách nhiệm trước Sp2 về hành động sẽ thực hiện trong tương lai (học hành chăm chỉ). Vì vậy, “Thưa cơ, em xin hứa từ ngày mai em sẽ

học hành chăm chỉ.” là một biểu thức ngữ vi hứa tường minh.

Tương tự ở ví dụ (5), cũng có động từ “thề” được dùng trong hiệu lực ngữ vi và Sp2 chịu trách nhiệm với Sp1 về hành động sẽ thực hiện trong tương lai (hướng dẫn làm bài tập vài ngày mai). Nên “Tớ thề sẽ hướng dẫn cậu làm bài

tập vào ngày mai.” là một biểu thức ngữ vi thề tường minh.

Hay trong ví dụ 6: Sp1 - Nếu cậu qn khơng mang sách cho tớ thì sao? Sp1- Yên tâm đi, ngày mai tớ sẽ mang sách đến cho cậu.

Mặc dù trong ví dụ (6), phát ngơn “Yên tâm đi, ngày mai tớ sẽ mang sách

nhưng dựa vào ngữ cảnh của cặp thoại chúng ta có thể ngầm hiểu đây là một biểu thức hứa / thề hoặc cam đoan nguyên cấp. Có thể bổ sung động từ dùng trong hiệu lực ngữ vi cho phát ngôn như sau: “Yên tâm đi, ngày mai tớ hứa sẽ mang

sách đến cho cậu”./ “Yên tâm đi, ngày mai tớ thề sẽ mang sách đến cho cậu.” hay “Yên tâm đi, ngày mai tớ cam đoan sẽ mang sách đến cho cậu.”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam giai đoạn 1930 (Trang 26 - 28)