Hành độngngôn ngữ thuộc lớp Cam kết thể hiện văn hóa giao tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam giai đoạn 1930 (Trang 98 - 109)

7. Bố cục của luận văn

3.3.3. Hành độngngôn ngữ thuộc lớp Cam kết thể hiện văn hóa giao tiếp

người Việt

Như đã trình bày trong chương 1, mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ là mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, có sự tương tác hết sức mật thiết. Là một thành tố quan trọng của nền văn hoá tinh thần, ngôn ngữ là phương tiện, điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và tương tác của các thành tố khác trong hệ sinh thái văn hoá. Đồng thời văn hoá với tư cách là một hiện tượng xã hội cũng lại tác động một cách sâu sắc tới sự hình thành và phát triển ngôn ngữ, làm nên đặc trưng ngôn ngữ dân tộc. Trong chương 3, chúng tôi khảo sát và lí giải một số biểu hiện văn hóa trong lời cam kết của tiếng Việt được các tác giả vận dụng

vào văn chương, từ đó hướng đến khái quát nên đặc trưng văn hoá dân tộc qua các hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết và mối quan hệ giữa văn hóa, văn học và ngôn ngữ.

Người Việt Nam với nền văn hóa nông nghiệp lúa nước sống nương tựa lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi người trong cộng đồng, chính đó là nguyên nhân dẫn đến việc coi trọng giao tiếp. Tính cộng đồng còn khiến cho người Việt Nam, dưới góc độ chủ thể giao tiếp, có đặc điểm là trọng danh dự. Vì vậy trong giao tiếp, khi thực hiện các hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết, để củng cố niềm tin với người tham gia đối thoại, người nói thường đưa ra những thiệt hại tổn thất gắn với danh dự cá nhân và tính mạng của mình.

3.3.3.1. Chủ ngôn của các hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết thường đưa ra những tổn thất về danh dự cá nhân

Trong tổng số 208 lượt sử dụng hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết, có 14 trường hợp người cam kết tự nhận những thiệt hại tổn thất, trong đó hành động thuộc lớp Cam kết gắn với những thiệt hại tổn thất về danh dự cá nhân là 12 lượt chiếm 85,71%. Người Việt trọng danh dự “Được tiếng còn hơn được miếng”, “Tốt danh hơn lành áo”, “Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”... Trong suốt cuộc đời, người Việt luôn quan tâm giữ gìn danh dự vì “Người chết nết còn”, và rất sợ “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”… Như đã nói, người Việt rất coi trọng danh dự của bản thân và gia đình, bất kì phát ngôn nào cũng có thể gây tổn thất về mặt danh dự: lời nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm, nó được truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng. Chính vì vậy, danh dự là thiêng liêng, được viện để thực hiện hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết. Nếu như người phương Tây thường nói: “Tôi xin thề danh dự…” thì người Việt thường thề rất độc về mình: không bằng con chó, tôi làm con cho anh, không xứng làm người, không còn mặt mũi nhìn ai… Bởi vậy, trong các tác phẩm văn học, các nhà văn cũng vận dụng linh hoạt đặc điểm này để xây dựng những hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết cho nhân vật của mình.

Ví dụ 96: “- Xin anh cam đoan là sẽ thương hại tôi mãi mãi đi! Anh Long ơi, nếu bao giờ anh mất lòng thương tôi thì tôi sẽ lại phải chết mất, anh ạ. Tôi khổ sở lắm, chán đời lắm, anh ạ.

- Anh cam đoan vẫn yêu quý Mịch như trước, yêu quý mãi, yêu quý suốt đời. Anh lại cam đoan là sẽ rửa thù cho Mịch nữa, vì rằng cái nhục của Mịch tức là một vết nhọ trên trán anh. Rồi thì anh phải làm thế nào rửa cho sạch vết nhọ

ấy thì mới có thể trông thấy mọi người được. Thôi đi, đừng khóc nữa.”

[11; tr.44] Trong văn hoá Việt, rồng là loài vật thiêng bởi tổ tiên Bách Việt đã từng có tô tem rồng, rồng ngự trị trong tâm thức người Việt như một linh vật đặc biệt, là “vạn vật chi đế”, là biểu tượng cho những gì cao quý nhất: những vật dụng gắn liền với nhà vua đều có họa tiết rồng. Ngược lại, chó, lợn lại là những con vật tầm thường, bởi chúng thường được thấy trong cuộc sống trần tục thường nhật với những quan niệm định kiến: tham như lợn, hỗn như chó… Vì vậy khi muốn nhấn mạnh vào sự tổn thất về mặt danh dự khi không thực hiện đúng cam kết người ta thường thề: “không bằng con chó”… Đó là cách tự nhận những tổn hại về danh dự khá phổ biến trong cách thề của người Việt.

Ví dụ 97: - Thế mà không giữ lời hứa thì sao?

- Thế bác coi tôi là người hay chó? [11; tr.171] Ở ví dụ (97), “Thế bác coi tôi là người hay chó?” là phát ngôn của nghị Hách, ý muốn khẳng định nếu mình không giữ lời thì không bằng con chó. Tức là muốn khẳng định trách nhiệm hành động giữ lời, thuyết phục quan Tây về điều mình muốn hứa bằng cách tự nhận lấy điều tồi tệ: coi như con chó. Nghĩa là không được là người mà hơn thế không bằng cả con chó loài vật bị khinh miệt, coi thường.

Hai ví dụ trên cho thấy chủ thể của hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết tự nhận về mình những thiệt hại, tổn thất về mặt danh dự cá nhân cũng là một nét trong văn hóa Việt Nam. Đối với văn hóa phương Tây danh dự cá nhân được đánh giá chủ yếu qua hành động và kết quả của công việc. Còn đối với văn hóa

phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng danh dự cá nhân được đặt trong cả quá trình hình thành nhân cách, được nhìn nhận trong tiêu chí đánh giá của toàn cộng đồng trên đạo lí sống hơn là hành động.

3.3.3.2. Chủ ngôn của các hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết thường đưa ra những tổn thất về tính mạng

Không chỉ tự nhận những tổn thất về mặt danh dự cá nhân, người Việt cũng viện dẫn sự thiệt hại về tính mạng khi thực hiện hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết. Theo khảo sát của chúng tôi, trong một số tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết chứa đựng những thiệt hại tổn thất gắn với tính mạng của người nói chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chỉ sấp sỉ 14,28%.

Đối với các nền văn hóa trên thế giới, quan niệm về sinh - tử có thể không hoàn toàn đồng nhất nhưng đều có điểm chung “sự sống là đáng quý, cái chết là đáng sợ”. Vì vậy, khi thực hiện hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết, người nói mang cái chết ra để làm tin đối với người nghe về những gì sẽ thực hiện trong tương lai.

Nếu như trong văn hóa phương Tây quan niệm “Thân cát bụi lại trở về với cát bụi”, họ chỉ quan tâm đến cuộc sống thực tại, chết là hết. Thì người Việt lại quan niệm “sống khôn, chết thiêng”, “sống gửi thác về”… Cái chết là sự chuyển hóa từ thế giới hữu hình sang thế giới tâm linh, để những con người bình dị trong cuộc sống đời thường trở nên thiêng liêng trong cõi tâm thức. Người Việt có tục thờ cúng người chết “trần sao âm vậy”. Niềm tin của người Việt về thuyết luân hồi - cuộc sống ở thế giới bên kia sau khi chết - khiến người Việt sợ “Chết không toàn thây”, “Chết không nhắm mắt”, “Chết không

có ai than khóc”, “chết không có đất chôn”… Đối với người Việt, chết là tiếp

tục sống ở một thế giới khác. Vì thế chết phải toàn thây, phải được con cháu nhớ đến. Phúc đức sau khi chết là được mồ yên mả đẹp. Đó là văn hóa nông nghiệp định cư với tính cộng đồng tự trị rất đặc trưng. Vì vậy, khi thực hiện

hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết để tăng tính thuyết phục đối với người nghe một cách tuyệt đối, người nói thường lấy cái chết ra để hứa hẹn, thề thốt, cam đoan…

Ví dụ 98: “- Nếu mình nói dối em thì sao? Minh thề rằng:

- Nếu anh mà nói dối em thì anh chết ngay tại chỗ.

Liên không chịu, lắc đầu dù Minh không nhìn thấy gi:

- Không nếu anh nói dối thì em sẽ chết kìa!”

[2; tr.84] Có thể thấy, trong ví dụ trên, nhân vật Minh và Liên đều viện cái chết để tăng tính thuyết phục cho lời cam kết của mình.

3.4. Tiểu kết

Trong chương này, chúng tôi đã nghiên cứu các hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945 từ góc nhìn của lý thuyết hội thoại và có kết luận khái quát sauu đây:

Thứ nhất, về chủ ngôn và tiếp ngôn của hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết: Chủ ngôn của các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết luôn tồn tại ở ngôi thứ nhất số ít và số nhiều. Có thể là các đại từ nhân xưng như tôi, chúng tôi, tớ, anh..., có thể là các danh từ chỉ quan hệ thân tộc như cha, con, bà... hay danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ như ông Án, Chánh Tổng... Đối tượng tiếp nhận các hành động thuộc lớp Cam kết được xác định là người nghe.

Thứ hai, về phương diện chức năng: Các hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 mang chức năng dẫn nhập với tần số xuất hiện ít nhất 12 lượt (chiếm khoảng 5,76%), tiếp đến là các hành động mang chức năng hồi đáp với 67 lượt xuất hiện (chiếm khoảng 32,21%) và với tần số xuất hiện nhiều nhất là các hành động vừa đảm nhiệm chức năng hồi đáp vừa đảm nhiệm chức năng dẫn nhập với 129 lượt (khoảng 62,01%).

Thứ ba, về vai trò của các hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết: Dễ dàng nhận thấy, hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945 thể hiện được ba vai trò cơ bản là:

- Thể hiện thái độ tính cách nhân vật: Bên cạnh việc miêu tả các nhân vật, việc vận dụng các hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết một cách linh hoạt, các tác giả đã khắc họa thành công thái độ, tính cách nhân vật văn học.

- Thể hiện vị thế và quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp: Xã hội Việt Nam những năm 1930-1945 với sự phân hóa giai cấp sâu sắc thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau. Giao tiếp là một trong những phương tiện thể hiện rõ ràng vị thế xã hội của con người ở các tầng lớp khác nhau. Với việc lựa chọn từ ngữ xưng hô, ngữ điệu nói khi thực hiện hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết của mỗi nhân vật khác nhau sẽ thể hiện vị thế và quan hệ giữa các nhân vật khác nhau.

- Thứ ba, thể hiện văn hóa giao tiếp của người Việt: Khi nghiên cứu đặc trưng văn hóa dân tộc qua các hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết, chúng tôi nhận thấy nó thể hiện rõ nét nhất qua những thiệt hại, tổn thất mà chủ ngôn tự nhận nhằm thuyết phục người nghe tin vào lời mình nói và những việc mình sẽ làm. Đó là những thiệt hại, tổn thất thường gắn với sự thiệt hại về tính mạng và danh dự của chủ ngôn.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu “Các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945 chúng tôi rút ra những kết luận sau đây:

1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “các hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945”. Để thực hiện đề tài này, luận văn đã sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu chủ yếu là:

- Phương pháp miêu tả.

- Phương pháp thống kê, phân loại. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Thủ pháp so sánh, đối chiếu.

2. Về tổng quan tình hình nghiên cứu: Luận văn đã tổng quan được tình hình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ qua các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và trong nước. J.Austin đã có công đầu trong việc xây dựng lí thuyết hành động ngôn ngữ, sau đó đã được J.Searle, A.Wierzbicka kế thừa và phát triển. Có rất nhiều nhà Việt ngữ hoc quan tâm đến lí thuyết hành động ngôn ngữ, trong đó phải kể đến GS.TS Đỗ Hữu Châu và GS.TS Nguyễn Đức Dân với nhiều công trình nghiên cứu đóng góp cho nền khoa học ngôn ngữ nước ta. Bên cạnh đó, luận văn còn tổng quan tình hình nghiên cứu về các hành động ngôn ngữ cụ thể như hành động thề, hành động hứa hẹn, hành động cam kết của các tác giả Nguyễn Thị Thu Nga, Nguyễn Thị Minh Thu và Vũ Tố Nga.

3. Về cơ sở lí luận: Luận văn đã sử dụng một số vấn đề lí thuyết cơ bản làm căn cứ lí luận cho đề tài là: lí thuyết về ngữ cảnh, lí thuyết về hành động ngôn ngữ, lí thuyết về hội thoại và một số nét về văn hóa.

4. Về tần số sử dụng: Các hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết được sử dụng trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945 xuất

hiện không nhiều, chúng tôi đã khảo sát được 4 hành động: hứa, cam đoan, thề,

hành động ngôn ngữ trung gian. Số lượt sử dụng các hành động này cũng không

giống nhau. Theo khảo sát của chúng tôi, có 208 trường hợp hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết. Căn cứ vào hành động ở lời, chúng tôi đã chia 208 trường hợp này thành: hành đông hứa được sử dụng nhiều nhất với tỉ lệ sấp sỉ 42,78% (89 lượt), tiếp đến là hành động ngôn ngữ trung gian với tỉ lệ sấp sỉ 39,42% (82 lượt), hành động cam đoan được sử dụng với tỉ lệ sấp sỉ 9,61% (20 lượt), hành động thề với tỉ lệ sử dụng ít nhất 17 lượt chiếm sấp sỉ 8,17%.

5. Các hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết được luận văn nghiên cứu về các phương diện:

- Về hành động ở lời: Căn cứ vào cách phân loại hành động ngôn ngữ của Searle, luận văn đã xác định được bốn hành động: hành động hứa, hành động cam đoan, hành động thề và hành động ngôn ngữ trung gian.

- Về phương thức thể hiện: Các hành động hứa, thề, cam đoan về mặt hình thức đều tồn tại dưới hai dạng biểu thức ngữ vi tường minh và biểu thức ngữ vi nguyên cấp. Tuy nhiên, chỉ có hành động ngôn ngữ trung gian chỉ tồn tại dưới dạng biểu thức ngữ vi nguyên cấp vì trong phát ngôn hay trong biểu thức ngữ vi không có sự xuất hiện của động từ ngữ vi. Các hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết được chia thành hai loại là hành động trực tiếp và gián tiếp. Các hành động ngôn ngữ trực tiếp thuộc lớp Cam kết được nhân biết dựa vào dấu hiệu hình thức là động từ ngữ vi và dấu hiệu thỏa mãn điều kiện đích ở lời. Tuy nhiên, qua khảo sát ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy khi thực hiện các hành động thề, hứa, cam đoan các tác giả không sử dụng nhiều các động từ ngữ vi. Các phát ngôn có chứa động từ ngữ vi chỉ xuất hiện 21 lượt trên tổng số 208 lượt, chiếm sấp sỉ 10,05%. Vì vậy, để xác định các hành động hứa, thề, cam đoan, trung gian trực tiếp hay gián tiếp chúng tôi dựa vào điều kiện đích ở lời là chủ yếu. Các hành động hứa, thề, cam đoan, trung gian gián tiếp được thể hiện bởi các hành động khẳng định, hỏi, cảm thán trực tiếp.

- Về chủ ngôn và tiếp ngôn: Chủ ngôn của hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết luôn ở ngôi thứ nhất số ít hoặc số nhiều. Trong một số trường hợp, chủ ngôn của hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết còn sử dụng danh từ chỉ quan hệ thân tộc hoặc nghề nghiệp, chức vụ để xưng hô chỉ ngôi thứ nhất. Tiếp ngôn của hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết chính là người nghe trực tiếp bởi người nói chỉ đưa ra lời cam kết khi cho rằng nó sẽ tác động trực tiếp đến người nghe. Xã hội Việt Nam giai đoạn 1930-1945 với sự phân chia giai cấp, địa vị xã hội sâu sắc đã được các tác giả đưa vào văn chương một cách khéo léo. Chúng tôi đã thống kê được có 78 trường hợp chủ ngôn của hành động ngôn ngữ thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam giai đoạn 1930 (Trang 98 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)