Hành độngngôn ngữ thuộc lớp Cam kết thể hiện vị thế và quan hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam giai đoạn 1930 (Trang 95 - 98)

7. Bố cục của luận văn

3.3.2. Hành độngngôn ngữ thuộc lớp Cam kết thể hiện vị thế và quan hệ

các nhân vật giao tiếp

3.3.2.1. Hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết thể hiện vị thế giữa các nhân vật giao tiếp

Vị thế xã hội và mức độ thân cận cũng là những yếu tố thuộc hình ảnh tinh thần mà những người tham gia giao tiếp xây dựng về nhau. Vị thế giao tiếp xã hội được xác định qua các yếu tố như tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị, điệu bộ, cử chỉ, cách nói năng... Trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930- 1945, vị thế xã hội cũng được thể hiện qua cách sử dụng các hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết.

Ví dụ 90: “- Bẩm bà lớn nhà con không có mà đi lấy lẽ. Bà Án thở dài:

- Cái đó tùy cô! Nhưng đến tháng tám này, thế nào tôi cũng cưới vợ cho con tôi. Tôi cam đoan với cô rằng thế nào tôi cũng cưới được vợ cho con tôi.

- Vâng, cái đó là quyền ở bà lớn.” [6; tr.105] Xuất hiện trong đoạn thoại là hai nhân vật có vị thế hoàn toàn đối lập nhau, một bên là vợ quan Án và một bên là cô thôn nữ mồ côi từ quê nhà lên Hà Nội sinh nhai. Xét về cả vị thế xã hội và vị thế giao tiếp, bà Án đều cao hơn Mai, đó là do yếu tố về tuổi tác và đặc biệt là yếu tố về địa vị xã hội (vợ quan Án - cô thôn nữ). Vì không chấp nhận Lộc yêu một người không môn đăng hộ đối mà bà Án tìm đến tận nhà Mai hòng tách cô ra khỏi cuộc sống của Lộc. Trước phản ứng gay gắt của Mai về lời đề nghị lấy cô làm lẽ cho Lộc, bà Án đã sử dụng hành vi cam đoan chắc nịch về việc sẽ lấy vợ khác cho con trai nhằm áp đặt cho Mai “Tôi cam

Vi dụ 91: “Rồi Lộc nói:

- Cái ý tưởng cao thượng ấy sẽ làm cho anh phấn khởi. Phải, thở than, buồn bực có ích chi! Cái đời tẻ ngắt của anh mà anh cho là hết hy vọng, anh sẽ

cam đoan với em rằng vì em nó sẽ thành một đời đầy đủ.

Thấy Lộc mặt đỏ bừng và mắt long lanh, Mai lo lắng:

- Anh không nên nghĩ xa xôi quá. Anh sung sướng là em sung sướng

rồi.” [6; tr.224]

Xét về đặc điểm của nhân vật giao tiếp trong ví dụ trên, Lộc là người có vị thế cao hơn trên phương diện tuổi tác và địa vị xã hội (quan Án - cô thôn nữ). Ở đây, nhân vật Lộc đã chủ động hạ thấp khoảng cách vị thế giữa hai người, điều này được thể hiện qua phương tiện ngôn ngữ được nhân vật sử dụng cách xưng hô thân mật, gần gũi anh - em. Bởi vì Mai là người mà Lộc yêu thương, lại mà mẹ của con anh, đã vì anh mà hi sinh, chịu ấm ức cho nên Lộc đã hạ thấp vị thế của mình để thực hiện hành vi cam đoan với cô.

Ví dụ 92: “Chàng gục đầu vào mặt người vợ chưa cưới:

- Tuyết ơi! Tuyết yêu quí nhất đời của anh ơi, anh xin lỗi Tuyết. Đừng việc gì mà lo buồn, đó là chúng ta yêu nhau chứ có sao đâu? Từ đây mà đi, anh xin

thề với Tuyết là sẽ yêu em trọn đời, sẽ trung thành với Tuyết như một con chó, mà nếu không được ăn ở với Tuyết suốt đời thì anh sẽ tự tử, mặc lòng là tại Tuyết hay tại ai cũng vậy.

- Nói nhời xin giữ lấy nhời!” [11; tr194]

Cặp thoại trên là của nhân vật Long và Tuyết (Giông tố), diễn ra trong hoàn cảnh hai người đang hẹn hò và Tuyết muốn kiểm chứng tình yêu của Long. Long từ nhỏ mồ côi lại chỉ là viên thư kí của anh trai Tuyết. Còn Tuyết là cô tiểu thư cành vàng lá ngọc, con gái nghị Hách. Giữa hai người có khoảng cách nhất định về địa vị xã hội. Long là người có vị thế xã hội thấp hơn Tuyết. Vì vậy, mặc dù yêu nhau, nhưng khi thực hiện lời thề với người yêu Long vẫn thể hiện sự tôn kính dành cho Tuyết. Dù là người yêu nhưng nàng vẫn là tiểu thư không cùng tầng lớp với Long. Vì vậy, trong phát ngôn của mình, Long xưng anh nhưng lại gọi tên Tuyết.

3.3.2.2. Hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết thể hiện mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp

Ở các ngôn ngữ phương Tây và Trung Hoa, khi giao tiếp người ta chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng để xưng hô. Trong tiếng Việt ngoài các đại từ nhân xưng còn sử dụng một số lượng lớn các danh từ chỉ quan hệ họ hàng để xưng hô, và những danh từ thân tộc này có xu hướng lấn át các đại từ nhân xưng. Giao tiếp của người Việt có tính chất thân mật hóa (trọng tình cảm), coi mọi người trong cộng đồng như bà con họ hàng trong một gia đình.

Ví dụ 93: “- Anh bứa lắm. Nhưng này anh Chí ạ, anh muốn đâm người cũng không khó gì. Đội Tảo nó còn nợ tôi năm mươi đồng đấy, anh chịu khó đến

đòi cho tôi, đòi được tự nhiên có vườn.” [10; tr.27] Trên đây là phát ngôn của bá Kiến nói với Chí Phèo khi Chí sang nhà lão làm loạn. Sau khi ở tù ra, Chí Phèo sẵn sàng làm mọi cách để ăn vạ kể cả tự rạch chính mặt mình. Không muốn dây vào chuyện lôi thôi, bá Kiến tìm cách xoa dịu Chí bằng việc nhận họ hàng với hắn. Điều đó được thể hiện qua cách xưng hô của bá Kiến với Chí Phèo: gọi anh xưng tôi.

Hệ thống từ xưng hô của người Việt có tính chất cộng đồng hóa cao - trong hệ thống này không có những từ xưng hô chung mà phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian giao tiếp cụ thể: chú khi ni, mi khi khác. Cùng là hai người, cách xưng hô có khi thể hiện được hai quan hệ khác nhau: chú - cháu, ông - con, mẹ - con, anh - tôi… Lối gọi nhau bằng tên con, tên cháu, tên chồng; bằng thứ tự sinh (Cả, Hai, Ba, Tư…)

Ví dụ 94: “Bà Án tức giận mắng: - Thằng con bất hiếu bất mục đến thế?

- Bẩm bà lớn, vì anh con, nào con có vượt ra ngoài vòng lễ nghi đâu? Mà

nếu, bẩm bà lớn, vì anh con, có phải hy sinh đến lễ nghi nữa, con cũng cam chịu.”

Ví dụ 95: “- Không, tôi nói thực đấy. Mợ không nên để tôi hối hận suốt đời, vì một điều lẫm lỗi trong giây phút...

Mai làm bộ như không hiểu:

- Nhưng, thưa cụ, có điều gì cụ cứ cho biết, nếu có thể giúp được thì thực

con không dám từ chối.” [6; tr.188]

Cả hai phát ngôn “Mà nếu, bẩm bà lớn, vì anh con, có phải hy sinh đến lễ

nghi nữa, con cũng cam chịu.”, Nhưng, thưa cụ, có điều gì cụ cứ cho biết, nếu có thể giúp được thì thực con không dám từ chối.” trong ví dụ (94) và (95) đều là của

nhân vật Mai nói với bà Án trong tiểu thuyết “Nửa chừng xuân”. Tuy nhiên trong mỗi ví dụ, cách xưng hô của nhân vật lại không giống nhau. Bởi mỗi ví dụ lại trong một ngữ cảnh khác nhau. Nếu như ở ví dụ (94), Mai thực hiện hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết trong hoàn cảnh bị bà Án chia rẽ tình yêu cho nên cách xưng hô có phần khách sáo, thể hiện địa vị khác nhau trong xã hội: gọi bà lớn xưng con. Còn ở ví dụ (95), Mai thực hiện hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết khi đã có một cuộc sống mới, phần nào quên đi những tổn thương về mặt tinh thần mà bà Án đã gây ra cho mình và lúc này Mai đã sinh cho bà Án một đứa cháu nội cho nên cách xưng hô cũng có sự thay đổi: gọi cụ xưng cháu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam giai đoạn 1930 (Trang 95 - 98)