Bảng tổng kết hành động cam đoan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam giai đoạn 1930 (Trang 52 - 57)

STT Số lượng; tỉ lệ %

Tác phẩm Số lượng Tỉ lệ %

1 Giông tố - Tác phẩm và dư luận 8 40

2 Nửa chừng xuân 7 35

3 Nam Cao truyện ngắn tuyển chọn 2 10

4 Gánh hàng hoa 1 5

5 Hồn bướm mơ tiên 1 5

6 Bước đường cùng 1 5 7 Đôi bạn 0 0 8 Đoạn tuyệt 0 0 9 Lạnh lùng 0 0 10 Thừa tự 0 0 11 Ngô Tất Tố tuyển tập 0 0

12 Đời mưa gió 0 0

Tổng số 20 100%

2.2.2.3. Điều kiện sử dụng

Tương tự như hành động hứa, hành động cam đoan được sử dụng với chức năng ở lời cũng phải thỏa mãn 4 điều kiện theo quan điểm của Searle:

- ĐKNDMĐ: Hành động cam đoan có nội dung mệnh đề là hành động

tương lai hoặc sự đảm bảo, khẳng định về một vấn đề của người nói mang lại những lợi ích tinh thần và vật chất cho người nghe.

- ĐKCB: Tương tự hành động hứa, điều kiện chuẩn bị của hành động cam

đoan là những hiểu biết của người thực hiện hành động cam đoan về lợi ích, tâm

thế… của người nghe và mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Sự cam đoan địi hỏi người nói có ý muốn thực hiện lời cam đoan, chắc chắn về điều mà mình cam đoan và người nghe cũng thực sự mong muốn lời cam đoan được thực hiện và tin vào điều mà người nói đã cam đoan.

- ĐKCT: Điều kiện chân thành chỉ ra các trạng thái tâm lí tương ứng của người thực hiện hành động cam đoan. Cam đoan địi hỏi ý định, tính trung thực của chủ ngơn.

- ĐKCB: Đây là điều kiện đưa ra trách nhiệm rơi vào hành động sẽ được thực hiện trong tương lai của người nói hoặc tính chân thực của sự việc mà người nói muốn người nghe tin.

Hành động cam đoan có những quy ước nhất định buộc người cam đoan và người được cam đoan phải tuân thủ.

Ví dụ 20: “Chàng giơ tay bắt tay Huy và nói ln:

- Nhất là có hai việc mẹ dặn, anh đều quên nói cả hai. Việc thứ nhất là đón em. Việc thứ hai là xin em cho Ái về ở với bà.

Mai rất ôn tồn:

- Em cam đoan với anh rằng ngày sau thế nào em cũng cho nó về ở với

anh. Em nói câu này xin anh đừng giận, em chỉ sợ con em, nó nhiễm cái giáo

dục nghiêm khắc... tàn nhẫn của cụ Án…” [6; 208] Đoạn thoại trên của nhân vật Lộc và Mai trong “Nửa chừng xuân” diễn ra khi Lộc tìm đến Mai để xin đón cơ và con trai là Ái về. Nhưng Mai không bằng lòng mà cam kết với Lộc sau này khi Ái lớn sẽ cho cha con đồn tụ. Phát ngơn “Em

cam đoan với anh rằng ngày sau thế nào em cũng cho nó về ở với anh.” Là hành

động cam đoan, thỏa mãn các điều kiện sử dụng hành động ở lời:

- ĐKNDMĐ: Hành động trong tương lai của người nói “cho Ái về ở với Lộc”.

- ĐKCB: Nhân vật Mai cam đoan sau này sẽ cho Ái và Lộc đồn tụ và

đó cũng là điều mà Lộc mong muốn. Hành động cam đoan của Mai đã thỏa mãn lợi ích của Lộc và bà Án.

- ĐKCT: Mai có ý định thực hiện lời đã nói ra.

- ĐKCB: Mai có trách nhiệm với việc mà mình đã cam đoan với Lộc. Ví dụ 21: “Ngọc ngẫm nghĩ rồi quả quyết nói:

- Vâng, tôi xin thuận theo những lời vàng ngọc của chú. Vậy bây giờ muốn tránh khỏi sự ngờ vực thì ta trở lại Long Vân. Tơi xin cam đoan rằng ngồi

tôi ra không ai biết rõ được sự bí mật của chú.” [5; tr60] Phát ngôn “Tôi xin cam đoan rằng ngồi tơi ra khơng ai biết rõ được sự

bí mật của chú.” là một hành động cam đoan vì đã thỏa mãn các điều kiện sử

dụng hành động ở lời:

- ĐKNDMĐ: Sự đảm bảo của Ngọc về bí mật của chú tiểu Lan.

- ĐKCB: Hành động cam đoan của nhân vật Ngọc thỏa mãn lợi ích của

nhân vật Lan, đó là việc bí mật của Lan sẽ khơng có ai biết đến. Ngọc chắc chắn việc bí mật của Lan sẽ khơng ai biết và việc thực hiện hành động cam đoan đó hồn tồn nằm trong khả năng của Ngọc.

- ĐKCT: Ngọc có ý định giữ bí mật cho chú tiểu Lan.

- ĐKCB: Ngọc đảm bảo sẽ giúp Lan giữ bí mật về thân phận thật của cô.

2.2.2.4. Phương thức thể hiện

a. Hành động cam đoan được diễn đạt bằng biểu thức ngữ vi tường minh hay nguyên cấp

Về mặt cấu trúc, hành động cam đoan thuộc lớp Cam kết trực tiếp được chia làm hai dạng: Biểu thức cam đoan tường minh và biểu thức cam đoan

nguyên cấp.

* Biểu thức ngữ vi cam đoan tường minh

Một biểu thức ngữ vi cam đoan tường minh dạng đầy đủ sẽ có cơng thức như sau:

Sp1 + ĐTNV + với Sp2/ có A/ trước A + (rằng/là) + Sp1 + S2

Trong đó: Sp1 là người nói (chủ ngơn); ĐTNV là động từ cam đoan; A là đối tượng chứng kiến (làm chứng) hành động cam đoan; Sp2 là người nghe (đối tượng tiếp nhận hành động cam đoan); S2 là nội dung mệnh đề nêu hành động tương lai của người thực hiện hành động cam đoan.

Ví dụ 22:

“Tơi cam đoan (với) cô (rằng) thế nào tôi cũng lấy được vợ cho con tôi.” Sp1 ĐTNV Sp2 Sp1 S2

[6; tr.105] Trong thực tế sử dụng, các tác giả còn biểu diễn biểu thức ngữ vi cam đoan tường minh còn xuất hiện ở các dạng rút gọn như sau:

Sp1 + ĐTNV + (rằng/là) + S2

Ví dụ 23:

“Tơi xin cam đoan (rằng) ngồi tơi ra khơng ai biết rõ được sự bí mật của chú.”

Sp1 ĐTNV S2

[5; tr.60] Trong biểu thức ngữ vi này, người nói đã lược bỏ thành phần Sp2 và Sp1.

Sp1 + S2 + Sp1 + ĐTNV

Ví dụ 24:

“Đây này: tôi xin kiếm đất lại cho bác, làm cho bác lên được ghế

Sp1 S2

nghị trưởng, và được bắc đẩu bội tinh năm nay, tôi cam đoan...”

Sp1 ĐTNV

[11; tr.253] Ở dạng này, thành phần mệnh đề nêu hành động tương lai đã được đảo lên trước động từ ngữ vi.

* Biểu thức ngữ vi cam đoan nguyên cấp

Hành động cam đoan nguyên cấp là hành động trong biểu thức ngữ vi khơng có động từ ngữ vi cam đoan. Để xác định một biểu thức ngữ vi có phải biểu thức ngữ vi cam đoan nguyên cấp hay không chúng tôi căn cứ vào điều kiện sử dụng ở lời của phát ngôn, khái niệm cam đoan, ngữ cảnh giao tiếp, lực ngơn trung của phát ngơn.

Ví dụ 25: “- Có cái gì là chứng cớ khơng?

- Bẩm, tồn dân tỉnh này đã bắt đầu nói xấu và vu oan cho con. Bẩm cụ lớn, chắc là họ chỉ nhắm mắt nghe theo bọn phiến loạn chúng mớm nhời mà thôi. Họ vu cho con là giết người, là hiếp tróc đàn bà con gái, là bóp hầu, bóp cổ bọn dân nghèo, thơi thì đủ những tội ác… Bẩm cụ lớn, con thấy rằng cái phong trào ấy sắp sửa lan đến tỉnh ta. Vậy con xin lấy tư cách một người dân biểu mà trình

báo để cụ lớn tiện đường cai trị cho tỉnh yên ổn.” [11; tr.34] Phát ngôn “Vậy con xin lấy tư cách một người dân biểu mà trình báo để

cụ lớn tiện đường cai trị cho tỉnh yên ổn.” mặc dù khơng có động từ ngữ vi nhưng người đọc vẫn có thể xác định đây là một biểu thức ngữ vi cam đoan ngun cấp. Phát ngơn này là lời nói chắc chắn cho những điều mà nghị Hách nói về người dân làng và hứa chịu trách nhiệm về điều đó (mang tư cách người dân biểu ra để cam đoan). Đồng thời, phát ngôn đã đáp ứng 4 điều kiện hành động ở lời:

- ĐKNDMĐ: Hành động trình báo của nghị Hách với quan công sứ.

- ĐKCB: Nhân vật nghị Hách lấy tư cách một người dân biểu mà trình báo

để quan công sứ tiện đường cai trị cho tỉnh yên ổn.

- ĐKCT: Nghị Hách chắc chắn và hứa chịu trách nhiệm về những điều y đã trình báo.

- ĐKCB: Nghị Hách có trách nhiệm trước những lời đã nói ra với quan cơng sứ.

Ví dụ 26: “- Nhưng con lấy người ta đã khai giá thú đâu, khi người ta sinh nở, con có nhận con con đâu?

- Được, tao sẽ có cách.” [6; tr.178]

Phát ngơn “tao sẽ có cách” là một biểu thức ngữ vi cam đoan nguyên cấp. Trong biểu thức này khơng có động từ ngữ vi cam đoan nhưng đã thỏa mãn điều kiện hành động ở lời:

- ĐKCB: Bà Án cam đoan chắc chắn sẽ có cách bắt cháu nội về.

- ĐKCT: Bà Án chắc chắn về hành động của mình.

- ĐKCB: Bà Án có trách nhiệm trước lời hứa với con trai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam giai đoạn 1930 (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)