Bảng tổng kết hành động thề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam giai đoạn 1930 (Trang 60 - 65)

STT Số lượng; tỉ lệ %

Tác phẩm Số lượng Tỉ lệ %

1 Giông tố - Tác phẩm và dư luận 3 17,64

2 Gánh hàng hoa 3 17,64

3 Đời mưa gió 3 17,64

4 Thừa tự 3 17,64

5 Hồn bướm mơ tiên 2 11,64

6 Nửa chừng xuân 1 5,88

7 Nam Cao truyện ngắn tuyển chọn 1 5,88

8 Bước đường cùng 1 5,88 9 Đôi bạn 0 0 10 Đoạn tuyệt 0 0 11 Lạnh lùng 0 0 12 Ngô Tất Tố tuyển tập 0 0 Tổng số 17 99,84 2.2.3.3. Điều kiện sử dụng

Một hành động thề được sử dụng với đích ở lời cần thỏa mãn 4 điều kiện theo quan điểm của Searle.

* ĐKNDMĐ: Điều kiện nội dung mệnh đề chỉ ra bản chất của hành động

ngôn ngữ. Cũng như hành động hứa, hành động thề có nội dung mệnh đề chỉ hành động tương lai của người nói. Nếu như trong hành động hứa là sẽ làm việc gì đó “cho đối phương” thì đối với hành động thề cịn thể hiện sẽ làm việc gì đó “xảy ra với đối phương”. Xét ví dụ sau:

Ví dụ 30: “- Vậy hứa đi. Ta nên lấy danh dự mà thề với nhau đi...

- Tôi xin thề.” [11; tr.154]

Đoạn hội thoại trên là của nhân vật Nghị Hách và viên quan Tây thương lượng về việc nghị Hách ra tranh cử nghị trưởng. ĐKNDMĐ của hành động thề trong ví dụ trên là hành động trong tương lai của nghị Hách - tham gia tranh cử nghị trưởng. Việc nghị Hách tranh cử sẽ mang lại lợi ích cho viên quan Tây, đó là độc quyền nước mắm.

* ĐKCB: Đối với hành động thề, điều kiện chuẩn bị là những hiểu biết của

người thực hiện hành động thề về lợi ích, tâm thế, ý định… của người nghe và mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Quan hệ giữa người nói và người nghe sẽ chi phối nội dung thề cũng như cách thức đưa ra lời thề.

Xét ví dụ (30) ĐKCB là sự hiểu biết của nghị Hách về lợi ích mà mình và quan Tây sẽ có được nếu hắn ra tranh cử. Việc nghị Hách ra tranh cử cũng là điều mà viên quan Tây mong muốn. Mối quan hệ giữa nghị Hách và viên quan Tây dựa trên lợi ích đơi bên cùng có được.

* ĐKCT: Điều kiện chân thành chỉ ra các trạng thái tâm lí tương ứng của

người thực hiện hành động thề. Một hành động thề đích thực địi hỏi người nói phải thực sự mong muốn và tự nguyện thực hiện điều được nêu trong nội dung mệnh đề, bất chấp những khó khăn và thiệt hại mà mình có thể gánh chịu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người nói chỉ “thề cá trê chui ống”, lời thề được nói ra chỉ để cho qua chuyện.

Trong ví dụ (30), đứng trước những lợi ích sẽ có được, nghị Hách thật sự muốn thực hiện lời thề ra tranh cử chức nghị trưởng.

* ĐKCB: Đây được coi là là điều kiện thiết yếu để một hành động ở lời được thực hiện thành công. Đối với hành động thề, ngay khi đưa ra lời thề, người nói tự ràng buộc trách nhiệm phải thực hiện hành động. Đã thề thì phải làm. Đã đưa ra lời thề thì khơng thể “thất tín”, khơng thể khơng giữ lời. Nếu người nói khơng thực hiện đúng hành động nêu ra trong nội dung mệnh đề thì người nói

phải chịu tổn thất về danh dự, tính mạng…Có thể nói thề là hành động có mức độ cam kết cao nhất (so với các hành động ngôn ngữ thuộc lớp Cam kết khác).

Xét ví dụ sau:

Ví dụ 31: “Long lại bắt đầu yêu... Chàng gục đầu vào mặt người vợ chưa cưới:

- Tuyết ơi! Tuyết yêu quí nhất đời của anh ơi, anh xin lỗi Tuyết. Đừng việc gì mà lo buồn, đó là chúng ta yêu nhau chứ có sao đâu? Từ đây mà đi, anh xin

thề với Tuyết là sẽ yêu em trọn đời, sẽ trung thành với Tuyết như một con chó, mà nếu khơng được ăn ở với Tuyết suốt đời thì anh sẽ tự tử, mặc lịng là tại Tuyết

hay tại ai cũng vậy.” [11; tr194]

Phát ngơn được in nghiêng trong ví dụ (30) được sử dụng với hiệu lực ngữ vi thề vì biểu thức ngữ vi có chứa động từ “thề” và thỏa mãn các điều kiện:

- ĐKNDMĐ: là hành động trong tương lai mà người nói (Long) sẽ thực hiện “sẽ yêu em trọn đời, sẽ trung thành với Tuyết như một con chó, mà nếu khơng được ăn ở với Tuyết suốt đời thì anh sẽ tự tử”.

- ĐKCB: Long biết Tuyết yêu mình và Tuyết cũng mong muốn có được tình u của Long. Mối qua hệ giữa Long và Tuyết là mối quan hệ tình nhân.

- ĐKCT: Long mong muốn và tự nguyện yêu Tuyết, mong muốn được sống chung với Tuyết.

- ĐKCB: Long tự ràng buộc trách nhiệm bản thân phải thực hiện lời thề, cho rằng bản thân phải có trách nhiệm đối với Tuyết, với tình u của Tuyết.

2.2.3.4. Phương thức thể hiện

a. Hành động thề được diễn đạt bằng biểu thức ngữ vi tường minh hay nguyên cấp

Tương tự như hành động hứa, hành động cam đoan, về mặt cấu trúc, biểu thức ngữ vi hành động thề cũng được chia làm hai dạng: biểu thức ngữ vi thề tường minh và biểu thức ngữ vi thề nguyên cấp.

Biểu thức ngữ vi thề tường minh đầy đủ cũng có dạng:

Sp1 + ĐTNV + với Sp2/ có A/ trước A + (rằng/là) + Sp1 + S2

Ví dụ 32: "Tơi xin thề (với) Lan (rằng) tôi giữ được mãi như thế". Sp1 ĐTNV Sp2 Sp1 S2

[5; tr.72] Hay trong ví dụ sau, các thành phần trong biểu thức ngữ vi thề đã có sự thay đổi trình tự:

Ví dụ 33: "Tôi xin viện Phật tổ tôi thề với Lan (rằng) suốt một đời,

Sp1 có A Sp1 ĐTNV Sp2 S2 tơi sẽ chân thành thờ trong tâm trí cái linh hồn dịu dàng của Lan".

[5; tr.72] Tuy nhiên, không phải lúc nào biểu thức ngữ vi thề tường minh dạng đầy đủ cũng được sử dụng thường xun. Trong một số hồn cảnh giao tiếp, người nói có thể sử dụng biểu thức ngữ vi thề tường minh ở dạng không đầy đủ.

Các biểu thức ngữ vi thề tường minh ở dạng khuyết thiếu mà chúng tôi khảo sát được là:

Sp1 + ĐTNV + với Sp2/ có A/ trước A + (rằng/ là) + S2

Ví dụ 34:

“Từ đây mà đi, anh xin thề (với) Tuyết (là) sẽ yêu em trọn đời, sẽ

Sp1 ĐTNV Sp2 S2 trung thành với Tuyết như một con chó”

[11; tr194] Ở phát ngơn trên, người nói đã lược bỏ thành phần Sp1 (chủ ngữ của mệnh đề nêu hành động trong tương lai).

Sp1 + ĐTNV + S2

Ví dụ 35: "Tôi xin thề không lấy vợ lẽ cho chồng tôi". Sp1 ĐTNV S2

[4; tr.19]

Ví dụ 36: “Tôi xin thề.” Sp1 ĐTNV

* Biểu thức ngữ vi thề nguyên cấp

Tương tự như các hành động ngôn ngữ khác thuộc lớp Cam kết, hành động thề nguyên cấp là hành động không sử dụng động từ ngữ vi thề. Chúng tôi cũng căn cứ vào điều kiện sử dụng ở lời của phát ngôn, khái niệm thề, ngữ cảnh giao tiếp, mức độ kết ước (xác tín) của phát ngơn để xác định một biểu thức ngữ vi thề nguyên cấp.

Ví dụ 37: "Thầy đội vuốt râu, gật gù:

- Ký cược đồng bạc, tao cho vợ chồng gặp nhau. Khơng thì thơi."

[12; tr.57] - ĐKNDMĐ: Hành động đồng ý cho vợ chồng Pha gặp nhau của thầy đội.

- ĐKCB: Nếu chị Pha hối lộ thây đội một đồng bạc, hắn sẽ cho chị gặp chồng.

- ĐKCT: Thầy đội có ý định cho vợ chồng Pha đồn tụ nếu có một đồng bạc cược.

- ĐKCB: Thầy đội có trách nhiệm trước những lời đã nói với chị Pha. Trong truyện ngắn Tắt đèn cũng có một ví dụ tương tự:

Ví dụ 38: "- Lạy ơng, ơng xét lại cho. Con bán cả con lẫn chó mới được có hai đồng bạc.

- Mặc kệ. Không biết, đủ một đồng bạc thì ơng sẽ đóng triện cho."

[1; tr.255] Với kiểu câu ghép chính phụ chỉ điều kiện, để liên kết các mệnh đề ta sử dụng cặp liên từ “nếu thì”. Trong đó, liên từ chỉ điều kiện “nếu” đứng trước mệnh dề điều kiện, cịn liên từ “thì” đứng trước mệnh đề chỉ hệ quả. Cấu trúc “nếu - thì” khi được dùng với chức năng của một biểu thức ngữ vi hành động thuộc lớp Cam kết thì một mệnh đề trình bày giả định tiêu cực (có thể tích cực) điều kiện này được coi như điều kiện đủ để dẫn đến hệ quả trong mệnh đề kia.

- Nếu em lấy vợ lẽ thì đời em sẽ cạn như cốc rượu này. Bỉnh khôi hài:

- Chú chẳng thề thì thím ấy cũng chẳng để chú lấy vợ lẽ.”

[4; tr.19] Xét ví dụ trên, mệnh đề “nếu” nêu điều kiện giả định “nếu Khoa lấy vợ lẽ” là nguyên nhân dẫn đến hệ quả trong mệnh đề chính “đời Khoa sẽ cạn như cốc rượu”.

Có thể thấy, quan hệ giữa điều kiện giả định và hệ quả giả định là quan hệ nhân quả. Nếu sự việc này diễn ra thì sự việc kia cũng diễn ra. Cịn nếu việc này khơng xảy ra thì việc kia chắc chắn khơng xảy ra. Cho nên quan hệ hiển ngôn của mệnh đề “nếu - thì” như ví dụ trên khơng phải là điều mà người nói mong đợi. Nhưng mệnh đề kết quả chính là lời thề của người nói đối với người nghe.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi sử dụng phát ngôn dưới dạng mệnh đề “nếu - thì”, quan hệ hiển ngơn của mệnh đề lại là điều mà người nói muốn người nghe tiếp nhận.

Ví dụ 40: “- Tơi hỏi thật ông rằng: nếu tôi ra tranh cử nữa, thì có lợi hại gì cho ơng khơng?

- Tơi cũng xin nói thật ngay rằng nếu ơng tranh cử nữa, thì cả đơi ta sẽ

cùng có lợi.” [11; tr.153]

Ở ví dụ trên, mệnh đề “nếu” nêu điều kiện giả định “ông tranh cử nữa” là nguyên nhân dẫn đến hệ quả “cả đơi ta sẽ cùng có lợi”. Khi đưa ra phát ngơn này, viên quan Tây muốn cho nghị Hách thấy được lợi ích của việc ra tranh cử. Vì vậy mệnh đề hệ quả chính là lời cam kết của viên quan Tây đối với nghị Hách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam giai đoạn 1930 (Trang 60 - 65)