Vài nét về văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam giai đoạn 1930 (Trang 34 - 37)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.6. Vài nét về văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945

1.2.6.1. Sơ lược về lịch sử xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945

Trong hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, trong đó có 45 năm đầu thế kỷ XX, kinh tế Việt Nam chìm đắm trong nghèo nàn và lạc hậu, nhân dân ta phải sống trong cảnh nơ lệ và đói nghèo cả về vật chất và tinh thần. Thời kì 1930-1945 là một thời kì đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp hết sức gay gắt. Một giai đoạn lịch sử tuy chỉ 15 năm, nhưng trải qua bao biến cố, gồm bao sự kiện quan trọng, tác động mạnh mẽ đến đời sống vật chất và tinh thần của con người. Nhân dân ta chịu tác động nặng nề của chế độ thực dân kiểu cũ nên rất lạc hậu. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội thuộc địa Việt Nam tiếp tục phân hóa, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp tiếp tục tăng lên.

Từ những năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào công nhân và các phong trào yêu nước khác như những cơn sóng ngày một dâng cao, tấn cơng dồn dập vào bè lũ cướp nước và bán nước. Cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, đã chấm dứt chế độ thực dân và lật đổ chế độ phong kiến trên đất nước ta.

1.2.6.2. Đặc điểm văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945

Ở Việt Nam, các trào lưu văn học lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng những năm 30 của thế kỉ XX. Trong giai đoạn 1930 - 1945 đã xảy ra biết bao

sự kiện của lịch sử, xã hội thay đổi dẫn đến sự biến đổi sâu sắc trong ý thức và tâm lí con người. Chính bối cảnh ấy đã thúc đẩy văn học vươn mình, mang cho nó nhiều dạng vẻ, hương sắc. Và rồi nảy sinh nhiều trào lưu văn học khác nhau, nổi bật lên đó là các trào lưu văn học lãng mạn, văn học hiện thực, văn học cách mạng.

Văn học hiện thực như một cây cọ của người họa sĩ tài ba vẽ lên mặt trái của xã hội đương thời. Với bút pháp điển hình hóa những nhà văn của dịng văn học hiện thực đã mang đến cho người đọc những số phận con người chân thực nhất, để bất cứ ai ở thời điểm đó soi vào cũng thấy thấp thống bóng dáng mình. Các nhà văn cùng đau, cùng khóc với những con người khốn khổ,cùng đồng cảm với họ và trân trọng những giá trị tốt đẹp bên trong họ. Hiện thực cuộc sống với những lầm than cơ cực đã được phơi bày dưới những cây bút sắc bén như Ngơ Tất Tố với tập phóng sự “Việc làng” ở đó ta thấy được những hủ tục nặng nề của nông thôn Việt Nam. Với “Tắt đèn”, người đọc thấy được một thứ tai họa khủng khiếp ở nông thơn, đó là những người dân bần cố nơng phải điêu đứng, quằn quại trong sự đè nén vì sưu thuế. Đó cịn là Vũ Trọng Phụng với tiếng cười châm biếm sắc sảo, sâu cay trong các tác phẩm như “Giông tố”, “Số đỏ”, “Vỡ đê”... “Cạm bẫy người”, “Kỹ nghệ lấy Tây”... Những tác phẩm này đã tái hiện rõ nét bộ mặt xã hội Việt Nam cả thành thị lẫn nông thôn.

Lịch sử giai đoạn 1930 - 1945 đầy biến động, sau nhiều phong trào cách mạng khơng thành, một khơng khí chán nản, u hồi, yếm thế bao trùm đời sống. Thanh niên lớn lên khơng có lí tưởng để phụng sự. Con đường u nước bế tắc, họ thốt li trong những tình cảm cá nhân. Trào lưu văn học lãng mạn bắt đầu từ đấy. Đặc điểm chính của trào lưu này là sự đào sâu vào cái tôi và khát vọng của cá nhân với sự bất lực trước hiện thực tầm thường, tù túng. Họ muốn thoát li đời sống, vượt ra khỏi thực tại thỏa sức dùng trí tưởng tượng bay bổng để thực hiện ước mơ, lí tưởng. Ta thấy một Xuân Diệu trốn chạy trong tình yêu với ngập tràn hương sắc. Một Huy Cận đắm chìm trong mối sầu vạn kỉ với cái mênh mông

không cùng. Một Nguyễn Tuân ngụp lặn trong quá vãng với những thú chơi thanh tao của cha ông. Những tôn chỉ “tươi trẻ, u đời”, “có chí phấn đấu và tin vào sự tiến bộ”, “tôn trọng tự do cá nhân” trong các tiểu thuyết của Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khải Hưng. Họ đã tạo nên một trường sáng tạo mới, những đóng góp mới. Chính họ dám phủ nhận cái hủ lậu để khai phá những miền đất mà trước đây không dành cho hai từ bản ngã.

Bên cạnh hai trào lưu văn học được cơng khai ấy, cịn có một trào lưu ẩn dật, bí mật khơng được phép lưu hành - nằm ngồi vịng pháp luật nhưng lại hứa hẹn sự phát triển nhanh chóng khi có cơ hội, đó là trào lưu văn học cách mạng. Trào lưu này gồm những tác phẩm thơ văn cách mạng bí mật, đặc biệt mảng thơ ca trong tù. Nếu ở giai đoạn đầu, trong thơ của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh sáng ngời hình ảnh người chiến sĩ cách mạng nhiệt huyết sôi trào, sẵn sàng xả thân vì tổ quốc thì ở giai đoạn tiếp theo, với hàng loạt những cây bút trẻ như Trường Sơn, Xuân Thủy, Tố Hữu... luôn thể hiện sự thức tỉnh của tâm hồn, thơ văn của họ lan tỏa sức sống và ánh sáng của ngọn lửa cách mạng. Phải khẳng định rằng, những sáng tác của Hồ Chí Minh và Tố Hữu là những tác phẩm tiêu biểu nhất của trào lưu văn học này. Nổi bật hơn cả là những vần thơ giản dị đậm chất nhân văn nhưng cũng chứa đầy chất thép.

Vì phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ nằm trong tác phẩm văn xuôi của giai đoạn này cho nên chúng tôi chỉ lựa chọn một số tác phẩm tiêu biểu thuộc bộ phận văn học hiện thực và văn học lãng mạn, cụ thể là một số tiểu thuyết đặc sắc hơn cả của Tự lực văn đoàn.

Một số tác phẩm văn học hiện thực: tiểu thuyết “Giông tố” (Vũ Trọng Phụng), tiểu thuyết “Bước đường cùng” (Nguyễn Công Hoan), tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, tuyển tập “Truyện ngắn của Nam Cao”.

Một số tác phẩm văn học lãng mạn: tiểu thuyết “Nửa chừng xuân”, “Hồn bướm mơ tiên”, “Thừa tự” của Khái Hưng; tiểu thuyết “Đoạn tuyệt”, “Lạnh lùng”, “Đôi bạn” của Nhất Linh; tiểu thuyết “Đời mưa gió”, “Gánh hang hoa” của Nhất Linh - Khái Hưng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam giai đoạn 1930 (Trang 34 - 37)