Lí thuyết hội thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam giai đoạn 1930 (Trang 28 - 32)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.4. Lí thuyết hội thoại

1.2.4.1. Khái niệm hội thoại

Lý thuyết hội thoại từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm. Theo GS.Đỗ Hữu Châu: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên,

phổ biến của ngơn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác.” [10; tr.201].

Các cuộc hội thoại có thể khác nhau ở nhiều yếu tố: đặc điểm của thoại trường (khơng gian, thời gian mà ở đó diễn ra cuộc hội thoại), ở số lượng, cương vị và tư cách của những người tham gia hội thoại; ở tính có đích hay khơng có đích của cuộc thoại hay cũng có thể khác nhau về tính có hình thức hay khơng có hình thức… Những yếu tố này khơng tách rời nhau mà liên kết với nhau tạo thành một khối thống nhất để chi phối và điều hòa cuộc thoại để mỗi nhân vật giao tiếp có thể đạt được đến mục đích giao tiếp cuối cùng. Hội thoại có nhiều dạng thức khác nhau. Đó là đơn thoại, song thoại hay đa thoại.

- Đơn thoại: Là dạng thức do lời của Sp1 phát ra hướng đến Sp2 nhưng Sp2 khơng có lời đáp trực tiếp. Sp2 tiếp nhận nội dung lời thoại và phản hồi bằng hành động, ánh mắt, cử chỉ…và những hành động, cử chỉ này có thể được tác giả trực tiếp miêu tả hoặc không trực tiếp miêu tả.

- Song thoại: Là lời của Sp1 hướng đến Sp2 và Sp2 có sự đáp lời. Ở dạng thức này các nhân vật tham gia hội thoại đảm bảo nguyên tắc luân phiên lượt lời trong hội thoại.

- Đa thoại: Trong một ngữ cảnh hội thoại cụ thể có lời của nhiều nhân vật giao tiếp đan xen vào nhau và những nhân vật này ban đầu được coi là nhân vật đám đông. Những nhân vật này không được miêu tả rõ nét, không nằm trong mối quan hệ nào mà chỉ có xuất hiện lượt lời cùng với lượt lời của người khác trong đám đông. So với đơn thoại và song thoại thì đa thoại là dạng thoại mà các nhà nghiên cứu lý thuyết hội thoại hiện đang rất quan tâm. Ngoài ra, cũng theo Đỗ Hữu Châu thì trong bất cứ cuộc hội thoại nào cũng có ba vận động chủ yếu: trao lời, trao đáp và tương tác.

Để làm cơ sở tiền đề cho đề tài của luận văn, chúng tôi chọn cách quan niệm về hội thoại của GS Đỗ Hữu Châu.

1.2.4.2. Các qui tắc hội thoại

Hội thoại diễn tiến theo những quy tắc nhất định. Muốn cho một cuộc hội thoại thành công, các nhân vật tham gia hội thoại phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định trong hội thoại đó là: các quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời, những quy tắc chi phối cấu trúc hội thoại và những quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại.

a. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời

Trong một cuộc hội thoại, vai nói thường xuyên thay đổi (luân phiên lượt lời), A nói B nghe và ngược lại. Một cuộc hội thoại có sự cân bằng về lượt lời được coi là một cuộc hội thoại lí tưởng. Khi hai người tham gia hội thoại, lời người này sẽ kế tiếp lời người kia. Ngoài ra quãng ngắt sau khi lượt lời của mỗi người thực hiện xong không nên quá dài làm ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp.

b. Quy tắc cộng tác hội thoại

Quy tắc cộng tác hội thoại có nghĩa là hai bên tham gia giao tiếp cùng cố gắng để đối tác của mình hưởng ứng, phát triển cuộc thoại để cả hai bên có thể đạt tới đích của cuộc thoại. Quy tắc cộng tác này có hiệu quả đặc biệt với cả người nói và người nghe. Khi nói, tham thoại phải quan sát và thực hiện nguyên tắc cộng tác theo phương châm nhất định. Cũng theo H.P. Grice quy tắc này gồm có các phương châm nhất định như sau:

- Phương châm về lượng: Lượng thông tin của mỗi bên tham gia hội thoại chỉ nên vừa đủ đúng như yêu cầu của cuộc hội thoại, không nên quá nhiều hoặc quá ít so với mục đích của cuộc thoại.

- Phương châm về chất: Thông tin mà mỗi bên đưa ra cần có căn cứ xác đáng, khơng nên nói những điều mình khơng chắc chắn hay khơng có bằng chứng xác thực.

- Phương châm về cách thức: Các bên tham gia cuộc thoại cần có cách nói ngắn gọn, mạch lạc, có hệ thống, trách lối nói mập mờ, tối nghĩa sẽ gây nên hiểu lầm.

- Phương chân về quan hệ: Các bên tham gia cuộc thoại cần trình bày, dẫn dắt sao cho câu chuyện có liên quan đến chủ đề của cuộc đối thoại.

Tuy nhiên, trong giao tiếp không phải cuộc thoại nào cũng tuân thủ đầy đủ các phương châm như trên nên thực tế giao tiếp đã nảy sinh những tình huống vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự vi phạm quy tắc là do sự khác biệt trình độ, về văn hóa, về kinh nghiệm ngôn ngữ và vốn hiểu biết cuộc sống dù một bên tham gia cuộc thoại vẫn cố gắng tuân theo nguyên tắc cộng tác. Vì thế để nhận rõ những vi phạm quy tắc cộng tác hội thoại chúng ta phải căn cứ vào ngữ cảnh, gắn phát ngơn với hồn cảnh giao tiếp và mối quan hệ liên cá nhân.

c. Quy tắc lịch sự

Để đạt được mục đích hoặc duy trì được quan hệ hài hòa giữa những người tham gia giao tiếp người ta thường chú ý đến phép lịch sự. Lịch sự có thể là những hành động ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với qui định của xã hội. R. Lakoff định nghĩa “lịch sự như là một phương thức để giảm thiểu sự xung đột trong diễn ngôn (...); những chiến lược lịch sự có nhiệm vụ đặc biệt là làm cho cuộc tương tác được thuận lợi.” Để xem xét vấn đề lịch sự chi phối thế nào tới hành động thuộc lớp Cam kết, luận văn này dựa vào lý thuyết về lịch sự trong giao tiếp bằng ngôn ngữ của một số tác giả dưới đây.

Quan điểm về lịch sự của R. Lakoff với ba quy tắc:

Quy tắc 1: Quy tắc lịch sự quy thức (formal politenness rule) tức là quy tắc “không được áp đặt” (don 't impose). Đây là quy tắc thường thích hợp với những ngữ cảnh mà người tham gia giao tiếp có những khác biệt về quyền lực, cương vị… Theo quy tắc này, người nói sẽ lựa chọn các phát ngơn để tránh hoặc giảm tối thiểu tính áp đặt trong phát ngơn của mình.

Quy tắc 2: Dành cho người đối thoại sự lựa chọn (Offer option). Quy tắc này phù hợp với những người có quyền lực, địa vị tương đương nhau nhưng không cần thiết phải gần gũi về quan hệ xã hội. Để thực hiện quy tắc này, người phát ngôn phải diễn đạt làm sao cho lời hỏi của mình dễ được người nghe chấp nhận nhất mà không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người hỏi và người nghe trong cuộc thoại.

Quy tắc 3: Là quy tắc khuyến khích tình cảm bạn bè (Encourage feelings of camaraderie). Quy tắc này phù hợp với những người có quan hệ bạn bè hay thân tình. Những người đối thoại theo phép lịch sự này thường dùng các từ xưng hô thân thuộc.

Hay Theo Leech, siêu quy tắc lịch sự là: (Trong những điều kiện khác như nhau) hãy giảm thiểu biểu hiện của những niềm tin không lịch sự, hãy tăng tối đa biểu hiện của những niềm tin lịch sự. Siêu quy tắc này gồm sáu phương châm lịch sự lớn: Phương châm khéo léo, phương châm rộng rãi, phương châm tán thưởng, phương châm khiêm tốn, phương châm tán đồng, phương châm thiện cảm.

So sánh lí thuyết lịch sự của Lakoff và G. Leech thì thấy: Quy tắc lịch sự của Lakoff bắt buộc người nói phải hướng đến đối tượng giao tiếp và ngữ cảnh giao tiếp. Cịn phương châm lịch sự của G. Leech thì chú ý đến cả đối tượng người nói và người nghe. Mức độ lịch sự của Leech chuyên dụng cho hành động ở lời nhất định và phải phụ thuộc vào ba nhân tố: bản chất của hành động, hình thức ngôn từ hành động, mức độ quan hệ giữa đối tượng giao tiếp.

Các mối quan hệ trong xã hội vơ cùng phong phú vì thế ở mỗi vị thế xã hội nhất định, người nói phải có cách ứng xử lịch sự phù hợp với vai giao tiếp của mình để đảm bảo nguyên tắc lịch sự trong giao tiếp. Ngoài khái niệm lịch sự chung người Việt Nam còn tuân theo những khái niệm nhỏ hơn phù hợp với từng cảnh huống và vai giao tiếp xã hội, đó là lễ độ, lễ nghĩa và lễ phép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam giai đoạn 1930 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)