Bảng tổng kết hình thức diễn đạt của hành động hứa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam giai đoạn 1930 (Trang 48 - 51)

STT Hình thức diễn đạt Số lượng Tỉ lệ

1 Biểu thức ngữ vi hứa tường minh 2 2,24

2 Biểu thức ngữ vi hứa nguyên cấp 87 97,75

Tổng số 89 99,99%

b) Hành động hứa được thực hiện theo lối trực tiếp hay gián tiếp

Để phân biệt hành động hứa trực tiếp và hành động hứa gián tiếp trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945, chúng tôi dựa vào lý thuyết hành động ngôn ngữ. Những câu được luận văn xác định là câu thể hiện hành động hứa trực tiếp thỏa mãn 4 điều kiện sử dụng hành động ở lời mà Searle nêu trên: điều kiện nội dung mệnh đề; điều kiện chuẩn bị; điều kiện chân thành; điều kiện căn bản. Ngược lại, những hành động ngôn ngữ được sử dụng trên bề mặt hành động khác không phải hành động hứa nhưng lại lại nhằm hiệu quả của hành động hứa người ta gọi là hành động hứa gián tiếp. Theo số lượng thống kê của chúng tôi, trong tổng số 89 phát ngơn biểu thị hành động hứa có 85 hành động hứa trực tiếp, 4 hành động hứa gián tiếp.

* Hành động hứa trực tiếp

Ví dụ 15: “Ơng khăng khăng từ chối. Hài phát khóc. Hắn đành nói dối: - Ngài thương cho. Tôi xin hứa chỉ đứng làm hiệu trưởng trông coi chứ khơng dạy học."

- Khơng có lý!

Hai phát ngôn “Tôi xin hứa chỉ đứng làm hiệu trưởng trông coi chứ không

dạy học.” và “Tôi xin hứa” là hành động hứa trực tiếp. Đây là hành động hứa

trực tiếp vì trong biểu thức ngữ vi có chứa động từ “hứa” được dùng trong hiệu lực ngữ vi và phát ngôn này thỏa mãn các điều kiện sử dụng hành động ở lời như đã phân tích ở ví dụ (12).

Tương tự trong ví dụ 16 dưới đây, hành động hứa mà nhân vật Pha thực hiện cũng là hành động hứa trực tiếp:

Ví dụ 16: “- Mày nói lạ, hẹn của mày đến từ rằm, tao chờ mãi đến hôm nay mới hỏi, lại cịn giả ngơ giả ngọng nói là đánh đùng!

- Thơi thì trăm sự nhờ quan cho con khất vậy, để xong gặt con bán thóc đi

nộp quan.” [12; tr.132]

Trên đây là cuộc thoại giữa nhân vật Pha và nghị Lại. Cuộc thoại này diễn ra khi quan nghị Lại gọi Pha đến để địi tiền. Tuy nhiên, vì chưa có tiền để trả quan, Pha đã có phát ngơn “Thơi thì trăm sự nhờ quan cho con khất vậy, để xong

gặt con bán thóc đi nộp quan”. Đây là một phát ngôn biểu thị hành động hứa bởi

vì trong thời điểm hiện tại Pha chưa có tiền để trả quan lớn nên hành động “xong gặt bán thóc đi nộp quan” là hành động trong tương lai. Đồng thời phát ngôn này cũng thỏa mãn 4 điều kiện:

- ĐKNDMĐ: Hành động trong tương lai của Pha “xong gặt bán thóc đi nộp quan”.

- ĐKCB: Nhân vật Pha hứa sẽ trả tiền sau mùa gặt và nghị Lại cũng

mong lấy lại được số tiền đã cho vay. Hành động hứa của Pha thỏa mãn lợi ích của nghị Lại – hồn trả lại số tiền đã được nghị Lại cho vay.

- ĐKCT: Pha thật sự có ý định trả tiền cho quan trên.

- ĐKCB: Pha có trách nhiệm phải thực hiện hành động mà mình đã hứa.

* Hành động hứa gián tiếp

Hành động hứa gián tiếp là hành động có đích ở lời hứa nhưng được thực hiện bằng biểu thức của hành động ngôn trung khác như: hỏi, cảm thán, khẳng

định… trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Từ ngữ liệu khảo sát, chúng tôi thống kê được 4 hành động hứa gián tiếp trên tổng số 89 hành động hứa, chiếm 4,49%.

Cả 4 hành động gián tiếp hứa mà chúng tôi khảo sát được đều được thể hiện bằng hành động trực tiếp khẳng định.

Ví dụ 17: “- Phải, mà tơi sẽ giảng cho cậu những điều bí mật của cuộc đời cậu nữa. Nhưng mà cậu phải hứa với tôi hai điều...

- Xin cụ cứ dạy.” [11; tr.149]

Ví dụ 18: “- Tùy đấy mày có tin nhà tao thì điểm chỉ vào đem về cho chồng mày ký tên, và xin chữ lý trưởng nhận thực tử tế. Rồi mang sang đây, thì tao sẽ giao tiền cho. Nếu mày khơng tin thì thơi. Ðây tao không ép.

…. Một lát sau, chị quả quyết:

- Con xin vâng theo lời cụ.” [1; tr.243]

Ví dụ 19: “Nhượng bật cười:

- Thật nhá! Vậy chị làm xong đấy thì làm thêm chỗ này hộ tơi… Tơi chạy ra ngoài đường một lát rồi về làm với chị. Chị đừng lo! Thế nào cũng kịp. Tôi về ngay đấy!

- Ừ! Mày phải về ngay đấy! Nếu không về, tao mặc kệ!”

[10; tr.213] Trong các ví dụ trên, các phát ngơn in nghiêng đều là hành động gián tiếp hứa được thể hiện bằng hành động trực tiếp khẳng định. Ở ví dụ (17) và (18), “Xin cụ cứ dạy.” “Con xin vâng theo lời cụ.” là các hành động trực tiếp khẳng định nhưng đích ở lời lại là hành động hứa. Trước lời đề nghị của ông lão Hải Vân và ông Nghị, Long và chị Dậu đã có hành động hứa sẽ thực hiện đúng như lời của ông ta dạy. Mặc dù không sử dụng biểu thức ngữ vi hứa nhưng chúng ta vẫn có thể biết được “Xin cụ cứ dạy.” và “Con xin vâng theo lời cụ.” là hành động hứa. Tương tự ví dụ (19) cũng vậy, “Ừ” cũng là một hành động trực tiếp khẳng định nhưng lại có đích ở lời là hành động hứa.

Trong giao tiếp, khi người này muốn thực hiện lời hứa với người kia mà không muốn phải nhắc lại lời đề nghị hay yêu cầu của đối phương, chủ ngôn của hành động hứa thường sử dụng hành động trực tiếp khẳng định để thể hiện hành động hứa gián tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp cam kết trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam giai đoạn 1930 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)