Khái quát về trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 35)

8. Dự kiến kết quả nghiên cứu

1.3 Khái quát về trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM

1.3.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát

Trường ĐHNH Tp.HCM tên giao dịch quốc tế Banking University of Ho Chi Minh City trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng, có trụ sở của Trường đặt tại Tp.HCM.

Một số mốc lịch sử đáng chú ý:

Ngay sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký Quyết định số: 1229/NH-TCCB ngày 16/12/1976

thành lập Cơ sở II Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng và Trường Trung học Ngân hàng 3 TW tại Tp.HCM.

Đến ngày 8/5/1980 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số: 149/TTG cho

phép Cơ sở II Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng được đào tạo hệ Đại học chính qui chuyên ngành ngân hàng.

Ngày 23/3/1986 Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết

định số: 169/NH – QĐ thành lập Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng Tp.HCM.

Giai đoạn từ năm từ 1976 đến năm 1993 loại hình đào tạo chỉ đơn thuần là Đại học chuyên tu, tại chức và bổ túc sau trung học với chỉ tiêu hàng năm khoảng

300 sinh viên. Từ năm 1980 Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép đào tạo hệ

Ngày 23/3/1993 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số: 112/TTG thành lập Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong đó có Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học Ngân hàng chi nhánh Tp.HCM trên cơ sở sát nhập hai trường: Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng Tp.HCM và Trường Trung học Ngân hàng 3 TW.

Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 1998 trường chỉ đào tạo hệ Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng theo chuyên đề, việc đào

tạo chủ yếu là cán bộ đang cơng tác trong ngành, ngồi ra được đào tạo sau đại học là Thạc sĩ và Tiến sĩ với chỉ tiêu tất cả các hệ hàng năm khoảng trên 900 chỉ tiêu.

Ngày 9/2/1998 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số: 30/1998/QĐ – TTg

thành lập Học viện Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học Ngân hàng trở thành Học viện Ngân hàng Phân viện Tp.HCM.

Ngày 20/8/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số: 174/2003/QĐ – TTg thành lập trường ĐHNH Tp.HCM trên cơ sở Học viện Ngân hàng Phân viện

Tp.HCM. trường ĐHNH Tp.HCM trở thành một đơn vị độc lập nằm trong hệ thống giáo dục Đại học quốc gia, trường từ một trường đào tạo đơn ngành trở thành

trường đào tạo đa ngành. Trường được phép đào tạo Cao đẳng, Đại học chính qui, Đại học Tại chức, đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ, liên kết đào tạo với Đại học nước ngoài:

Anh để đào tạo Thạc sĩ về Quản trị kinh doanh và Kế toán, liên kết Đại học Tây Bắc Thụy sĩ để đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, ngồi ra cịn liên kết với các nước khác như Anh, Thụy sĩ, Mỹ, Pháp, Trung quốc, Tây Ban Nha, Hàn quốc,… để đào tạo bồi dưỡng theo các chuyên đề.

Sứ mạng của trường ĐHNH Tp.HCM là trường đại học đa ngành với ngành mũi nhọn là tài chính – ngân hàng. Hiện nay trường có năm ngành đào tạo: Tài chính – Ngân hàng; Kế tốn; Quản trị kinh doanh; Hệ thống TT quản lý; Ngôn ngữ Anh. Trường đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành

ngồi nước. Nguồn nhân lực có khả năng làm các công việc quản trị kinh doanh, nghiên cứu, tác nghiệp các nghiệp vụ kinh doanh lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Mục tiêu tổng thể đến năm 2020 là xây dựng trường ĐHNH Tp.HCM trở

thành trường đại học có uy tín trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn khoa học tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh ở Việt Nam và khu vực châu Á; xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý có chun mơn cao, có năng lực nghiên cứu khoa học; đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại phục vụ mọi hoạt động của trường; các chương trình đào tạo bắt kịp trình độ giáo dục đại học

trong khu vực và tiếp cận xu thế phát triển giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao và thích ứng hội nhập toàn cầu.

Định hướng chiến lược nhà trường trong giai đoạn 2008 – 2020 được xác định chiến lược nâng cao chất lượng là chiến lược trọng tâm của Trường, nhằm

khẳng định và giữ vững vị thế trường ĐHNH Tp. HCM là trung tâm đào tạo và

nghiên cứu khoa học kinh tế hàng đầu Việt Nam. Chiến lược nâng cao chất lượng

được thực hiện đồng bộ từ các đơn vị cấp khoa, phòng, ban, trung tâm, viện nghiên

cứu … gắn kết chặt chẽ với hoạt động đào tạo, công tác NCKH và hợp tác quốc tế của trường.

Giữ vững quy mô đào tạo đại học chính quy ổn định như hiện nay, đến năm 2010 tồn trường có khoảng 9.000 đến 10.000 sinh viên và ổn định ở mức 15.000

sinh viên trong giai đoạn 2015-2020. Đáp ứng nhu cầu học hoàn chỉnh, liên thông, bằng 2 của xã hội với quy mơ thích hợp khoảng 1.500 chỉ tiêu hàng năm. Tăng cường đào tạo sau đại học với 200 chỉ tiêu thạc sỹ, 15 chỉ tiêu tiến sỹ đến năm 2015 và 300 chỉ tiêu thạc sỹ, 20 chỉ tiêu tiến sỹ đến năm 2020 đạt chuẩn của khu vực và quốc tế.

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM

Từ những ngày đầu thành lập, với nhiệm vụ là đào tạo hệ trung học chuyên nghiệp, đại học chuyên tu, đại học tại chức, bổ túc sau trung học, đào tạo hệ ngắn

phía Nam. Theo Quyết định số: 174/2003/TTG ngày 20/8/2003 của Thủ tướng

Chính phủ về việc thành lập trường ĐHNH Tp.HCM trên cơ sở Học viện Ngân

hàng Phân viện Tp.HCM nhiệm vụ là: Đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học về lĩnh vực tiền tệ - tín dụng và ngân hàng, Nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trước sự thay đổi mạnh mẽ của giáo dục đại học Việt Nam, nhiệm vụ của nhà Trường cũng đã có nhiều thay đổi từ một trường đào tạo đơn ngành trở thành trường đào tạo đa ngành. Trường được phép đào tạo các hệ Cao đẳng, Đại

học chính qui, Đại học Tại chức, Đại học văn bằng hai, đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ, liên kết đào tạo với các trường Đại học nước ngoài. Ngoài ra trường ĐHNH Tp.HCM

cịn có nhiệm vụ thu nhận, truyền bá, nghiên cứu, phát triển các thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, quản trị kinh doanh hiện đại cho ngành và cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác.

1.3.3 Cơ cấu tổ chức của trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM

Trải qua hơn 37 năm xây dựng và trưởng thành, vị trí vai trò của trường

ĐHNH Tp.HCM đã được khẳng định trong hệ thống giáo dục đại học của quốc gia.

Trong những năm qua trường ĐHNH Tp.HCM đã từng bước xây dựng và phát triển bộ máy tổ chức ngày càng hoàn thiện và phát triển.

Từ những ngày đầu mới thành lập trường chỉ có 3 khoa trong đó có 1 khoa bồi dưỡng văn hố gọi là Khoa Dự bị và 2 khoa chuyên ngành về tài chính ngân hàng là Khoa Tín dụng và Khoa Kế tốn Ngân hàng. Đến nay, Trường có 11 khoa gồm các khoa đào tạo và khoa quản lý, 7 khoa đào tạo gồm: Khoa CNTT, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Khoa Ngân hàng quốc tế, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Tín dụng, Khoa Thị trường Chứng khoán); 2 khoa quản lý giảng dạy gồm: Khoa Sau Đại học, Khoa Tại chức; 2 khoa quản lý môn học gồm: Khoa Lý luận chính trị, Khoa Giáo dục cơ bản gồm 4 bộ môn (Bộ mơn Tốn, Bộ môn Kinh tế, Bộ môn Luật, Bộ môn Giáo dục Thể chất và Quốc phòng). 10 phòng ban gồm: Phòng Đào tạo, Văn phòng, Phòng Quản trị Tài sản – Dịch vụ, Phịng Tài chính – Kế tốn, Phịng Tổ chức Cán bộ, Phịng Khảo thí và Kiểm định chất lượng đào tạo,

Phịng Cơng tác Chính trị Sinh viên, Ban quản lý Ký túc xá và Trạm Y tế. 4 Trung tâm gồm: Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ và Quản trị Ngân hàng, Trung tâm Tin học, Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Hợp tác quốc tế và TTTT-TV. 1 Tạp chí Cơng nghệ Ngân hàng, 1 Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Ngân hàng.

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức trường ĐHNH Tp.HCM

Trường ĐHNH Tp.HCM, tính đến ngày 31/12/2012 tổng số giảng viên, cán

bộ công nhân viên của nhà trường là 477 người. Trong đó số lượng giảng viên là 266 người chiếm tỷ lệ 55,7%, số cán bộ công nhân viên quản lý phục vụ là 211 người chiếm tỷ lệ 44,6%.

Về chức danh có 6 Phó giáo sư, về trình độ chun mơn có 32 tiến sỹ, 184 thạc sỹ, 181 cử nhân (trong đó có 34 người đang đi học sau đại học), 18 cử nhân, 64 người có trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống.

Tổng số sinh viên các hệ năm 2012 là 16.098 sinh viên. Trong đó hệ đại học chính quy là 6.895 sinh viên, hệ cao đẳng chính quy là 1.306 sinh viên, các hệ đào tạo, tại chức, liên thông, văn bằng hai, sau đại học là 7.897 sinh viên, học viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 35)