Các yếu tố tác động tới quá trình ứng dụng CNHĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 30)

8. Dự kiến kết quả nghiên cứu

1.2 Các yếu tố tác động tới quá trình ứng dụng CNHĐ

1.2.1 Chính sách Quốc gia

Thể hiện trước hết ở chủ trương, chiến lược và các chương trình phát triển

của Nhà nước, có đầu tư cho ứng dụng CNHĐ để tạo sự phát triển đồng bộ và hệ

thống. Ngồi ra, cịn có các cơ chế, chính sách, giải pháp của chính cơ quan để phát

ứng dụng CNHĐ theo một lộ trình, kế hoạch nhất định.

Mỗi một chính sách của nhà nước đều có tác động mạnh mẽ tới quá trình ứng dụng của các đơn vị, tổ chức trong quốc gia đó. Trong những thời kỳ khác nhau

Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương, đường lối cụ thể và phù hợp để thúc đẩy khoa học và công nghệ phát triển. Đặt ra các nhiệm vụ cho các tổ chức, các cá

nhân và chính bản thân Nhà nước trong việc phát triển khoa học và công nghệ. Với chủ trương phát triển khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước. Trong báo cáo phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

năm 2006 - 2010 còn chỉ rõ "Phát triển mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách

hàng đầu, tạo động lực đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố và phát triển kinh tế tri thức...”

Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, tạo

từng bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong từng ngành, từng lĩnh vực của nền kinh tế. Chú trọng công tác đào tạo và bổ sung cơ chế, chính sách sử dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học và trọng dụng nhân tài, có chính sách khuyến khích và hỗ trợ trong chuyển giao cơng nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống.

Trong Luật Khoa học và công nghệ quy định: “Nhà nước xây dựng và thực hiện các chính sách và biện pháp để phát triển khoa học cơng nghệ” trong đó có nội dung “Đẩy mạnh ứng dụng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ;… khuyến

biến tri thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn…”. Về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với hoạt động khoa học và công nghệ "Mọi tổ chức cá nhân có trách nhiệm tham gia phát triển sự nghiệp khoa học và công nghệ; phổ biến kiến thức, năng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất; ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc

phòng, an ninh”.

Với quan điểm đúng đắn và những chính sách phù hợp trong nhiều năm qua nhất là trong một thập kỷ trở lại đây khoa học và công nghệ Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, đặc biết là sự thay đổi tích cực trong việc ứng dụng các

thành tựu của công nghệ tiên tiến, hiện đại góp phần nâng cao trình độ công nghệ, tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong các mặt hoạt động góp phần tăng cường hàm lượng khoa học công nghệ trong các sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển năng lực cạnh tranh đóng góp khơng nhỏ vào sự phát triển

kinh tế - xã hội ở nước ta.

Từ đó ta có thể nhận thấy chính sách của nhà nước trong mỗi thời kỳ có tính chất định hướng và tác động rất lớn tới sự phát triển của mỗi lĩnh vực, nghành nghề trong đó có các chính sách khuyến khích ứng dụng các CNHĐ, chính sách hỗ trợ tài chính, chính sách về đào tạo nguồn nhân lực,… từ đó tạo điều kiện để các lĩnh vực, ngành nghề phát triển đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

1.2.2 Trình độ nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực tức là nguồn lực con người mà con người được xem là yếu

tố quyết định sự phát triển của xã hội. Nguồn nhân lực bao gồm hai mặt: Mặt số

lượng và mặt chất lượng. Trong đó mặt chất lượng của nguồn nhân lực được hiểu là trí lực, thể lực, nhân cách, phẩm chất đạo đức, lối sống và sự kết hợp giữa các yếu

tố đó. Hay nói cách khác, chất lượng nguồn nhân lực là trình độ học vấn, trạng thái sức khỏe, trình độ chun mơn kỹ thuật, cơ cấu nghề nghiệp, thành phần xã hội của nguồn nhân lực, trong đó trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp là tiêu chí quan

trọng để đánh giá, phân loại chất lượng nguồn nhân lực.

Trình độ nguồn nhân lực bao gồm các yếu tố như: Trình độ học vấn, trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, trình độ CNTT và trình độ quản lý.

Theo quan điểm của Đảng thì nguồn nhân lực chất lượng cao đó là: “Nguồn lao động có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học hiện đại” [5].

Trong các yếu tố cấu thành công nghệ thì yếu tố con người ln đóng vai trị quan trọng nhất và đặc biệt là trong thời kỳ mà CNHĐ phát triển rất mạnh mẽ thì trình độ và kỹ năng của nguồn nhân lực tác động trực tiếp tới việc thành công hay thất bại của việc ứng dụng CNHĐ. Một công nghệ tiên tiến và hiện đại nếu nguồn nhân lực được tổ chức tốt, được trang bị TT tốt và kỹ năng đầy đủ sẽ làm cho thành phần trang thiết bị trở nên hiệu quả, nhưng với đội ngũ lao động có trình độ thấp sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng thấp có khi khơng những không phát huy được hiệu quả của cơng nghệ mà cịn gây ra những thiệt hại to lớn về nhiều mặt.

1.2.3 Trình độ người dùng tin

NDT là một trong những yếu tố cấu thành cơ bản của mọi hệ thống TT-TV. Là những con người cụ thể với nhu cầu tin (NCT) đa dạng và phong phú, mong muốn được thỏa mãn. NDT là đối tượng phục vụ của mọi hoạt động TT-TV, là

người điều chỉnh hoạt các động TT qua phản hồi, họ vừa là khách hàng của các dịch vụ TT đồng thời họ cũng là người sản sinh ra TT mới trong quá trình hoạt động.

Việc ứng dụng CNHĐ nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của

NDT. Họ là những người trực tiếp thụ hưởng, sử dụng, khai thác các tính năng, tiện ích mà CNHĐ mang lại.

Trình độ của NDT là một yếu tố có tác động khơng nhỏ tới việc ứng dụng

CNHĐ. Trình độ ở đây là khả năng tiếp thu CNHĐ, sự thấu hiểu CNHĐ, các kỹ

yếu tố tác động trực tiếp. Chính vì vậy, mọi quyết định ứng dụng CNHĐ đều phải

được xuất phát từ nhu cầu và sự phù hợp với trình độ của NDT.

1.2.4 Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ

Điều kiện cơ sở vật chất bao gồm: Nhà xưởng, đất đai, bàn ghế, tủ, giá kệ,…

Hạ tầng công nghệ bao gồm hệ thống phần cứng, phần mềm và mạng truyền: Hệ thống kết nối mạng: bao gồm hệ thống cáp, hệ thống thiết bị, hệ thống truyền thơng phục vụ cho mục đích kết nối mạng LAN (mạng máy tính cục bộ), WAN

(mạng diện rộng) và mạng Internet. Hệ thống máy chủ: Máy chủ Web, máy chủ FPT, Mail, các máy chủ lưu, bảo trì dữ liệu, máy chủ Firewall, máy chủ cho các ứng dụng khác. Hệ thống máy trạm. Thiết bị an toàn TT: gồm các thiết bị hỗ trợ nhằm

đảm bảo an toàn hệ thống TT như các thiết bị lưu điện (UPS), các thiết bị sao lưu

dữ liệu. Thiết bị nhập liệu: các thiết bị phục vụ công tác nhập liệu, biên tập và chuyển đổi dữ liệu sang dạng số có thể quản lý bằng chương trình ứng dụng như

máy đọc mã vạch; thiết bị quét (scan); máy quay video số; thiết bị gom dữ liệu di động. Thiết bị ngoại vi: bao gồm các thiết bị hỗ trợ như máy in laser, in kim, in

phun, máy ảnh kỹ thuật số, máy quay kỹ thuật số, máy chiếu, thiết bị đọc đĩa CD

(CD Writer), … Phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng.

Mỗi một cơ quan, đơn vị khác nhau với những điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị, hạ tầng cơng nghệ khác nhau thì nhu cầu và khả năng ứng dụng CNHĐ

cũng khác nhau. Một CNHĐ luôn đi đôi với những điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị được thiết kế phù hợp với mục đích sử dụng, hạ tầng cơng nghệ phù hợp, đồng bộ để phát huy hiệu quả cao nhất.

1.2.5 Nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí ln là yếu tố mà các quốc gia nói chung, các cơ quan, đơn vị nói riêng quan tâm rất lớn. Trong điều kiện về hoàn cảnh kinh tế của mỗi quốc gia, cơ quan, đơn vị có sự khác nhau thì chính sách về kinh phí đầu tư cho CNHĐ trong từng thời kỳ cũng có sự khác nhau. Các nước phát triển trên thế giới thì nguồn kinh phí đầu tư cho việc ứng dụng CNHĐ là rất lớn. Việt Nam trong những năm

qua với sự quan tâm chỉ đạo, ban hành các chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh phí đầu tư cho CNHĐ có nhiều thay đổi tích cực nên các lĩnh vực, ngành nghề

đã phát triển nhiều hơn trong ứng dụng CNHĐ vào các hoạt động của mình.

CNHĐ phát triển mạnh mẽ, ln thay đổi trong khi nguồn kinh phí thì có hạn. Vì vậy, xác định đầu tư như thế nào cho phù hợp và mang lại hiệu quả cả về

mặt chi phí và năng suất quyết định thành cơng hay thất bại của việc ứng dụng

CNHĐ. Nguồn kinh phí có thể được huy động từ nhiều nguồn khác nhau: ngân sách nhà nước, nguồn thu từ cơ quan, huy động của các tổ chức hay quỹ tài trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 30)