Phát triển về số lượng và nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh (Trang 113 - 118)

8. Dự kiến kết quả nghiên cứu

3.3 Nhóm giải pháp về con người

3.3.1 Phát triển về số lượng và nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Xây dựng TVĐT, TVS trên cơ sở của TV truyền thống địi hỏi phải tổ chức dự án quy mơ rộng, có nhận thức đúng và một nguồn kinh phí dồi dào. Trên thực tế, TV truyền thống với kho đa phương tiện và TVS sẽ tồn tại song song, vì việc thực

hiện có kết quả dự án TVS sẽ đặt ra nhiều yêu cầu về nhân sự và độ ngũ cán bộ TV trong thời kỳ mới.

Để TV phát triển nhà quản lý còn phải quan tâm đến nhiều vấn đề phần cứng,

phần mềm, kỹ năng cán bộ, nguồn tin, cơ sở hạ tầng mạng viễn thông, nhu cầu và hành vi của NDT,... Mặt khác, TVS chẳng bao giờ hồn chỉnh, vì nó ln phát triển cùng với công nghệ và TT số. TT có thể mất đi trong một q trình hoạt động bình thường hoặc có thể mất vì thiết bị đọc chúng khơng cịn nữa. Việc xây dựng một

TVS là một hoạt động liên tục và không bao giờ kết thúc, có khi nó trở thành một hoạt động thường xuyên của tổ chức. Kỹ năng cán bộ và bản thân tổ chức là tài sản của việc xây dựng TVS.

Trong môi trường TVS nhà quản lý cần quan tâm đến các vấn đề sau: - Quyết định về hệ thống TV tương lai;

- Các cơng cụ truy cập và tìm tin mới;

- Nhu cầu tương tác và truyền thông của cán bộ tích cực hơn; - Nhu cầu làm cho công nghệ hợp với người dùng;

- Nhu cầu đào tạo người dùng sử dụng CNTT;

- Nhu cầu hịa nhập với mơi trường mới, ở đó nguồn tin của TV là số và được người dùng truy cập trực tiếp;

- Nhu cầu kết nối với môi trường TT lớn hơn như hội TV, hiệp hội, liên hiệp,...

Trong môi trường công nghệ thay đổi liên tục, cán bộ TV cần phải luôn nắm bắt TT về sự phát triển mới để cải thiện các sản phẩm và dịch vụ của TV. Biết được các khuynh hướng sẽ giúp cán bộ TV có thể đưa các cơng nghệ mới và TT thích

hợp vào TV. Cán bộ TV phải có khả năng làm việc với các chuyên gia tin học trong việc phát triển và đánh giá các hệ thống TV, cũng như hỗ trợ người dùng trong các cuộc tìm tinh vi. Mặc dù xã hội TT sẽ phụ thuộc rất lớn vào cơng nghệ, nhưng tài sản có giá trị thực của thời đại này sẽ là nguồn nhân lực có kỹ năng cao mà có thể khai thác các nguồn tin một cách có năng suất và hiệu quả.

Cơng nghệ trong mơi trường TVS sẽ ln có những hạn chế của nó. Khơng có gì thay thế được cảm nhận trực giác và kinh nghiệm của cán bộ TV. Các cơ hội

để sử dụng công nghệ cho một lợi ích đúng đắn ln là quan hệ đối tác giữa cán bộ

TV điều khiển học (cyberian) và NDT. Các TV luôn là các kho lưu giữ thành tựu trí tuệ và văn hóa của con người. Với sự phát triển xã hội, từ nông nghiệp sang công nghiệp và hiện nay sang xã hội TT, bản chất của TT, cách thức sử dụng và quản lý nó đã thay đổi.

Việc sử dụng các CNTT để nâng cao tỷ lệ phổ biến TT đang có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các chức năng của TV truyền thống và các dịch vụ được thiết kế để

xử lý TT in ấn. Cán bộ TV hiện nay đang đối mặt với các thách thức lớn. Họ phải

bổ sung kiến thức và kỹ năng để có thể sử dụng CNTT mới nhằm cung cấp dịch vụ

đáp ứng cho NDT. Cán bộ TV phải kết hợp hài hồ dịch vụ truyền thống với các

cơng nghệ mới trong tạo lập, thu thập, cô đọng và truyền tải TT.

Các dịch vụ hỗ trợ TV truyền thống sẽ không thay đổi, bao gồm:

- Sở hữu, tổ chức một số kho tin, trợ giúp người dùng (trả lời cho các NCT chuyên biệt);

- Hướng dẫn về định vị TT;

- Hướng dẫn sử dụng các công cụ và nguồn tin; - Truy cập các nguồn tin khác.

Với sự thay đổi về bản chất của TT được sử dụng và quản trị (từ in sang điện tử), và trong các hệ thống và công cụ sử dụng TT (từ mục lục phiếu sang mục lục truy cập công cộng trực tuyến), cần phải đào tạo lại cán bộ TV để họ có thể đáp ứng

được nhu cầu của người dùng và bổ sung các kỹ năng cần thiết để sử dụng các công

cụ mới trong thời đại TT.

TVĐT là kết quả các tiến bộ trong CNTT, truyền thông và tin học. TT dưới dạng số có thể phục vụ từ các địa điểm ở xa tồn tại TT số trên toàn thế giới đã có

tác động sâu sắc đến giáo dục, thương mại, xã hội và TV. Mặt khác, vấn đề là các TV sẽ biến mất hình ảnh vật lý và trở thành ảo đã được đảm bảo chắc chắn. Tuy

vậy, các TV, dù vật lý hay ảo, sẽ vẫn giữ nguyên thể chế là nơi cho mọi người đến làm việc và khai thác TT. Cái sẽ thay đổi trong TV là mơi trường tri thức, vai trị của TV và cán bộ TV.

Với tư cách là chủ thể của hoạt động TT-TV, cán bộ TT-TV đóng vai trị

quyết định trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan TT-TV. Trong

thời đại ngày nay, khi CNTT đã trở thành một yếu tố quan trọng trong hoạt động

TT-TV thì vai trị của cán bộ TV cũng có nhiều thay đổi. Họ khơng chỉ thực hiện

đơn thuần các nhiệm vụ lưu giữ, bảo quản và phục vụ tài liệu một cách truyền thống

mà cịn phải biết khai thác, xử lý TT theo cơng nghệ mới, hiện đại, đảm bảo cung

cấp, kịp thời, đầy đủ, chính xác các NCT của NDT.

Đối với cán bộ phụ trách CNTT trong TV, họ là những người quản trị cả một

hệ thống dây chuyền công nghệ, bởi các máy tính đã được kết nối mạng để làm việc trong cùng một hệ thống CSDL. Phải thường xuyên theo dõi và bảo đảm hệ thống,

đặc biệt với CSDL của TV, khi đã đưa vào vận hành, mọi hoạt động liên quan tới số

liệu, dữ liệu mượn trả. Các CSDL được lưu trên hệ thống máy chủ, các tài liệu số hoá được xử lý và quản lý trên máy chủ nên việc sao lưu và theo dõi hệ thống phải cần được ưu tiên hàng đầu. Ngồi ra họ cịn phải xử lý được các tình huống sự cố máy hỏng, lỗi hệ thống, virus, đường truyền,…nhằm hạn chế rủi ro có thể sảy ra.

Để đáp ứng được những yêu cầu trên, cán bộ TV phải ln học hỏi, nâng cao

trình độ về mọi mặt như học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ. Bên cạnh đó phải tỏ ra nhạy bén, thích ứng được với những kỹ thuật CNHĐ trong hoạt

động TT-TV. Có như vậy, cán bộ TT-TV mới có thể vừa là người tổ chức xử lý TT

vừa khai thác và phổ biến TT. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động TT-TV, trước hết vấn đề cần quan tâm ở đây là đội ngũ cán bộ quản lý họ vừa là người có năng lực chuyên mơn về quản lý, có năng lực tổ chức thực tiễn và có nghệ thuật trong quản lý lĩnh vực TT-TV, sao cho đáp ứng yêu cầu quản lý một cách hiệu quả, cao nhất về mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, tâm lý phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay. Người cán bộ quản lý phải có năng lực chun mơn trong lĩnh vực mình phụ

trách, biết đánh giá năng lực của từng cán bộ và bố trí thích hợp, đúng người, đúng việc cho từng cá nhân để phát huy năng lực của họ. Đồng thời cán bộ quản lý TT- TV phải là người nắm được các xu hướng phát triển TV theo hướng HĐH. Họ phải có kiến thức nhất định về tin học để có thể đánh giá được tiêu chí của một phần

mềm cần thiết, biết soạn thảo văn bản và sử dụng thành thạo ít nhất là một ngoại ngữ. Đặc biệt phải có khả năng nắm bắt được xu hướng phát triển của hoạt động

TT-TV theo hướng hiện đại, kịp thời có những quyết định đúng đắn vào những thời

điểm thích hợp nhất để giúp cho hoạt động của đơn vị phát triển. Mặt khác, người

cán bộ quản lý phải vận dụng các phương pháp quản lý như: phương pháp tổ chức hành chính, phương pháp tâm lý giáo dục và những phương pháp kinh tế trong hoạt

động quản lý của mình, phải có cơ chế vận dụng những phương pháp này một cách

cụ thể, rõ ràng để nhờ đó tác động có hiệu quả vào đối tượng quản lý. Và để thực

hiện được những yêu cầu trên, người cán bộ quản lý phải thường xuyên tham gia các Hội nghị, Hội thảo có tính định hướng chỉ đạo cho các nhiệm vụ chuyên môn của ngành TT-TV, phải được tạo điều kiện tham quan, học hỏi ở các cơ quan TT-

TV tiên tiến trong và ngoài nước. Một vấn đề nữa cũng cần phải chú trọng, để nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý là cần cử cán bộ đi dự các khoá

đào tạo về năng lực quản lý trong và ngoài nước, tham gia vào các hoạt động chung

của trường như dự hội nghị, hội thảo của ngành, của Trường để nắm bắt được chính xác định hướng phát triển cũng như NCT hiện thời để từ đó định hướng, điều chỉnh các hoạt động TT-TV, đáp ứng nhu cầu về TT của tài liệu cho NDT của Trường

một cách tốt nhất. Góp phần đắc lực cho hiệu quả hoạt động của công tác TT-TV

phải kể đến, đó là đội ngũ cán bộ TT-TV. Họ là những người thực thi và vận hành toàn bộ hoạt động của cơ quan TT-TV. Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ này là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong điều kiện hiện nay. Trước yêu cầu của các nhiệm vụ của Trường ĐHNH Tp.HCM trong giai đoạn đổi mới giáo dục, cán bộ TT-TV của Trường cần có trình độ tương xứng

để có thể đảm đương việc phục vụ tốt hơn NCT đa dạng và ngày càng cao. Cán bộ

kiến thức về lĩnh vực giáo dục và các ngành khoa học khác có trong chương trình

đào tạo, giảng dạy của Trường và phải có lịng u nghề để từ đó nắm bắt, bao qt được các lĩnh vực, nội dung nghiên cứu, xử lý tài liệu và các yêu cầu tin của NDT.

Hơn nữa, với việc ứng dụng ngày càng nhiều hơn CNTT địi hỏi người cán bộ TT- TV cần phải có năng lực thích ứng với cơng nghệ mới, vận hành và làm chủ những phương tiện kỹ thuật để phục vụ cơng việc của mình. Tuy nhiên thực tế đội ngũ cán bộ TT-TV của Trường vẫn còn yếu và số lượng chưa đủ để đảm trách được những

đòi hỏi của công việc đặt ra. Một số cán bộ TV của Trường chưa qua đào tạo về

nghiệp vụ TT-TV. Một số tuy được đào tạo nhưng chưa đáp ứng được hoạt động TT trong cơ chế thị trường hiện nay. Kiến thức về CNTT và ngoại ngữ còn hạn chế. Do

đó cần phải có giải pháp để đào tạo lại cán bộ TT-TV với những nội dung sau: Để nâng cao trình độ của cán bộ TT-TV, cần thông qua con đường cử đi học

bồi dưỡng các lớp đào tạo nghiệp vụ trong nước tại các cơ sở đào tạo; có thể TV tự mở lớp đào tạo nghiệp vụ, mời chuyên gia đến dạy; hoặc cử đi học nước ngồi, có kế hoạch tuyển dụng nhân sự và tiêu chuẩn lựa chọn phải đảm bảo chất lượng có thể

đáp ứng được cơng việc trong giai đoạn mới. Bên cạnh những biện pháp để nâng

cao trình độ đội ngũ cán bộ cần có những biện pháp khuyến khích vật chất để tăng thêm trách nhiệm và lịng u nghề cho họ. Từ đó sẽ đảm bảo đội ngũ nguồn nhân lực của TV có đủ trình độ, năng lực đảm đương được hoạt động TT-TV hiện đại,

tiếp thu và làm chủ được công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)