7. Bố cục của luận văn
2.2. Giải pháp phát triểnkinh tế nông nghiệp các huyện đồngbằng tỉnh Quảng
2.2.3. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn
Một trong những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh nói chung và các huyện đồng bằng nói riêng, ngày 20/10/1998, Tỉnh ủy Quảng Nam ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU về xây dựng và phát triển giao thông nông thôn đến năm 2000. Nghị quyết nêu rõ: “Phải coi trọng việc xây dựng và phát triển giao thông nông thôn là một khâu quan trọng trong xây dựng tổng thể mạng lưới giao thông chung; sự nghiệp xây dựng và phát triển giao thông nông thôn là sự nghiệp chung của toàn dân...” [51, tr. 478]. Đây là một chủ trương quan trọng để tương cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn của tỉnh cũng như các huyện đồng bằng Quảng Nam. Trên cơ sở đó, trong giai đoạn 1997- 2017, các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam đã đẩy mạnh xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn.
Ngoài chủ trương chung của tỉnh, các địa phương như thị xã Điện Bàn và huyện Duy Xuyên đã vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách về hỗ trợ đầu tư kiên cố hóa mặt đường ĐH theo Nghị quyết 134/2014/NQ-HĐND để mở rộng mặt đường đáp ứng yêu cầu phát triển về lâu dài [32, tr. 2]. Bên cạnh đó, việc triển khai đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nội đồng cũng được chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển các sản phẩm nông sản sau khi thu hoạch.
Về đầu tư xây dựng hệ thống điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt: Hệ thống điện cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện được nâng lên qua các năm; đến năm 2017, các huyện đồng bằng đạt 97,3% hộ gia đình sử dụng điện lưới quốc gia thường xuyên và an toàn [5, tr. 2]. Việc triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới điện nông thôn, đầu tư xây dựng mới các đường dây hạ áp, hoàn thành việc bàn giao lưới điện nông thôn về cho ngành điện quản lý, chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện không ngừng được cải thiện và nâng lên, đã góp phần giảm dần tình trạng kéo điện quá xa ở vùng nông thôn các huyện đồng bằng. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng về
điện đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong sinh hoạt và phục vụ trong sản xuất nông nghiệp ở các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam.
Nhằm đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh nói chung, trên cơ sở Quyết định số 1600/QĐ-TTg, ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 [73], Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết số 96/2013/NQ-HĐND, ngày 12/12/2013 về quy định tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách nhà nước các cấp cho các nội dung trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam [31]. Đây là một trong những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn của tỉnh nói chung, cũng như đối với các huyện đồng bằng Quảng Nam nói riêng. Trên cơ sở đó, hệ thống thủy lợi trong giai đoạn 1997-2017 được tiếp tục đầu tư và phát huy hiệu quả, cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất và nhu cầu dân sinh ở các huyện đồng bằng; đồng thời, hệ thống đê ven biển đã góp phần quan trọng trong việc chống thâm nhập mặn vụ hè thu, giảm nhẹ lũ về sớm vào mùa mưa, góp phần bảo vệ sản xuất.
Cùng với việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, các huyện đồng bằng Quảng Nam đã đẩy mạnh việc cơ giới hóa một số khâu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nhằm thúc đẩy việc cơ giới hóa, ngày 17/11/2011 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số: 33/2011/QĐ-UBND về quy định cơ chế hỗ trợ đẩy mạnh cơ giới hoá một số khâu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2011-2015 [77], trên cơ sở đó, các huyện đồng bằng đã tập trung hỗ trợ kinh phí cho các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân mua sắm, trang bị máy cày, máy gặt đập liên hợp, máy sấy... phục vụ việc làm đất, thu hoạch, sơ chế biến các loại nông sản.
Việc đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được tăng cường, nhiều hộ nông dân đã trang bị máy sấy nông sản, máy chế biến thức ăn gia súc, máy kéo, phương tiện vận chuyển nông sản. Các huyện, thị xã cánh phía bắc của tỉnh như Hội An, Điện Bàn, Duy Xuyên có số máy kéo lớn đạt 3,05 chiếc/100 ha, máy kéo nhỏ đạt 4,08 chiếc/100 ha; các huyện cánh phía Nam như Thăng Bình, Núi Thành, Phú Ninh có số máy kéo lớn đạt 0,96 chiếc/100 ha, máy kéo nhỏ đạt 1,48 chiếc/100 ha [45,
tr. 3].
Mặc dù việc đầu tư vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về nguồn kinh phí, song các huyện đồng bằng Quảng Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng hệ thống thủy lợi, kênh mương hóa nội đồng, đầu tư mạng lưới điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, hệ thống giao thông nông thôn và giao thông nội đồng… Điều này đã góp phần quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp đối với vùng đồng bằng tỉnh Quảng Nam.
Nhìn chung, trong giai đoạn 1997-2017, các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam đã triển khai thực hiện một số giải pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng kết
cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp; trong đó, tập trung vào việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, hồ đập thủy lợi, kênh mương hóa nội đồng, xây dựng hệ thống điện lưới phục vụ sản xuất... cơ bản đáp ứng các nhu cầu trong sản xuất nông nghiệp.