7. Bố cục của luận văn
3.4. xuất giải pháp phát triểnkinh tế nông nghiệp các huyện đồngbằng tỉnh
tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến
Thứ nhất là hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển toàn diện đối với nông nghiệp, nông thôn đồng bằng theo hướng CNH, HĐH. Quy hoạch phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH cần tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể như sau:
Về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, khu vực đồng bằng Quảng Nam với đặc điểm là vùng sinh thái đồng bằng và vùng sinh thái ven biển, thuận lợi cho quy hoạch kết hợp phát triển ngành nông nghiệp trồng trọt với chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản, phát huy tối đa hiệu quả của diện tích sản xuất. Mặt khác, cần bố trí hợp lý cơ sở chế biến tại chỗ các sản phẩm nông nghiệp với công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm hạn chế chi phí trong việc bảo quản, vận chuyển và những hao tổn của sản phẩm nông nghiệp.
Đối với hoạt động trồng trọt, đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa, tạo nên những cánh đồng mẫu lớn, tập trung, liền vùng, khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.
Việc quy hoạch sử dụng đất trồng trọt cần chú trọng việc đánh giá, phân loại đất, phù hợp với từng loại giống cây trồng nhằm phát huy hiệu quả khai thác sử dụng đất sản xuất.
Đối với hoạt động chăn nuôi, việc quy hoạch đất đai sử dụng cho hoạt động chăn nuôi cần chú trọng những đặc điểm về dân cư, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, đảm bảo môi trường sinh thái và nguồn nguyên liệu làm thức ăn trong chăn nuôi… Trên cơ sở đó, thực hiện việc phân vùng chăn nuôi tập trung phù hợp đối với từng loại vật nuôi, chú trọng ưu tiên các loại vậy nuôi có giá trị kinh tế cao nhằm hướng đến sản phẩm xuất khẩu.
Đối với ngành nuôi trồng thủy hải sản, trên cơ sở Phương án sắp xếp nuôi trồng thủy sản vùng đông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2030 [61], các địa phương cần có quy hoạch cụ thể phù hợp với phương án chung của toàn tỉnh. Chú trọng việc quy hoạch khai thác đối với những vùng nước mặn và nước lợ; chuyển đổi một số vùng nhiễm mặn nhằm phát huy giá trị sử dụng trong hoạt động nuôi trồng thủy hải sản.
Đối với hoạt động chế biến nông sản, việc quy hoạch đất phục vụ cho hoạt động chế biến cần bố trí hợp lý, gắn liền với khu vực sản xuất nông nghiệp nhằm giảm chi phí vận chuyển. Quy hoạch cần đảm bảo được các yếu tố về vệ sinh, không làm ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động sản xuất cũng như môi trường sinh thái.
Gắn quy hoạch nông nghiệp với phát triển công nghiệp và dịch vụ. Đối với vùng nông thôn đồng bằng tỉnh Quảng Nam, quá trình phát triển của nông nghiệp kéo theo sự hình thành và phát triển một số làng nghề truyền thống tập trung. Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, những làng nghề này đã có sự chuyển dịch sang hình thức sản xuất phi nông nghiệp và mang tính công nghiệp, dịch vụ, điển hình như: làng rau Trà Quế, làng gốm Thanh Hà, mộc Kim Bồng (Hội An); làng đúc đồng Phước Kiều, làng chiếu chẻ Triêm Tây (Điện Bàn); làng chiếu cói Thạch Bàn, làng dệt lụa Mã Châu, làng gốm La Tháp (Duy Xuyên); làng nghề hương, làng nước mắm Cửa Khe (Thăng Bình) … Việc quy hoạch các làng nghề truyền thống phi nông nghiệp vùng nông thôn cần phải điều chỉnh theo hướng phù hợp với tính chất công nghiệp và dịch vụ; đồng thời phải đảm bảo được các yếu tố phát triển đồng bộ với kinh tế nông nghiệp, cũng như vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái.
Cần chú trọng phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp, các khu công nghiệp vừa và nhỏ nhằm tạo sự liên kết giữa các ngành trong hoạt động sản xuất. Trong đó, cần chú trọng phát triển các cụm công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, phục vụ chung cho phát triển kinh tế - xã hội như khu công nghiệp Điện Nam Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn), cụm công nghiệp Tây An (huyện Duy Xuyên), khu công nghiệp Tam Thăng, khu công nghiệp Trường Xuân (thành phố Tam Kỳ), khu công nghiệp Bắc Chu Lai, khu Kinh tế mở Chu Lai (huyện Núi Thành) …
Các ngành dịch vụ như giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng, tín dụng, thương mại, bảo hiểm, bưu chính viễn thông… có vai trò hỗ trợ cho quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy việc lưu thông các sản phẩm nông nghiệp. Ngược lại, kinh tế nông nghiệp phát triển sẽ kéo theo sự hình thành và phát triển của các ngành dịch vụ.
Chính vì vậy, việc quy hoạch phát triển nông nghiệp cũng cần chú trọng phát triển của ngành dịch vụ, nhất là lĩnh vực dịch vụ trong nông nghiệp.
Tóm lại, việc đẩy mạnh hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển toàn diện đối với nông nghiệp, nông thôn đồng bằng theo hướng CNH, HĐH là một trong những giải pháp cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay nhằm tạo nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng trong những năm tới. Trên quy hoạch tổng thể của tỉnh, các huyện đồng bằng cần triển khai công tác quy hoạch cụ địa phương mình nhằm hướng đến một nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Thứ hai là phát triển sản xuất một số mặt hàng nông sản chủ lực được xem là thế mạnh của các huyện đồng bằng nhằm hướng tới xuất khẩu. Đối với sản xuất lúa, cùng với sản xuất lúa đại trà đảm bảo an ninh lương thực, các huyện đồng bằng cần phải quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao, năng suất cao, tập trung chủ yếu ở các địa phương như Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình và Núi Thành. Đây là những địa phương có diện tích sản xuất lúa tương đối lớn, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, hệ thống thủy lợi được đầu tư khá hoàn thiện, thuận lợi cho việc thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển các giống lúa mới có chất lượng cao. Vì vậy, cần phải duy trì ổn định diện tích gieo trồng từ 50 - 52 nghìn ha, trong đó vụ Đông - Xuân khoảng 25 nghìn ha, vụ Hè - Thu khoảng 26 nghìn ha. Bên cạnh đó, cần phải có các giải pháp chuyển đổi những diện tích trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hoặc chuyển đổi nuôi trồng thủy sản ở những khu vực có điều kiện thuận lợi.
Đối với các loại công nghiệp cây hằng năm, vùng đồng bằng Quảng Nam phù hợp với việc phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, bao gồm ngô, đậu phụng (lạc), mè (vừng), sắn, khoai lang… ngoài ra, một số địa phương cũng tập trung phát triển các loại cây rau đậu và các loại hoa cây cảnh. Chính vì vậy, cần phải xác định đúng đắn và có quy hoạch phát triển cây trồng chủ lực phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng địa phương. Đối với các loại cây trồng như lạc, ngô, khoai lang, sắn, mè… mặc dù không phải là loại cây trồng chủ lực ở các huyện đồng bằng Quảng Nam, nhưng với diện tích và sản lượng hằng năm tương đối lớn, đã có những đóng góp quan trọng đối với giá trị sản xuất của ngành trồng trọt. Vì vậy, muốn phát triển được các loại cây trồng trên, các huyện đồng bằng Quảng Nam cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhất là xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh các loại cây lạc, ngô cao sản, tập trung ở các địa phương Tam Kỳ, Thăng Bình, Điện Bàn, Duy Xuyên, Phú Ninh. Riêng đối với trồng sắn, thực hiện quy hoạch vùng sản xuất sắn tập trung ở các huyện Thăng Bình, Phú Ninh và Núi Thành, là những địa phương có điều kiện thuận lợi, đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến tinh bột sắn.
Đối với cây công nghiệp lâu năm, địa bàn các huyện đồng bằng Quảng Nam có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi cho phát triển của nhiều loại thực vật. Tuy
nhiên, đối với cây công nghiệp lâu năm chỉ phát triển được một số diện tích cây điều ở vùng ven biển, cây cao su ở vùng phía tây giáp với các huyện miền núi trung du.
Cây cao su là loại cây công nghiệp mới xuất hiện ở Quảng Nam và đưa vào trồng trong những năm gần đây chủ yếu ở một số vùng của huyện Thăng Bình và huyện Núi Thành. Đây là loại cây có giá trị kinh tế cao và cho thu nhập ổn định. Vì vậy, cần tập trung mở rộng diện tích trồng cao su ở một số địa phương có điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi cho việc phát triển cây cao su như các huyện Thăng Bình, Phú Ninh và Núi Thành, duy trì từ 1.000 - 1.200 ha.
Đối với cây điều, với đặc điểm có thể trồng trên những vùng đất kém màu mỡ nhưng vẫn cho năng suất cao, chủ yếu là vùng đất cát dọc ven biển các địa phương như Hội An, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ và Núi Thành. Cần duy trì diện tích từ 650 - 700 ha, sản lượng thu hoạch từ 1.000 - 1.200 tấn/năm.
Trên lĩnh vực chăn nuôi, với lợi thế là địa bàn phù hợp với sự phát triển của các loại gia súc gia cầm như trâu, bò, lợn, gà, vịt… trong giai đoạn 1997-2017, ngành chăn nuôi các huyện đồng bằng Quảng Nam đã có sự phát triển và đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển của nền kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn chưa thực sự phát huy hết những tiềm năng và thế mạnh để đẩy mạnh hoạt động chăn nuôi theo hướng công nghiệp.
Nhiệm vụ trước mắt của ngành chăn nuôi ở các huyện đồng bằng là sớm quy hoạch những vùng chăn nuôi tập trung, quan tâm phát triển trang trại và kết hợp với chăn nuôi hộ gia đình. Ở mỗi huyện cần phải xây dựng từ 2 - 3 vùng, mỗi xã phải xây dựng 1 - 2 vùng với diện tích trên 1,5 ha, có quy mô vừa 4.000 con/ vùng. Cần có chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước… và xây dựng lò giết mổ tập trung, mỗi huyện từ 1- 3 lò, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong những năm đến, các huyện đồng bằng phấn đấu duy trì và phát triển đàn trâu từ 50 - 60 nghìn con (năm 2017 là 38.106 con); phát triển và đưa vào chăn nuôi giống bò lai và các giống bò nội địa có tầm vóc lớn, phấn đấu phát triển và duy trì số lượng đàn bò từ 130 - 150 nghìn con (năm 2017 là 101.501 con); phát triển và duy trì đàn lợn thịt từ 300 - 350 nghìn con (năm 2017 là 269.679 con); phát triển đàn gia cầm với quy mô tập trung, hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán và đảm bảo duy trì đàn gia cầm từ 5.000 - 5.500 nghìn con (năm 2017 là 4.454 nghìn con). Ngoài ra, chú trọng phát triển một số loại giống vật nuôi mới có giá trị kinh tế ở những địa phương có điều kiện thuận lợi như đà điểu, cừu; nghiên cứu, phát triển chăn nuôi bò sữa để cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ.
Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, chuyển đổi chăn nuôi thả tự do sang phương thức nuôi nhốt kết hợp với chăn thả có bổ sung thức ăn công nghiệp. Chú trọng mở rộng diện tích trồng cỏ để nuôi bò theo hướng công nghiệp. Quan tâm đến việc phát triển chế biến thức ăn công nghiệp và nhập khẩu từ ngoài tỉnh, xây dựng các cơ sở chế biến thức tại chỗ. Tăng cường công tác phòng dịch, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và vệ sinh
thú y. Nghiên cứu xây dựng các nhà máy chế biến thịt hộp tại các địa phương có giao thông thuận lợi cho việc cung ứng sản phẩm ra thị trường ngoài tỉnh như Điện Bàn và Núi Thành; tăng cường xúc tiến thương mại cả trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ ngành chăn nuôi. Cân đối và bố trí ngân sách để thực hiện chính sách ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển chăn nuôi, nhất là kinh tế tư nhân với quy mô sản xuất lớn.
Đối với nuôi trồng thủy hải sản, với diện tích mặt nước tương đối lớn, cả vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn, với 125 km bờ biển, 30 ngàn ha mặt nước, trong đó có 10 ngàn ha bãi triều có thể phát triển nuôi trồng thủy hải sản [15, tr. 140]. Đặc biệt là khu vực ven biển các địa phương như Hội An, Thăng Bình và Núi Thành là những địa phương có diện tích nước mặn và nước lợ tương đối lớn, thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại thủy hải sản có giá trị kinh tế như tôm sú, tôm rảo, tôm he, cua biển, ngao, sò, rong biển… đối với các vùng biển ở các vũng, vịnh, đảo thì nuôi các đối tượng như cá song, cá mú, tôm hùm… bằng hình thức nuôi lồng. Cần coi trọng việc di giống, chọn tạo giống mới có chất lượng giá trị cao đối với nuôi trồng vùng nước ngọt như cá tra, rô phi, cá mè trắng, cá trắm cỏ, cá trê, cá chim trắng…
Để nuôi trồng thủy sản có hiệu quả, trong những năm đến, các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam cần đẩy mạnh thực hiện giải pháp sau:
Giải pháp về quy hoạch, trên cơ sở quy hoạch tổng thể của tỉnh về nuôi thủy sản nước ngọt, nuôi tôm nước lợ, các địa phương cần xây dựng quy hoạch cụ thể, phù hợp với điều kiện của từng vùng, như sắp xếp lại ao nuôi với diện tích và quy mô lớn, gắn với các khu vực chế biến thủy hải sản tại nguồn; xây dựng hệ thống cấp thoát nước; chuyển đổi những diện tích trồng trọt có hiệu quả kinh tế thấp hoặc những diện tích bị nhiễm mặn sang nuôi trồng thủy hải sản.
Giải pháp về con giống, đẩy mạnh nghiên cứu xây dựng hạ tầng cho các vùng sản xuất giống tại chỗ tại những địa phương có điều kiện thuận lợi như Hội An và Núi Thành. Có những chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế để phục vụ sản xuất. Đối với nuôi trồng thủy hải sản ở vùng nước mặn và nước lợ, cần chú trọng tạo các nguồn giống như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm he… Bên cạnh việc khai thác nguồn tôm hùm và các loại nghêu tự nhiên phục vụ cho nuôi trồng, cần phải có biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi này một cách triệt. Có kế hoạch để tiếp nhận, chuyển giao các kết quả nghiên cứu sinh sản nhân tạo của các cơ quan chuyên môn Trung ương, các viện và trung tâm nghiên cứu, các trường đại học về các loại giống cá biển, cua biển có giá trị kinh tế cao để đưa vào nuôi trồng. Đối với các giống nuôi trồng ở vùng nước ngọt, tiếp tục đầu tư nâng cấp các trại giống cá cấp 2 ở các huyện thành trại giống cá cấp 1 đủ mạnh, đảm bảo cung ứng nhu cầu về con giống của trang trại nuôi trồng thủy hải sản tại địa phương.
Giải pháp về khoa học và công nghệ, tập trung nguồn lực ưu tiên cho việc phát triển công nghệ sản xuất các loại giống nuôi trồng thủy hải sản có chất lượng cao, có
khả năng thích ứng với môi trường, sức đề kháng tốt với dịch bệnh. Đưa vào sản xuất các loại giống mới nuôi thương phẩm có năng suất, hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng địa phương như cá tra, cua biển, tôm thẻ chân trắng… Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ mới trong nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh công nghiệp, nuôi lót bạt trên cát, nuôi lồng biển và nuôi kết hợp trồng lúa, cá - lúa, trồng rau thủy canh và nuôi cá. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và hoàn thiện các công nghệ tiên tiến trong việc xử lý vấn đề môi trường, công tác phòng trừ dịch bệnh; chú trọng các hình thức nuôi quảng canh hoặc quảng canh cải tiến và bán thâm canh theo hướng thân thiện với môi trường; ứng dụng công nghệ chế biến thức ăn; công nghệ bảo quản, lưu giữ giống nuôi và bảo quản sản phẩm nuôi trồng sau khi thu hoạch.
Thứ ba là quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn. Cần hoàn thiện