7. Bố cục của luận văn
3.3. Bài học kinh nghiệm từ kinh tế nông nghiệp các huyện đồngbằng tỉnh Quảng
Quảng Nam (1997-2017)
Sau 20 năm chia tách (1997-2017), quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp các vùng huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam đã có những chuyển biến rõ nét và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Từ một nền kinh tế mang tính thuần nông, tự cung tự cấp, sản xuất nhỏ lẻ, nông nghiệp các huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Nam đã từng bước phát triển theo hướng CNH, HĐH. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho
hoạt động sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư, nâng cấp, nhất là hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi và kiên cố hóa kênh mương. Quy mô sản xuất không ngừng được mở rộng. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp được thực hiện rộng rãi, năng suất lao động không ngừng tăng lên, đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân từng bước được cải thiện và nâng lên đáng kể.
Tuy nhiên, nền kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng trong 20 năm qua (1997- 2017) chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của địa phương, vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế, yếu kém nhất định. Đó là sản xuất nông nghiệp tuy có sự chuyển dịch về cơ cấu sản xuất, song vẫn còn chậm so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chưa phát triển mạnh các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, đầu ra cho phát triển nông nghiệp chưa đảm bảo, giá cả bấp bênh, chưa phát huy hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ. Các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp chưa thực sự thông thoáng để thu hút các doanh nghiệp....
Từ những nhận định, đánh giá trên và thực tiễn của nền kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam (1997-2017), có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm từ quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng như sau:
Thứ nhấtlà bài học về sự lãnh đạo của cấp ủy đảng các cấp đối với phát triển kinh tế nông nghiệp ở các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã có vai trò quan trọng then chốt và quyết định trong việc triển khai những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với phát triển kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam. Đồng thời, phải có sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và sự đồng thuận của người dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới.
Việc ban hành các cơ chế chính sách trong đối với phát triển kinh tế nông nghiệp phải bám sát thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm, tạo động lực cho phát triển sản xuất và an sinh xã hội. Đồng thời, chú trọng hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, tạo điều kiện cho cơ sở và người dân chủ động trong quá trình thực hiện. Coi trọng việc cân đối nguồn ngân sách và các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách một cách hiệu quả nhất.
Thứ hai là bài học về phát huy dân chủ, lấy lợi ích kinh tế của người dân làm mục tiêu phát triển nông nghiệp. Trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng, việc nâng cao thu nhập của người nông dân là yếu tố quyết định đối với việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nông nghiệp. Đồng thời, đây cũng là tiền trong việc thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu khác. Chính vì vậy, các huyện đồng bằng Quảng Nam cần phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tình hình thực tiễn của từng địa phương để
phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người nông dân. Bên cạnh đó, việc phát triển phát triển kinh tế nông nghiệp cũng cần gắn với phát triển văn hóa xã hội và bảo vệ môi trường nông thôn. Có như vậy thì quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam mới thực sự bền vững, người dân mới thực sự có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Thứ ba là bài học về liên kết giữa người nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp. Để phát triển kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng Quảng Nam bền vững thì sản xuất theo chuỗi giá trị là một yêu cầu cần thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhất là nước ta đang trong thời kỳ hội nhập sâu rộng với quốc tế, các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là xuất khẩu để đem lại thu nhập kinh tế giá trị cao. Đây được xem là mô hình liên kết đem lại hiệu quả cao từ khâu tổ chức sản xuất, chế biến đến khâu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn được đẩy mạnh triển khai thực hiện đã thúc đẩy việc cơ giới hóa, áp dụng công nghệ cao, tiên tiến trong hoạt động sản xuất; công tác bảo quản, sơ chế được ngày càng được đầu tư và nâng cao chất lượng sản phẩm; việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi. Chính vì vậy, các cấp chính quyền cần có cơ chế chính sách, cơ sở pháp lý và tạo môi trường thuận lợi để phát triển và nhân rộng mô hình liên kết sản xuất này. Bên cạnh việc liên kết giữa người nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp, các huyện đồng bằng cần chú trọng việc phát triển ngành công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống ở nông thôn nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, nâng cao thu nhập và đời sống cho người nông dân.
Thứ tư làbài học về xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại dựa trên những thành tựu và tiến bộ của khoa học. Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp đòi hỏi phải có một nền nông nghiệp hiện đại là xu thế phát triển chung của cả nước, cả tỉnh. Vì vậy, việc xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại dựa trên những thành tựu và tiến bộ của khoa học là một yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển của kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng. Trong những năm qua, các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh và những giải pháp của địa phương đã làm cho kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng có những chuyển biến tích cực, trong đó có việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị máy móc nhằm cơ giới hóa, hiện đại hóa nền sản xuất nông nghiệp, đã góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, giải pháp này chưa được đẩy mạnh triển khai thực hiện đồng bộ trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, cần phải sớm thực hiện đổi mới hệ thống tài chính, tín dụng, nâng cao khả năng tiếp cận, tạo điều kiện để cho nông dân và nhà đầu tư nông nghiệp thuận lợi trong việc huy động nguồn vốn hỗ trợ tích cực cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, cần tăng cường ngân sách đầu tư cho việc nâng cao chất lượng
đào tạo nghề đối với lao động nông nghiệp để nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn, làm chủ được những công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản.
Thứ năm là bài học về xây dựng thị trường tiêu thụ nông sản bền vững trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Một trong những yêu cầu trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng nói riêng là đảm bảo thị trường tiêu thụ nông sản. Đây là một trong những yếu tố quyết định đối với quá trình phát triển của kinh tế nông nghiệp nói riêng, ngành công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế khác nói chung. Ngành nông nghiệp các huyện đồng bằng với nhiều lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, giao thông thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa... Tuy nhiên, các sản phẩm nông nghiệp chưa tạo được chất lượng và thương hiệu các mặt hàng nông sản, sức cạnh tranh với nông sản với một số địa phương trong khu vực. Do đó, chưa chiếm lĩnh được thị trường để đưa các sản phẩm nông nghiệp đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, một trong những bài học kinh nghiệm đối với phát triển kinh tế nông nghiệp là phải xây dựng một thị trường bền vững, đảm bảo ổn định đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp.
Để thực hiện vấn đề này, các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam cần phối hợp với các ngành chức năng, thường xuyên tổ chức xúc tiến thương mại, hỗ trợ tạo sự liên kết thương mại giữa người sản xuất và người kinh doanh. Trên cơ sở pháp lý của các hợp đồng thương mại, người nông dân sẽ an tâm về vấn đề đầu ra cho sản phẩm, mạnh dạn đầu tư và mở rộng sản xuất lâu dài; đồng thời, hợp đồng thương mại cũng đòi hỏi người sản xuất phải đảm bảo chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp khi cung cấp cho các doanh nghiệp, góp phần nâng cao giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp trong thời gian tới. Bên cạnh đó, cần chú trọng phát triển công nghệ bảo quản hiện đại góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giảm thiểu những hao tổn đối với nông sản sau thu hoạch