7. Bố cục của luận văn
2.3. Kết quả phát triểnkinh tế nông nghiệp các huyện đồngbằng tỉnh Quảng
2.3.4. Sơ chế nông sản
Trong giai đoạn 1997-2017, lĩnh vực sơ chế nông sản các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam đã có những chuyển biến bước đầu, song vẫn chỉ dừng lại ở các sản phẩm chế biến dạng thô. Vì vậy, vậy chất lượng sản phẩm nông nghiệp sơ chế có giá trị kinh tế không cao. Hoạt động sơ chế nông sản tập trung chủ yếu vào các sản phẩm từ ngành trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản.
Đối với các sản phẩm nông nghiệp từ ngành trồng trọt, năm 1997, các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam đã sơ chế khoảng 12.570 tấn lúa khô, tách hạt, phơi khô 3.854 tấn ngô, xắt lát, phơi khô 35.562 tấn khoai lang và 75.964 tấn sắn [9, tr. 152-155]. Năm 2017, sơ chế 15.320 tấn lúa khô, tách hạt, phơi khô 5.225 tấn ngô, xắt lát, phơi khô 25.382 tấn khoai lang và 132.557 tấn sắn [11, tr. 99, 105-107]. Hoạt động sơ chế nông sản từ các loại rau đậu cũng đạt được những kết quả quan trọng. Năm 1997 sơ chế 39.256 tấn rau các loại, 2.975 tấn đậu các loại [9, tr. 158]. Năm 2017, sơ chế 162.252 tấn rau các loại, 5.287 tấn đậu các loại [11, tr. 109]. Hoạt động sơ chế nông sản giai đoạn 1997- 2017 ở các huyện đồng bằng đã có sự gia tăng về sản lượng gắn liền với sản phẩm nông nghiệp làm ra. Sự tăng trưởng này nhờ vào những tiến bộ của sản xuất nông nghiệp trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt.
Đối với các sản phẩm từ ngành chăn nuôi, hoạt động sơ chế trong giai đoạn 1997- 2017 cũng được quan tâm đầu tư về phương tiện kỹ thuật, máy móc nhằm nâng cao năng suất và giá trị kinh tế. Năm 1997, các huyện đồng bằng sơ chế thịt trâu đạt sản lượng đạt 2,35 tấn, thịt bò đạt 4,75 tấn, thịt lợn đạt 11,54 tấn, thịt gia cầm đạt 17,75 tấn [11, tr. 112-113]. Năm 2017, sơ chế thịt trâu đạt 375 tấn, thịt bò đạt 573 tấn; thịt lợn đạt 16.330 tấn, thịt gia cầm đạt 2.320 tấn [15, tr. 227].
Đối với các sản phẩm từ nuôi trồng thủy hải sản, nhìn chung trong những năm đầu chia tách, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, hoạt động sơ chế thủy hải sản còn đơn giản, chủ yếu là các phương pháp truyền thống. Giai đoạn 1997-2006, số lượng thủy hải sản qua sơ chế bình quân đạt 10.540 tấn [12,tr. 172]. Giá trị sản xuất thủy hải sản năm 2002 đạt 62.235 triệu đồng [10, tr. 169], năm 2006 là 1.030.530 triệu đồng [13, tr. 167]
Trong giai đoạn 2010-2017, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, lĩnh vực sơ chế thủy hải sản đã từng bước được đầu tư các trang bị, máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất. Các cơ sở chế biến thủy hải sản đông lạnh xuất khẩu dần được hình thành và không ngừng được đầu tư nâng cấp, phát triển. Năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất thủy hải sản tương đối cao và ổn định. Sản lượng sơ chế giai đoạn 2007-2017 bình quân đạt 11.762 tấn [15, tr. 192]. Qua số liệu cho thấy, sự chuyển biến của ngành sơ chế thủy hải sản còn ở mức thấp so với tốc độ phát triển của khoa học, kỹ thuật hiện nay.
Nhìn chung, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, bất cập, nhất là nguồn vốn đầu tư trang thiết bị, máy móc, hạ tầng cơ sở… Song, hoạt động sơ chế nông sản các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam đã có những sự nỗ lực và đạt được những kết quả bước đầu, tạo nền tảng cho sự phát triển trong những năm tiếp theo, góp phần quan trọng vào việc
nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.