7. Bố cục của luận văn
1.3. Tiền đề về dân số và nguồn nhân lực
1.3.1. Tiền đề về dân số
Sau khi chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương, dân số các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam thời điểm năm 1997 là 853.841 người; trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 498.532 người, chiếm 50,2% dân số [12, tr. 227-236].
Đến năm 2017, dân số các huyện đồng bằng Quảng Nam là 951.484 người, mật độ dân số trung bình là 163 người/km², trong đó, dân số trong độ tuổi lao động là 594.922 người [15, tr. 170]. Mật độ dân số ở các đô thị như thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An và thị xã Điện Bàn vượt quá 1,000 người/km², trong khi ở những vùng nông thôn thì dân cư thưa thớt [14, tr. 67-69].
Qua số liệu trên cho thấy, tỷ lệ tăng dân số các huyện đồng bằng là tương đối thấp, từ năm 1997 đến 2017, dân số các huyện đồng bằng tăng thêm 97.643 người. Tỷ lệ dân số có tác động rất lớn đến tốc độ phát triển dân số. Từ năm 1997 đến năm 2017, tỷ lệ sinh tự nhiên đã giảm mạnh và dần đến mức sinh thay thế (trung bình người phụ nữ khi hết độ tuổi sinh đẻ chỉ còn 2 con). Đây là nguyên nhân chính dẫn đến giảm tốc độ tăng dân số các huyện đồng bằng, cũng như trên địa bàn toàn tỉnh. Tỷ lệ sinh giảm nhanh, nhưng có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ sinh giữa đô thị và nông thôn. Ở khu vực đô thị, ngoài nguyên nhân công tác truyền thông dân số, kế hoạch hóa gia đình được tăng cường, dân cư có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, cùng với mức sống hưởng thụ ngày càng cao, đã góp phần làm cho tỷ lệ sinh tự nhiên ở khu vực đô thị giảm nhanh. Trong khi đó, khu vực nông thôn với mức sống thấp hơn khu vực đô thị, các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cũng hạn chế hơn, cùng với đó là nhu cầu về lực lượng lao động phục vụ trong sản xuất nông nghiệp nên tỷ lệ sinh tự nhiên ở khu vực nông thôn cũng cao hơn.
Có thể thấy rằng tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động năm 1997 chiếm 60,9% dân số, trong đó có 68,9% lao động nông nghiệp của dân số trong độ tuổi lao động [12, tr. 80]; tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động năm 2017 chiếm 62,5% dân số, trong đó có 69,8% lao động nông nghiệp của dân số trong độ tuổi lao động [15, tr. 175].
Với quy mô dân số trung bình, cơ cấu dân số trẻ và đa phần trong độ tuổi lao động, đây được xem là nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho hoạt động kinh tế nông nghiệp của các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam. Đồng thời, với cơ cấu dân số và nguồn nhân lực dồi dào sẽ đặt ra nhu cầu lớn về lao động việc làm, vấn đề lương thực, hàng tiêu dùng và nhà ở của người dân. Chất lượng nguồn lao động các huyện đồng bằng trong giai đoạn 1997-2017 thường xuyên được cải thiện và nâng lên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nông nghiệp đối với lực lượng lao động trong nông nghiệp được chú trọng thực hiện.
Như vậy, có thể thấy rằng, tiền đề về dân số ở các huyện đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là tương đối lớn, trong đó lực lượng tham gia trực tiếp vào
hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Đây là một trong những tiền đề quan trọng góp phần vào quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp của các huyện đồng bằng trong giai đoạn 1997-2017.
1.3.2. Tiền đề về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là lực lượng sản xuất nòng cốt của hoạt động kinh tế nông nghiệp. Trong đó, chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đối với quá trình sản xuất nông nghiệp, nhất là sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp làm ra. Với đặc điểm của lao động nông nghiệp không đòi hỏi cao về chuyên môn, nghề nghiệp, mà chủ yếu dựa vào sức lao động, kinh nghiệm trong sản xuất và chỉ làm việc theo thời vụ. Vì vậy, nguồn nhân lực trong lao động sản xuất nông nghiệp thường là những người có độ tuổi trung bình cao và có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nguồn nhân lực lao động trong nông nghiệp không ngừng được đào tạo về chuyên môn, nghề nghiệp, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng trong quá trình lao động sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, lực lượng này có trình độ, khả năng tiếp cận, nắm bắt các quy trình sản xuất, canh tác, sử dụng thành thạo các thiết bị máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ trong sản xuất nông nghiệp.
Đối với các huyện đồng bằng Quảng Nam, nguồn nhân lực phục vụ trong sản xuất nông nghiệp tương đối dồi dào. Trong giai đoạn 1997-2017, lao động nông nghiệp các huyện đồng bằng luôn có sự biến động, năm 1997 là 343.808 người, năm 2005 là 399.618 người, năm 2010 là 400.415 người, năm 2017 là 415.295 người (Bảng 1.1). So với ngành công nghiệp và dịch vụ, lao động nông nghiệp luôn chiếm tỷ lệ cao hơn. Đây được xem là nguồn nhân lực khá dồi dào đảm bảo phục vụ quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam.
Mặc dù vậy, các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là quá trình đô thị hóa và quá trình CNH, HĐH, lực lượng lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm dần so với tỷ lệ tăng dân số hằng năm. Mặt khác, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng tác động làm cho lực lượng lao động xã hội cũng có sự chuyển dịch cơ cấu về ngành nghề. Tuy nhiên, nhìn tổng thể trong cả giai đoạn 1997-2017 thì tỷ lệ lao động trong nông nghiệp vẫn tăng.
Bảng 1.1: Dân số trong độ tuổi lao động ở các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1997-2017
Đơn vị tính: Người TT Năm Đơn vị 1997 2005 2010 2017 Độ tuổi lao động Lao động nông nghiệp Độ tuổi lao động Lao động nông nghiệp Độ tuổi lao động Lao động nông nghiệp Độ tuổi lao động Lao động nông nghiệp 1 Tam Kỳ 97058 57080 103565 59120 108255 58214 102446 82748 2 Hội An 43358 14880 44218 15357 46173 15136 71530 16220
3 Điện Bàn 103375 80223 114365 82610 120952 81565 142788 101232 4 Duy Xuyên 62490 40724 67017 41154 68172 42128 88754 59744 5 Thăng Bình 126668 98715 131428 99015 138225 100412 13886 10862 6 Núi Thành 65583 52186 65857 53085 67023 53742 114533 95566 7 Phú Ninh4 - - 56238 49277 60725 49218 60985 48923 Tổng cộng 498532 343808 582688 399618 609525 400415 594922 415295 Nguồn: [15, tr. 160-161].
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng, trong giai đoạn 1997-2017, công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, kiến thức cho các đối tượng lao động phổ thông, trong đó có lao động nông nghiệp được các cấp chính quyền và các ngành chức năng quan tâm. Trong 5 năm (1997-2002) có 32.470 lao động nông nghiệp khu vực các huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Nam được bồi dưỡng, tập huấn tại các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư [57,tr. 5]. Trong giai đoạn 2016-2017, đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Chính phủ5 đối với các huyện đồng bằng là 3.742 người [63, tr. 5].
Như vậy, từ những phân tích trên cho thấy, tiền đề về nguồn nhân lực đối với lao động nông nghiệp ở các huyện đồng bằng Quảng Nam cơ bản đáp ứng nhu cầu của hoạt động sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 1997-2017. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là quá trình đô thị hóa sẽ làm giảm dần lực lượng lao động trong nông nghiệp do chuyển sang lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ; bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cũng làm giảm lao động trực tiếp trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Tóm lại, những tiền đề về dân số và nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp của các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam. Với xuất phát điểm từ nền kinh tế nông nghiệp, các huyện đồng bằng có lực lượng lao động nông thôn dồi dào, là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp trong giai đoạn 1997-2017, góp phần triển khai thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
4 Giai đoạn này chưa thành lập huyện Phú Ninh.
5 Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
1.4. Tiền đề về chủ trương, chính sách
1.4.1. Chủ trương, chính sách chung của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn (1997-2017) nông nghiệp, nông thôn (1997-2017)
Trong thực tiễn lãnh đạo xây dựng và phát triển đất nước, từ những bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới, cũng với những kinh nghiệm trong 10 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước (1986-1996), Đảng ta đã quan tâm và ngày càng làm sáng tỏ hơn về đường lối, quan điểm, chủ trương phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong quá trình đổi mới, đường lối đúng đắn của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn đã khơi dậy nguồn động lực to lớn của nhân dân cả nước nói chung và khu vực đồng bằng tỉnh Quảng Nam nói riêng, đưa đến những thành tựu rất quan trọng.
Hội nghị Trung ương 6 khóa VIII của Đảng (1998) đã họp bàn về “Nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 1999 và vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn”. Hội nghị khẳng định: “Tập trung sức cao hơn nữa cho nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cơ sở vững chắc cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trong mọi tình huống, ưu tiên phát triển công nghiệp vụ nông nghiệp, điều chỉnh cơ cấu, đổi mới cơ chế các ngành công nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, tăng nhanh khả năng cạnh tranh của sản phẩm” [24, tr. 194]. Nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 1) khóa VIII của Đảng có những điểm mới, trong đó đã khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt, lần đầu tiên trong Nghị quyết của Đảng, vấn đề kinh tế trang trại đã được thừa nhận, được xem như một hình thức phát triển kinh tế hộ sản xuất theo hướng hàng hóa với quy mô lớn hơn, trình độ sản xuất ở mức cao hơn; chủ trương phát triển kinh tế hộ, đổi mới hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân; tăng đầu tư cho nông nghiệp, mở rộng quyền của người sử dụng đất, thừa nhận đất đai có giá. Nghị quyết cũng yêu cầu: “Để thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, cần tập trung sức phát triển sản xuất gắn với công nghiệp chế biến một số loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân và xuất khẩu (mía đường, bông, thịt, sữa, nguyên liệu giấy, cao su, tôm, cá...); coi trọng công nghệ sau thu hoạch; thực hiện tốt các khâu cơ khí hoá; khôi phục và phát triển các ngành, nghề truyền thống; xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội. Theo hướng đó các ngành công nghiệp, dịch vụ phải xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” [26, tr. 489].
Để đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngày 10 tháng 11 năm 1998, Ban Bí thư Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW “về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn”. Trên cơ sở đánh giá những hạn chế trong nông nghiệp những năm qua, Nghị quyết đề ra quan điểm:
Coi trọng thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển nông nghiệp (gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp) và xây dựng nông thôn, đưa nông nghiệp
và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, củng cố liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, ngành nghề gắn sản xuất với thị trường để hình thành sự liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn và trên phạm vi cả nước; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới; gắn công nghiệp hoá với thực hiện dân chủ hoá và nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ở nông thôn: tạo ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn, thực hiện có kết quả mục tiêu phát triển dân số.
Phát huy lợi thế của từng vùng và cả nước, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển nông nghiệp hàng hoá đa dạng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nông sản thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp, hướng mạnh ra xuất khẩu.
Phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã dần trở thành nền tảng, hợp tác và hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển theo đúng pháp luật. Tiếp tục phát triển nhiều hình thức kinh tế hợp tác; các loại hình hợp tác xã dịch vụ cho kinh tế hộ nông dân, từng bước xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật hợp tác xã; chú trọng liên kết kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác. Tạo điều kiện và khuyến khích mạnh mẽ hộ nông dân và những người có khả năng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn [26, tr. 534-535].
Ngày 15 tháng 6 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị quyết 09 “Về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”. Một trong những nội dung đáng chú ý của Nghị quyết này là, Chính phủ cho phép chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển một phần diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang sản xuất các loại sản phẩm khác có hiệu quả cao hơn, như đất khô hạn chuyển sang trồng màu, đất trũng và đất ven biển chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, đất ven đô thị chuyển sang trồng rau, hoa, cây ăn quả... [65]. Nghị quyết 09/CP của Chính phủ đã thể hiện sự đổi mới tư duy kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, lấy hiệu quả làm mục tiêu, khác hẳn với tư duy tự túc lương thực như những năm trước, không còn cấm việc chuyển đất lúa sang trồng cây trồng khác hoặc chạy theo năng suất cao, sản lượng nhiều mà không quan tâm đến chất lượng, giá cả nông sản và sức cạnh tranh trên thị trường.
Ngày 28 tháng 2 năm 2001, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 63-CT/TW “về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn”. Chỉ thị khẳng định, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn có vai trò cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, làm cơ sở để
ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạo hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự thành công của sự nghiệp đó chủ yếu phụ thuộc vào trình độ dân trí, vào việc đẩy mạnh áp dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học - công nghệ và phát huy lợi thế so sánh của từng vùng trong cả nước để chuyển dịch cơ