7. Bố cục của luận văn
2.1.1. Lĩnh vực trồng trọt
Trước khi chia tách tỉnh, lĩnh vực trồng trọt trong nông nghiệp ở các huyện đồng bằng đã được các cấp, các ngành của tỉnh và các địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, sự nỗ lực, phấn đấu của người nông dân quyết tâm ổn định sản xuất, đảm bảo đời sống lương thực. Sau khi thống nhất đất nước, công tác khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục sản xuất được đẩy mạnh. Một số chủ trương, chính sách được ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp được triển khai rộng rãi. Trong đó, có những ưu tiên đối với lĩnh vực trồng trọt. Chính vì vậy, mặc dù còn nhiều khó khăn, hạn chế về vốn đầu tư, cũng như việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác, song ngành trồng trọt các huyện đồng bằng Quảng Nam đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu.
Trong những năm đầu giải phóng (1976-1980), diện tích sản xuất bị bỏ hoang trong chiến tranh đã từng bước được khôi phục đưa vào sản xuất, nhân dân cũng tích cực khai hoang để tăng diện tích canh tác mới. Năm 1976, diện tích cây lương thực ở các huyện đồng bằng nhanh chóng được mở rộng và đưa vào sản xuất với 54.167 ha, sản lượng đạt 93.284 tấn; đến năm 1980, diện tích đã tăng lên 69.820 ha, sản lượng đạt 175.720 tấn (Bảng 2.1). Có thể thấy rằng, lĩnh vực trồng trọt đã có những chuyển biến tích cực, trong đó sản xuất lương thực được ưu tiên hàng đầu nhằm phục vụ nhu cầu của người dân.
Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng cây lương thực ở các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1976-1996
Đơn vị tính: Ha - Tấn
TT Năm Đơn vị
1976 1980 1990 1996
D.tích S.lượng D.tích S.lượng D.tích S.lượng D.tích S.lượng
1 Tam Kỳ 18185 25075 20451 44895 12796 34224 13642 40883 2 Hội An 982 1516 1479 3054 1310 3331 1227 4595 3 Điện Bàn 13077 32064 18349 61905 16267 59662 15774 62894 4 Duy Xuyên 7172 14516 10114 27952 11051 42008 10985 41873 5 Thăng Bình 14751 20113 19427 37914 15907 32646 16433 41557 6 Núi Thành - - - - 7865 18739 8276 22058 7 Phú Ninh - - - - Tổng cộng 54167 93284 69820 175720 65196 190610 66337 213860 Nguồn: [11, tr. 93-94].
Cơ cấu ngành trồng trọt trong giai đoạn này chủ yếu là các loại cây lương thực, như lúa, bắp, sắn, khoai lang, lạc, các loại rau đậu... Việc phát triển các loại cây có giá trị kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa chưa có điều kiện đầu tư. Diện tích trồng lúa trong thời kỳ này chiếm tỷ lệ cao 96,6% năm 1976, đến năm 1980 tăng lên 98,6% trong tổng số diện tích cây lương thực các huyện đồng bằng. Sản lượng tăng từ 91.548 (năm 1976) lên 174.298 (năm 1980) (Bảng 2.2). Đây là một kết quả quan trọng trong việc sản xuất lương thực, thể hiện quyết tâm và sự nỗ lực các cấp chính quyền và người nông dân trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
Bảng 2.2: Diện tích và sản lượng trồng lúa ở các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1976-1996
Đơn vị tính: Ha - Tấn
TT Năm Đơn vị
1976 1980 1990 1996
D.tích S.lượng D.tích S.lượng D.tích S.lượng D.tích S.lượng
1 Tam Kỳ 18140 25040 20451 44895 12796 34224 13016 40226 2 Hội An 863 1410 1341 2982 1219 3152 1006 4258 3 Điện Bàn 12074 31064 17676 60759 16109 59352 14252 58833 4 Duy Xuyên 6579 13956 9950 27750 11000 41808 10015 38875 5 Thăng Bình 14708 20078 19425 37912 15907 32646 15733 41055 6 Núi Thành - - - - 7865 18739 8012 22145 7 Phú Ninh - - - - 0 0 0 0 Tổng cộng 52364 91548 68843 174298 64896 189921 62034 205392 Nguồn: [11, tr. 98-99].
Ngành trồng trọt trong giai đoạn này còn mang tính chất kinh tế cá thể hộ gia đình, chưa được quy hoạch thành những vùng sản xuất chuyên canh, các tiến bộ của khoa học, kỹ thuật chưa được áp dụng, năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt không cao. Chính vì vậy, giá trị của ngành trồng trọt chưa có sự đóng góp nhiều đối với giá trị sản xuất nông nghiệp của khu vực đồng bằng cũng như của toàn tỉnh.
Với cơ chế và những chính sách hỗ trợ phát triển đối với nông nghiệp của tỉnh, đặc biệt là sản xuất lương thực nhằm đảm bảo đời sống của nhân dân, các cấp, các ngành và các địa phương vùng đồng bằng tỉnh Quảng Nam đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động sản xuất. Trong đó, sản xuất lúa gạo được ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, một số loại cây lương thực như ngô, khoai, sắn, đậu... cũng được chú trọng. Sản lượng lương thực các huyện đồng bằng Quảng Nam thời kỳ này không ngừng được cải thiện qua từng năm, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương, bình quân sản lượng lương thực năm 1996 đạt 253 kg/người [8, tr. 106].
Mặc dù diện tích sản xuất lương thực đã được tăng lên, song hiệu quả sản xuất còn ở mức thấp, bình quân sản lượng lương thực chỉ đạt 2 tấn/ha (1976) và 3,4 tấn/ha (1996) [11, tr. 94]. Các hoạt động trồng trọt chưa được đầu tư về chất lượng giống cây trồng,
phân bón và kỹ thuật thâm canh. Bên cạnh đó, quá trình lao động sản xuất chủ yếu là thủ công, chưa có các phương tiện kỹ thuật và máy móc hỗ trợ, nên nguồn nhân lực phục vụ trong sản xuất lương thực lớn (phần lớn là trồng lúa), nhưng hiệu quả kinh tế mang lại không cao.
Về cơ cấu ngành trồng trọt, trong những năm đầu thống nhất đất nước, sản xuất lương thực luôn chiếm tỷ lệ lớn. Năm 1976, giá trị sản xuất cây lương thực chiếm tỷ trọng 81,3%, rau đậu chiếm 6,8%, cây công nghiệp hàng năm chiếm 6,2% và cây công nghiệp lâu năm chiếm 2,0%, cây ăn quả chiếm 3,7% [7, tr. 45]. Đến năm 1996, tỷ trọng cây lương thực chiếm 73,8%, rau đậu chiếm 7,8%, cây công nghiệp hàng năm chiếm 9,2% và cây công nghiệp lâu năm chiếm 2,4%, cây ăn quả chiếm 3,0% [11, tr. 83]. Mặc dù cây lương thực đã có sự điều chỉnh giảm dần về tỷ trọng, song vẫn còn ở mức cao. Trong khi đó, các loại cây rau đậu, cây ăn quả, cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu ngành trồng trọt. Mặc dù việc sản xuất lương thực cơ bản đáp ứng được nhu cầu của đời sống nhân dân, song người nông dân vẫn còn nặng về tư duy nông nghiệp truyền thống, chưa kịp thời đổi mới cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa nhắm đáp ứng nhu của thị trường.
Nhìn chung, lĩnh vực trồng trọt ở các huyện đồng bằng trong giai đoạn 1976-1996 gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, điều kiện đầu tư cho phát triển nông nghiệp rất hạn chế. Song, ngành nông nghiệp của các huyện đồng bằng đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, góp phần ổn định sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực của người dân địa phương. Tuy nhiên, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt vẫn còn ở mức thấp, chất lượng sản phẩm không cao, chưa phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, nên giá trị đóng góp của ngành trồng trọt vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế. Tuy giá trị đóng góp của ngành trồng trọt không lớn, nhưng ngành trồng trọng tại các huyện đồng bằng của tỉnh cũng giữ vai trò nhất định, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.