Đặc điểm của quá trình phát triểnkinh tế nông nghiệp các huyện đồngbằng

Một phần của tài liệu Kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh quảng nam (1997 2017) 1 (Trang 75 - 81)

7. Bố cục của luận văn

3.1. Đặc điểm của quá trình phát triểnkinh tế nông nghiệp các huyện đồngbằng

Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội 20 năm qua (1997-2017), các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam luôn coi trọng sản xuất nông nghiệp, một mặt nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong nhân dân, mặt khác tạo nền tảng vững chắc thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam chiếm phần lớn giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh, không chỉ giải quyết vấn đề lao động, việc làm ở nông thôn, mà còn có những tác động rất lớn đối với sự chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp của tỉnh, tạo tiền đề cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Quảng Nam theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra. Trong quá trình phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam nói chung, các huyện đồng bằng với những điều kiện về tự nhiên, điều kiện về kinh tế - xã hội riêng, nên quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp cũng hình thành những đặc điểm mang những nét riêng của từng địa phương.

3.1. Đặc điểm của quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam (1997-2017) bằng tỉnh Quảng Nam (1997-2017)

Từ những kết quả đạt được sau 20 năm chia tách tỉnh (1997-2017), có thể thấy một số đặc điểm nổi bật của nền kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam như sau:

Thứ nhất, kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng Quảng Nam trong giai đoạn 1997-2017 có sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản xuất và phát triển qua hai giai đoạn.

Trước thời điểm chia tách tỉnh (1997), kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng chủ yếu là nền sản xuất lương thực tự cung, tự cấp, với thế độc canh cây lúa, không đảm bảo được vấn đề lương thực của người dân. Nguyên nhân chính là do trình độ sản xuất còn lạc hậu, yếu kém, phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa có sự đầu tư phát triển khoa học, công nghệ để áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Công tác quản lý, điều hành của các cấp chính quyền cũng như việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Sau khi chia tách tỉnh, nền sản xuất nông nghiệp các huyện đồng bằng bước đầu được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và nguồn vốn phục vụ sản xuất. Các dịch vụ nông nghiệp dần hình thành và phát triển, nhất là các dịch vụ về giống cây trồng, con vật nuôi, vật tư nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất. Nhờ đó, nông nghiệp các huyện đồng bằng đã có những chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất được cải thiện qua từng năm, góp phần nâng cao đời sống của người nông dân.

Trong giai đoạn 1997-2006, từ một nền sản xuất lạc hậu, yếu kém, nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam đã từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, phát triển đồng bộ trên các lĩnh vực của nền sản xuất nông nghiệp. Trên lĩnh

vực trồng trọt, thế độc canh cây lúa từng bước được xóa bỏ, thay vào đó là các loại cây trồng có năng suất cao được triển khai ở những diện tích trồng lúa năng suất thấp. Có thể thấy rõ, diện tích trồng lúa năm 1997 từ 64.137 ha, chiếm 97,8% tổng diện tích trồng cây lương thực. Đến năm 2006, diện tích trồng lúa giảm xuống còn 47.888 ha, chiếm 89,4% tổng diện tích trồng cây lương thực (Bảng 3.1). Năng suất lúa bình quân tăng liên tục từ 32 tạ/ha năm 1997 lên 45,8 tạ/ha năm 2006.

Bảng 3.1: Diện tích và sản lượng lúa ở các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam năm 1997 và 2006

Đơn vị: Ha - Tấn

TT Năm Đơn vị

1997 2006

Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng

1 Tam Kỳ 13344 40972 2424 11950 2 Hội An 1049 4342 856 4825 3 Điện Bàn 14935 59676 10894 62762 4 Duy Xuyên 10432 39732 6890 38017 5 Thăng Bình 16237 41951 12840 59353 6 Núi Thành 8140 22957 7171 31818 7 Phú Ninh - - 6813 36290 Tổng cộng 64137 209630 47888 245015 Nguồn: [12, tr. 114-115].

Với cơ cấu giảm dần diện tích trồng lúa, tăng diện tích cây rau, đậu các loại và cây công nghiệp hằng năm, trong giai đoạn này, các huyện đồng bằng đã tập trung phát triển, mở rộng diện tích gieo trồng các loại cây ngô, lạc, sắn, khoai lang, vừng (mè)... Trong đó, đáng chú ý, diện tích cây ngô năm 1997 chỉ có 1.424 ha, đến năm 2006 tăng lên 5.365 ha [12, tr. 124]. Diện tích cây rau, đậu các loại năm 1997 là 8.257 ha, năm 2006 tăng lên 13.747 ha [12, tr. 128]. Ngoài ra, diện tích các loại thực phẩm khác cũng tăng dần qua các năm. Số liệu thống kê cho thấy, sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng của ngành trồng trọt đã được đẩy mạnh thực hiện, từng bước đa dạng hóa cây trồng, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt của các huyện đồng bằng.

Ngành chăn nuôi trong giai đoạn 1997-2006 đã có sự chuyển biến tích cực, từ chăn nuôi nhỏ lẻ với hình thức kinh tế hộ gia đình dần chuyển sang chăn nuôi tập trung với quy mô về diện tích và số lượng. Đáng chú ý, đàn lợn được tập trung phát triển ở thị xã Điện Bàn và huyện Thăng Bình. Năm 2006, tổng đàn trâu các huyện đồng bằng đạt 37.467 con (năm 1997 là 25.099 con), đàn bò đạt 104.530 con (năm 1997 là 103.237 con), đàn lợn các đạt 371.000 con (năm 1997 là 286.582 con) (Bảng 3.2). Chăn nuôi gia cầm đã đạt được những kết quả vượt bậc cả về số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm. Tổng đàn gia cầm ở các huyện đồng bằng năm 2006 đạt 2.526 nghìn con (năm 1997 là 1.701 nghìn con) [12, tr. 132].

Bảng 3.2: Số lượng gia súc ở các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam năm 1997 và 2006

Đơn vị: Con TT Năm Đơn vị 1997 2006 Trâu Lợn Trâu Lợn 1 Tam Kỳ 7803 22612 50520 2784 5787 18958 2 Hội An 487 2042 7103 248 2036 10975 3 Điện Bàn 1971 22249 78569 1427 22994 108495 4 Duy Xuyên 4793 11278 51058 3952 16021 61247 5 Thăng Bình 4201 29038 68435 8435 26531 91860 6 Núi Thành 5844 16018 30897 10402 15809 38150 7 Phú Ninh - 0 - 10219 15352 41315 Tổng cộng 25099 103237 286582 37467 104530 371000 Nguồn: [12, tr. 133-135].

Trên lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản, các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam có ưu thế lớn với diện tích mặt hồ ước tính gần 4.077 ha và hệ thống sông ngòi khá phong phú [15, tr. 19]. Nuôi trồng thủy hải sản ở các huyện trong những năm đầu chia tách tỉnh chủ yếu được triển khai ở vùng nước ngọt, chưa phát huy thế mạnh về diện tích mặt nước vùng ven biển và các cửa sông lớn. Mặc dù vậy, ngành nuôi trồng thủy hải sản đã có sự chuyển dịch cơ cấu từ nuôi trồng nhỏ lẻ, manh mún sang nuôi trồng tập trung, diện tích từng bước được mở rộng, tập trung ở các địa phương như Hội An, Thăng Bình và Núi Thành. Giá trị sản xuất ngành nuôi trồng thủy hải sản đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội dần tăng lên.

Trong giai đoạn 2007-2017, sự tích tụ trong sản xuất và phát triển kinh tế đã tạo tiền đề thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp. Nền sản xuất nông nghiệp các huyện đồng bằng có sự chuyển biến tích cực cả về quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm và cơ cấu ngành. Cùng với đó, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã có những tác động làm thay đổi nền kinh tế nông nghiệp của các huyện đồng bằng. Việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp được thực hiện rộng rãi, hiệu quả và giá trị sản phẩm nông nghiệp luôn tăng dần qua các năm. Quy mô sản xuất từ kinh tế cá thể hộ gia đình chuyển sang hình thức hợp tác xã sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh. Sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo hướng hàng hóa, đảm bảo cung ứng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Trên lĩnh vực trồng trọt, cùng với việc mở rộng diện tích và áp dụng các tiến bộ của công nghệ sinh học, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được đẩy mạnh thực hiện theo hướng giảm dần diện tích và nâng cao năng suất cây lương thực, tăng diện tích cây rau, đậu các loại, cây công nghiệp hằng năm và cây công nghiệp lâu năm. Trong đó, việc đưa các giống ngô lai cho năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất đại trà, đã tạo

ra sự chuyển biến tích cực về năng suất và sản lượng ngô. Đặc biệt, một số huyện đã hình thành những vùng chuyên canh tập trung ngô như thị xã Điện Bàn gần 2.000 ha, năng suất đạt 53 tạ/ha và sản lượng trên 10.000 tấn [38, tr. 89], huyện Duy Xuyên với 1.800 ha, năng suất đạt 56 tạ/ha và sản lượng trên 10.000 tấn [37, tr. 92]. Cũng trong thời kỳ này, lĩnh vực trồng trọt đã tiến hành đa dạng hóa các loại cây trồng, từng bước xóa dần thế độc canh cây lúa. Năm 2017, diện tích trồng lúa giảm đáng kể, còn 52.224 ha (năm 1997 là 64.137 ha), trong khi đó sản lượng lúa tăng từ 209.630 tấn (năm 1997) lên 298.483 tấn (năm 2017) (Bảng 3.3).

Bảng 3.3: Diện tích trồng lúa ở các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1997 - 2017

Đơn vị tính: Ha - Tấn

TT Năm Đơn vị

1997 2007 2017

D. tích S. lượng D. tích S. lượng D. tích S. lượng

1 Tam Kỳ 13344 40972 2315 11950 2342 12397 2 Hội An 1049 4342 845 4825 719 4485 3 Điện Bàn 14935 59676 10894 62762 11301 65218 4 Duy Xuyên 10432 39732 6790 38017 7455 45056 5 Thăng Bình 16237 41951 12840 59353 15934 89777 6 Núi Thành 8140 22957 7155 31818 7828 42737 7 Phú Ninh - - 6713 36290 6645 38813 Tổng cộng 64137 209630 47552 245015 52224 298483 Nguồn: [15, tr. 210-211; 16, tr. 123-125].

Chăn nuôi phát triển ổn định theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, trước hết là đàn heo và các loại gia cầm gắn với việc triển khai các dự án đầu tư nước ngoài. Đàn trâu và đàn bò cũng được chú trọng phát triển ở dọc các bãi bồi ven sông như sông Thu Bồn, sông Trường Giang... Các địa phương đã chú trọng đến công tác quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung, đầu tư xây dựng về chuồng trại, con giống, các điều kiện phòng dịch, phương tiện kỹ thuật, nhằm tăng năng suất và hiệu quả trong hoạt động chăn nuôi. Một số địa phương là điển hình trong hoạt động chăn nuôi như thị xã Điện Bàn năm 2017 có đàn lợn đạt 82.577 con, tăng 3.918 con so với năm 1997 [39, tr. 131], huyện Thăng Bình đạt 91.577 con, tăng 23.142 con [40, tr. 129].

Có thể thấy rằng, kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu sản xuất. So với một số vùng đồng bằng khu vực duyên hải miền Trung thì công tác quy hoạch và chính sách phát triển nông nghiệp được triển khai khá sớm. Nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp đã được các cấp, các ngành đẩy mạnh thực hiện. Nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp từng bước được mở rộng. Các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển nông nghiệp ngày càng nhiều. Điều này đã tạo điều kiện để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ

cấu trong sản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp ở các huyện đồng bằng giai đoạn 1997-2017, cũng là những điều kiện cần thiết cho sự phát triển trong những năm tiếp theo.

Thứ hai, sản xuất nông nghiệp các huyện đồng bằng Quảng Nam còn nhỏ lẻ, chưa được tích tụ ruộng đất để hình thành những cánh đồng mẫu lớn. Các huyện đồng bằng với diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn, nhưng phần lớn tập trung vào ngành trồng trọt, trực tiếp là sản xuất các loại cây lương thực, song chưa quy hoạch được những cánh đồng mẫu lớn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Trong giai đoạn 1997-2006, hoạt động sản xuất lương thực còn mang nặng hình thức kinh tế hộ gia đình, đất sản xuất bị chia thửa nhỏ, khó khăn cho việc thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp. Trong hoạt động chăn nuôi, chưa phát triển mô hình kinh tế trang trại và chưa hình thành các khu chăn nuôi tập trung.

Đến giai đoạn 2007-2017, nông nghiệp các huyện đồng bằng đã có những tiến bộ về quy mô và hình thức sản xuất, hướng đến một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa phát triển bền vững. Tuy nhiên, so với các vùng đồng bằng ở một số tỉnh thành lân cận như Đà Nẵng, Quảng Ngãi thì quy mô sản xuất vẫn còn ở mức vừa và nhỏ. Việc dồn điền, đổi thửa triển khai còn chậm, chưa đồng bộ. Hoạt động canh tác nhỏ lẻ gây ảnh hưởng đến việc triển khai các phương tiện máy móc, trang thiết bị phục vụ trong sản xuất. Đặc điểm này cũng xuất phát từ điều kiện tự nhiên của khu vực đồng bằng tỉnh Quảng Nam, đó là do địa hình bị chia cắt bởi nhiều sông, suối, ao hồ, diện tích hẹp từ tây sang đông và trải dài theo hướng bắc - nam tạo nên những cánh đồng nhỏ, hẹp. Bên cạnh đó, phần lớn người dân vùng nông thôn sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, việc phân chia ruộng đất cho người nông dân cũng là nguyên nhân trở ngại cho quá trình tích tụ ruộng đất để hình thành những cánh đồng mẫu lớn.

Thứ ba, sản xuất nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam chịu sự tác động và chi phối bởi điều kiện tự nhiên. Đây là một trong những đặc điểm của kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng nói riêng, cũng như nền nông nghiệp của tỉnh nói chung. Các huyện đồng bằng Quảng Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, thường có mưa nhiều và xuất hiện những đợt lũ từ thượng nguồn đổ về khu vực hạ lưu vùng đồng bằng vào các tháng 9, tháng 10 và tháng 11 hàng năm, đã tác động không nhỏ đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa, lượng nước nhiều sẽ gây ra hiện tượng lũ lụt, ngập úng, làm hư hại hoa màu và các hoạt động sản xuất khác. Mùa nắng gây khô hạn và tạo ra hiện tượng xâm nhập mặn ở những vùng ven biển [64, tr. 9]. Vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm cũng tạo điều kiện cho sâu bọ, dịch bệnh phát triển, lây lan, gây ảnh hưởng đến lớn đến ngành trồng trọt và chăn nuôi.

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất nông nghiệp ở các huyện đồng bằng Quảng Nam gắn liền với quá trình tái sản xuất tự nhiên, xen lẫn với nhau nhưng lại không đồng nhất về thời gian, nên đã tạo ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp. Tuy nhiên, các huyện đồng bằng Quảng Nam chưa thực hiện tốt việc xen canh hoặc chuyển đổi mùa vụ phù

hợp với các thời điểm khác nhau trong năm, nên chưa phát huy tối đa lực lượng lao động trong nông nghiệp. Từ đặc điểm này có thể thấy rằng, trong giai đoạn 1997-2017, kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng chưa phát huy hết nguồn nhân lực lao động trong nông nghiệp, thời gian nông nhàn của người lao động trong sản xuất nông nghiệp dư thừa nhưng chưa có giải pháp khắc phục.

Vì vậy, kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam cần phát huy những lợi thế về điều kiện khí hậu nhằm khai thác tốt giá trị của các loại giống cây trồng, con vật nuôi vùng nhiệt đới gió mùa ẩm, đồng thời, có giải pháp khắc phục những mặt trái của khí hậu tác động đến sản xuất nông nghiệp, nhất là việc xây dựng, nâng cấp hệ thống đê điều, chống thâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước tưới trong nông nghiệp và nước sinh hoạt của người dân trong mùa khô, chống ngập úng vào mùa mưa.

Thứ tư, kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng Quảng Nam là chịu tác động và ảnh hưởng lớn bởi quá trình CNH, HĐH và quá trình đô thị hóa nông thôn. Một trong những đặc điểm của kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng Quảng Nam là chịu tác động và ảnh hưởng lớn từ quá trình CNH, HĐH. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp do việc hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp như Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn), Khu công nghiệp Tam Thăng, Khu công nghiệp Trường Xuân (thành phố Tam Kỳ), Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Kinh tế nông nghiệp các huyện đồng bằng tỉnh quảng nam (1997 2017) 1 (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)