Đánh giá chung về phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy tinh bột sắn tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CHO NHÀ máy TINH bột sắn tại HUYỆN HƯỚNG hóa TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 101 - 104)

1.1.1 .Một số khái niệm liên quan

2.5. Đánh giá chung về phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy tinh bột sắn tạ

tại huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị

2.5.1. Kết quả đạt được

Thứ nhất, diện tích vùng nguyên liệu cho Nhà máy tinh bột sắn tại huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã đƣợc phát triển và khá rộng qua các năm.

Thứ hai, việc phát triển vùng nguyên liệu đƣợc chính quyền địa phƣơng quan tâm đúng mức. Nhà máy tinh bột sắn huyện Hƣớng Hóa đã phối hợp với chính quyền địa phƣơng trong việc xây dựng quy hoạch. Nhờ đó huyện Hƣớng Hóa đã có quy hoạch phù hợp về phát triển vùng nguyên liệu cho Nhà máy tinh bột sắn Hƣớng Hóa.

Thứ ba, huyện Hƣớng Hóa đã chú trọng đầu tƣ cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng giao thông vào các bản làng đi cùng với chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, đƣờng vào nội đồng… để phục vụ bà con nông dân canh tác.

Thứ tƣ, nhà máy, chính quyền địa phƣơng và các đơn vị liên quan thƣờng xuyên phối hợp để hỗ trợ ngƣời nông dân trong liên kết hợp tác, hỗ trợ vốn, cung ứng giống, cam kết bao tiêu sản phẩm…góp phần tạo điều kiện cho ngƣời dân yên tâm sản xuất.

Thứ năm, nhà máy chú trọng thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trƣờng trong sản xuất sắn bằng việc tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trƣờng và mạnh dạn đầu tƣ hệ thống xử lý nƣớc thải đạt chuẩn.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Thứ sáu, nhà máy đã nghiên cứu thành công loại phân vi sinh chất lƣợng tốt, giá rẻ để bán cho ngƣời dân nhằm tăng năng suất cho cây sắn.

2.5.2. Hạn chế

Thứ nhất, việc phát triển diện tích vùng nguyên liệu không thực sự đi kèm với phát triển sản lƣợng khi mà năng suất sắn/ đơn vị diện tích còn thấp so với trung bình chung cả nƣớc.

Thứ hai, phần lớn ngƣời dân vẫn duy trì tập quán canh tác lạc hậu, trồng sắn không chăm sóc, bón phân nên dẫn đến năng suất cây sắn không cao.

Thứ ba, giá cả các loại vật tƣ, phân bón trên địa bàn (trừ phân vi sinh do Nhà máy sản xuất) thƣờng có giá cao hơn so với các vùng khác nên làm ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ phân bón của bà con nông dân.

Thứ tƣ, phần lớn lao động trồng sắn trên địa bàn huyện Hƣớng Hóa là lao động trung niên, lớn tuổi nên theo thời gian, lực lƣợng lao động càng hạn chế. Bộ phận lao động trẻ tuổi không mặn mà với việc trồng sắn mà họ thƣờng làm việc ở các ngành nghề khác hoặc đi làm ăn xa địa phƣơng.

Thứ năm, mặc dù đã có đầu tƣ cho việc bảo vệ môi trƣờng nhƣng tại khu vực Nhà máy hoạt động vẫn còn xảy ra tình trạng mùi hôi gây ảnh hƣởng cho ngƣời dân sống xung quanh khu vực.

Thứ sáu, phát triển vùng nguyên liệu sắn chƣa thực sự đi đôi với công tác bảo vệ rừng khi mà ngƣời dân thƣờng xuyên đốt rừng làm rẫy và công tác quản lý, bảo vệ rừng của chính quyền địa phƣơng chƣa thực sự thắt chặt.

2.5.3. Nguyên nhân hạn chế

Thứ nhất, do trình độ văn hóa của ngƣời nông dân trồng sắn trên địa bàn huyện Hƣớng Hóa chƣa cao. Nhiều ngƣời dân tham gia trồng sắn không đi học hoặc có trình độ dân trí thấp nên chƣa nhận thức đúng đắn về việc đầu tƣ, chăm sóc cây sắn sao cho đạt năng suất, chất lƣợng cao nhất.

Thứ hai, do điều kiện kinh tế của các hộ dân trồng sắn còn khó khăn nên họ chủ yếu lấy công làm lãi, ít khi mạnh dạn đầu tƣ canh tác cây sắn theo hƣớng hiện đại hóa bằng càng phƣơng pháp nhƣ thuê máy làm đất, cơ giới hóa nông

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

nghiệp…Họ chủ yếu bỏ công ra trồng và sự phát triển của cây sắn phụ thuộc vào thời tiết, thổ nhƣỡng tự nhiên.

Thứ ba, do địa bàn huyện Hƣớng Hóa rộng, trong khi nhân viên của nhà máy ít nên những vấn đề về hƣớng dẫn ngƣời nông dân thực hiện các kỹ thuật canh tác, khuyến khích họ đầu tƣ chăm sóc để tăng năng suất, sản lƣợng còn hạn chế.

Thứ tƣ, do sự quản lý chƣa đƣợc chặt chẽ của chính quyền địa phƣơng dẫn đến nhiều ngƣời dân tự ý mở rộng diện tích cây sắn thông qua phá rừng làm rẫy làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái.

Thứ năm, nhà máy sắn và chính quyền địa phƣơng vẫn chƣa quan tâm đúng mức đến sự phát triển của vùng nguyên liệu. Chính quyền địa phƣơng chỉ dừng lại ở công tác quy hoạch, hƣớng dẫn kỹ thuật và Nhà máy mặc dù chú trọng đến tăng năng suất nhƣng tiềm lực có hạn nên chƣa thể nhân rộng các mô hình trồng cây sắn hiệu quả đến bà con nông dân.

Thứ sáu, giá cả thị trƣờng sắn có nhiều biến động, những năm gần đây giá không cao nên bà con nông dân không thấy lãi nhiều khi trồng sắn, vì vậy nhiều ngƣời dân không mặn mà với việc đầu tƣ, nâng cao năng suất, sản lƣợng cho cây sắn.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

CHƢƠNG 3: GII PHÁP PHÁT TRIN VÙNG NGUYÊN LIU CHO NHÀ MÁY TINH BT SN TI HUYỆN HƢỚNG HÓA, TNH

QUNG TR

3.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy tinh bột sắn tại huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CHO NHÀ máy TINH bột sắn tại HUYỆN HƯỚNG hóa TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)