Thực trạng công tác phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy tinh bột sắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CHO NHÀ máy TINH bột sắn tại HUYỆN HƯỚNG hóa TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 66)

5. Bố cục của luận văn

2.3. Thực trạng công tác phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy tinh bột sắn

2.3.1. Các nội dung phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa, Quảng Trị

Thứ nhất, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu

Thời gian qua cây sắn đã khẳng định là một trong những cây trồng chủ lực góp phần xóa đói giảm nghèo, vƣơn lên làm giàu cho ngƣời dân. Để có kết quả nhƣ vậy, quy hoạch trong phát triển diện tích cây sắn hết sức quan trọng.

UBND huyện Hƣớng Hóa đã đƣa cây sắn vào trong quy hoạch từ nhiều năm. Theo quy hoạch vùng trồng sắn nguyên liệu cho Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hƣớng Hóa trên địa bàn huyện Hƣớng Hóa từ 4.200- 4.500 ha. Tuy nhiên, đến hết năm 2018, toàn huyện đã phát triển diện tích trồng sắn lên đến 5.080 ha nếu thống kê đầy đủ có thể hơn 6.000 ha. Nhƣ vậy thực tế phát triển diện triển diện tích trồng sắn đã vƣợt quá quy hoạch.

Mặt khác, do không đƣợc đầu tƣ chăm sóc đảm bảo, nên nhiều diện tích đất trồng sắn bị bạc màu, năng suất, sản lƣợng, hàm lƣợng tinh bột thấp, hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích không cao. Trƣớc thực trạng đó, HĐND huyện Hƣớng Hóa đã ban hành Nghị quyết số 09/2018/ NQ-HĐND ngày 25/7/2018 thông qua “Đề án hỗ trợ chuyển đổi một số diện tích đất trồng sắn kém hiệu quả sang trồng cây trồng khác giai đoạn 2018-2020 đối với các xã vùng Lìa huyện Hƣớng Hóa”, nhằm ổn định diện tích sắn nguyên liệu đạt 4.500 ha, nâng cao năng suất và chất lƣợng cây sắn, sản lƣợng đạt 71.000 tấn vào năm 2020, đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy chế biến sắn hoạt động, đồng thời khắc phục tình trạng thoái hóa đất, nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngƣời dân.

Diện tích trồng sắn của huyện Hƣớng Hóa trƣớc mắt khó có thể mở rộng đến năm 2020 mà còn đứng trƣớc tình trạng bị thu hẹp. Theo số liệu thống kê của Nhà máy tinh bột sắn Hƣớng Hóa, sản lƣợng sắn trên địa bàn huyện Hƣớng Hóa chỉ mới

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

đáp ứng khoảng 32% nhu cầu nguyên liệu (bảng 2.10) do nhà máy đã tăng công suất hoạt động từ năm 2015. Phần còn lại là Nhà máy thu mua từ huyện Đakrông và Lào. Từ khi tăng công suất, Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hƣớng Hóa rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu do năng suất sắn không cao, có xu hƣớng giảm mà nguyên nhân chính là do trồng sắn thiếu đầu tƣ thâm canh, chăm sóc. Nhiều diện tích cây sắn ở Hƣớng Hóa vẫn đƣợc trồng theo quảng canh, năng suất thấp. Bên cạnh đó, việc phát triển sắn ở huyện Hƣớng Hóa hiện vẫn thiếu bền vững, tình trạng phá rừng trồng sắn, trồng sắn quảng canh năng suất thấp là những vấn đề cần quan tậm.

Nhƣ vậy, với diện tích hiện tại theo quy hoạch, để ổn định vùng nguyên liệu, không nên mở rộng diện tích trồng sắn quá mức mà cần tạo vùng nguyên liệu tốt bằng các giống mới kết hợp các biện pháp thâm canh phù hợp.

Thứ hai, hợp tác, liên kết giữa người nông dân và nhà máy

Trong phát triển vùng nguyên liệu, Nhà máy tinh bột sắn Hƣớng Hóa chủ trƣơng liên kết với nông dân trồng sắn để tiêu thụ sản phẩm cho họ. Khi thực hiện liên kết với bà con nông dân, Nhà máy đƣợc sự hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng trong công tác tuyên truyền, giải thích với bà con nông dân về lợi ích khi trồng sắn nguyên liệu cho Nhà máy.

Không nhƣ những nhà máy, doanh nghiệp khác thiếu hợp tác lâu dài, mặn mà với nông dân, Nhà máy tinh bột sắn Hƣớng Hóa luôn tích cực hỗ trợ ngƣời dân trong sản xuất. Nhà máy thực hiện liên kết với ngƣời dân bằng các cam kết tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ giống, phân bón, kỹ thuật trồng…Nhà máy đã tạo niềm tin cho ngƣời dân yên tâm sản xuất.

Tại Nhà máy tinh bột sắn Hƣớng Hóa, đội ngũ 11 ngƣời nhân viên của Nhà máy có nhiệm vụ thống kê diện tích đến từng hộ gia đình, nắm thời vụ gieo trồng, ƣớc tính thời gian nhổ, ƣớc tính sản lƣợng thu hoạch để Nhà máy dự tính kế hoạch sản xuất. Bên cạnh đó nhà máy còn có phần mềm quản lý vùng nguyên liệu cập nhật đến từng hộ gia đình. Khi thu hoạch ngƣời dân phải đến nhà máy đăng ký thời gian nhập lấy giấy hẹn, cung cấp số điện thoại cho cán bộ thu mua và đƣợc Nhà máy xếp lịch thu mua trực tiếp.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Việc liên kết trồng sắn với dân vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con lại vừa giúp chính quyền huyện Hƣớng Hóa giữ đƣợc đất đai vùng biên giới, khẳng định chủ quyền của mình bằng cách tạo điều kiện cho ngƣời nông dân khai phá đất đai sinh sống và sản xuất. Hiện tại, đã có rất nhiều ngƣời nông dân là dân tộc thiểu số tham gia “Câu lạc bộ 100 triệu”, đây là câu lạc bộ ngƣời nông dân trồng sắn có thu nhập trên 100 triệu đồng từ trồng sắn mỗi năm. Đây là con số không nhỏ đối với bà con vùng dân tộc ít ngƣời, kinh tế còn nghèo nhƣ huyện Hƣớng Hóa. Nhƣ vậy, việc hợp tác, liên kết với ngƣời nông dân do Nhà máy thực hiện đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Thứ ba, thực hiện các chính sách hỗ trợ về tín dụng

Hỗ trợ về tín dụng là một trong những cách thức mà Nhà máy, các ngân hàng, chính quyền huyện Hƣớng Hóa áp dụng để hỗ trợ vốn cho ngƣời dân sản xuất cây sắn ở vùng nguyên liệu.

Hỗ trợ về tín dụng cho ngƣời dân trồng sắn tại huyện Hƣớng Hóa đƣợc thực hiện thông qua cho vay liên kết. Vai trò chủ đạo trong hỗ trợ về tín dụng đó là của của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) huyện Hƣớng Hóa. Ngân hàng đã áp dụng nhiều chính sách ƣu đãi về lãi suất để hỗ trợ cho ngƣời dân trồng sắn. Agribank tích cực triển khai thí điểm mô hình cho vay theo chuỗi liên kết khép kín từ khâu sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản đến tiêu thụ sản phẩm ở một số mô hình điểm ở xã Thuận. Bƣớc đầu các mô hình này đã tạo sự đồng thuận cao giữa Nhà máy và ngƣời dân.

Bên cạnh đó, Nhà máy tinh bột sắn Hƣớng Hóa hàng năm cho nhiều hộ dân tiêu biểu ứng trƣớc 50% vốn để sản xuất sắn. Sau khi thu hoạch, nhà máy thu mua sản phẩm của nông dân và khấu từ tiền đã cho ngƣời nông dân ứng khi thanh toán tiền sắn.

Hỗ trợ về tín dụng là một trong những giải pháp giúp ngƣời dân có đủ vốn để đầu tƣ, canh tác. Để sử dụng tốt nguồn vốn đã cho vay, tạm ứng, ngân hàng và Nhà máy phải tham gia sâu sát trong quá trình sản xuất của ngƣời dân để nguồn vốn phát huy có hiệu quả.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Thứ tư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu

Đối với việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu, UBDN huyện Hƣớng Hóa xin hỗ trợ từ các nguồn vốn ngân sách trung ƣơng, ngân sách tỉnh và bố trí ngân sách của huyện. Trong những năm qua, việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng chủ yếu thực hiện thông qua hệ thống hóa giao thông nông thôn, kết hợp với chƣơng trình đầu tƣ xây dựng nông thôn mới để hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Hiện tại, các trục đƣờng chính vào các xã đã đƣợc bê tông hóa, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển sắn từ vùng nguyên liệu vào Nhà máy.

Đối với Nhà máy tinh bột sắn Hƣớng Hóa, việc hỗ trợ cơ sở hạng tầng đƣợc thực hiện thông qua việc làm các đƣờng vào các vùng nguyên liệu, mang tính chất sự vụ, hỗ trợ từ nguồn quỹ phúc lợi để khắc phục tạm thời các đƣờng vào rẫy trƣớc khi chính quyền hỗ trợ đầu tƣ. Hàng năm vào mùa thu hoạch, Nhà máy sắn thƣờng hỗ trợ đổ đá, san mặt bằng khoảng từ 4 đến 5 điểm bị xuống cấp, xe khó vào chở sắn tại địa bàn các xã thuộc huyện Hƣớng Hóa.

Mặc dù đã có nhiều hỗ trợ nhƣng nguồn vốn chính quyền địa phƣơng bố trí và xin hỗ trợ thƣờng chậm còn nguồn quỹ phúc lợi của Nhà máy thì hạn chế nên chỉ đáp ứng đƣợc một phần nhỏ việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện.

Thứ năm, tập huấn hỗ trợ kỹ thuật canh tác

Đối với công tác tập huấn kỹ thuật canh tác, trong những năm qua, Nhà máy tinh bột sắn đã kết hợp với các tổ chức phi chính phủ nhƣ SNV Hà Lan, SPAC, ADB để có huy động quỹ đào tạo kỹ thuật trồng sắn.

Tại huyện Hƣớng Hóa, Nhà máy phối hợp với Trung tâm hƣớng nghiệp và dạy nghề Ngô Tuân để đào tạo kỹ thuật trồng sắn cho mỗi năm hơn 2000 hộ với chi phí hỗ trợ hàng năm khoảng 2 tỷ đồng (bao gồm vốn do các quỹ của các tổ chức phi chính phủ và vốn của Nhà máy). Các chuyên gia của trung tâm và cán bộ kỹ thuật của Nhà máy tổ chức tập huấn mỗi năm 1 đợt vào đầu vụ gieo trồng. Việc tập huấn sẽ đƣợc tổ chức theo từng xã để bà con sắp xếp thời gian tham gia đầy đủ, kịp thời.

Việc tập huấn hỗ trợ kỹ thuật canh tác đã giúp ngƣời dân nắm bắt đƣợc kỹ thuật trồng sắn, bón phân, cải tạo đất, chăm sóc vƣờn cây, thu hoạch. Mặc dù vậy,

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

do tập quán canh tác và nhận thức của bà con trồng sắn chƣa cao nên nhiều hộ dân chƣa thực sự hợp tác với Nhà máy để nâng cao năng suất cây trồng. Vì vậy, UBND huyện Hƣớng Hóa luôn theo sát, đề nghị Nhà máy tiếp tục hỗ trợ cho ngƣời dân trong vùng quy hoạch về giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc sắn để giúp cho bà con áp dụng khoa học kỹ thuật cũng nhƣ phân bón trong thâm canh nâng cao năng suất và sản lƣợng, đảm bảo vùng nguyên liệu và tăng thu nhập cho ngƣời dân.

Thứ sáu, cung cấp giống và vật tư nông nghiệp

-Giống sắn:

Bên cạnh việc tập huấn kỹ thuật trồng sắn và các hỗ trợ khác, Nhà máy tinh bột sắn Hƣớng Hóa còn liên kết với Trung tâm giống Hƣng Lộc ở tỉnh Đồng Nai để cung cấp cho ngƣời dân giống sắn mới, tốt nhất, phù hợp với thổ nhƣỡng của huyện Hƣớng Hóa.

Giống sắn đƣợc trồng trên địa bàn huyện Hƣớng Hóa hiện tại gồm KM94, KM98, F11, F12. Nhƣng chủ yếu trên 90% là giống sắn KM94. Đây là giống sắn cho năng suất cao. Vào thời kỳ mới phát triển vùng nguyên liệu, giống sắn KM94 cho năng suất từ 28- 35 tấn/ha. Tuy nhiên, cây sắn là một loại cây cần nhiều chất dinh dƣỡng, nếu canh tác mà không cung cấp đủ dinh dƣỡng cho cây thì cây sẽ tàn phá đất và năng suất giảm rất nhanh. Tuy nhiên thực tế ngƣời trồng sắn nguyên liệu ở Hƣớng Hóa đã không bón phân cho sắn trong suốt quá trình dài hàng chục năm nay nên năng suất cứ giảm dần, đến vụ thu hoạch sắn năm nay chỉ còn hơn 16 tấn/ha, giảm khoảng 50% năng suất so với thời kỳ đầu mới canh tác.

Nhƣ vậy, giống sắn không phải là vấn đề cấp bách trong phát triển vùng nguyên liệu mà là việc đầu chăm sóc cây sắn để cho cây sắn không bị giảm năng suất. Trong số đó, bón phân cho cây là điều rất cần thiết.

-Các loại phân cần thiết

Cũng nhƣ các loại cây trồng khác, cây sắn cũng cần nhiều chất dinh dƣỡng. Nếu trồng sắn qua nhiều năm mà không chăm bón sẽ làm cho đất bạc màu. Cây sắn cũng cần bón các loại phân nhƣ phân chuồng, đạm, lân, kali…

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Để trồng sắn có năng suất cao, đất ít bạc màu, giúp bà con có phân bón, cũng nhƣ tận dụng 100% phế thải của quá trình chế biến sắn củ tƣơi, Công ty Thƣơng mại Quảng Trị đã xây dựng dây chuyền sản xuất phân vi sinh tại Nhà máy Chế biến tinh bột sắn.

Nhà máy tinh bột sắn Hƣớng Hóa đã nghiên cứu sản xuất thành công phân hữu cơ vi sinh chất lƣợng cao, giá thành rẻ, đƣợc sản xuất thử vỏ gỗ của cây sắn bùn đất từ quá trình sản xuất tinh bột sắn. Mỗi năm dây chuyền này sản xuất khoảng hơn 5.000 tấn phân rồi bán nợ phân bón cho nông dân mà chủ yếu là ngƣời Vân Kiều, Pa Cô với giá rẻ hơn giá thành sản xuất để bón cho cây, tái tạo đất vùng nguyên liệu. Cụ thể giá phân chỉ bán bằng giá 2/3 giá thị trƣờng, khi thu hoạch đƣợc Nhà máy thu mua với giá cộng thêm 20.000 đồng/ tấn sản phẩm.

Kết quả chọn mẫu ngẫu nhiên do ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tiến hành trên 37 hộ ở trồng sắn Hƣớng Hóa cho thấy, thu nhập từ mỗi ha sắn chênh lệch khá nhiều, từ 14 triệu đồng khi không bón phân thành 40 triệu đồng sau khi tham gia bón phân.

Để đảm bảo ổn định vùng nguyên liệu, Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hƣớng Hóa đã xây dựng mô hình trình diễn bón phân cho cây sắn để từ đó nhân ra diện rộng. Mỗi xã đƣợc triển khai thực hiện 1 mô hình điểm và đạt hiệu quả cao. Nhà máy đã hỗ trợ phân hữu cơ vi sinh và phân NPK cho nông dân bón tại các mô hình trình diễn. Hiệu quả đƣa lại là sắn đạt đƣợc năng suất trên 25 tấn/ha. Tuy nhiên, các mô hình đã không đƣợc nhân rộng, nông dân không bón phân nếu không có sự hỗ trợ của Nhà máy mà Nhà máy lại không thể hỗ trợ thâm canh và hƣớng dẫn ứng dụng kĩ thuật trồng sắn cho toàn vùng nguyên liệu đƣợc.

Bên cạnh một số hộ dân biết tận dụng, nhiều hộ dân không sử dụng phân bón. Khi đƣợc cho tặng, họ thờ ơ vì họ trồng sắn nhiều, nếu bón phân họ sẽ mất thêm chi phí bón. Hơn nữa, đa số ngƣời trồng sắn là ngƣời dân tộc thiểu số, họ có tập quán canh tác riêng, khó thay đổi nên việc đầu tƣ bón phân cho cây sắn gặp nhiều khó khăn. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Ở đây cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phƣơng, ngành chức năng của huyện và thái độ sản xuất tích cực của ngƣời dân. Hiện tại đang có tình trạng nhiều hộ trồng sắn lâu năm không thâm canh nên kém hiệu quả chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác. Điều này chính quyền xã và huyện cần có sự quản lý chặt chẽ sự chuyển đổi chứ ngƣời dân không nên thực hiện tùy tiện vì nhƣ vậy sẽ dễ dẫn đến phá vỡ quy hoạch vùng trồng sắn nguyên liệu cho nhà máy.

Thứ bảy, cam kết giá cả và số lượng trong tiêu thụ

Nhà máy tinh bột sắn Hƣớng Hóa cam kết với ngƣời nông dân trồng sắn huyện Hƣớng Hóa là bao tiêu hết sản phẩm mà ngƣời nông dân trồng ra.Việc cam kết bao tiêu sản phẩm có sự phối hợp với chính quyền địa phƣơng.

Nhà máy có 11 cán bộ thu mua, mỗi ngƣời đƣợc giao phụ trách một vài xã để nắm bắt rõ thông tin ruộng sản xuất của ngƣời dân. Khi thu hoạch, ngƣời dân đăng ký lấy phiếu và Nhà máy xếp lịch nhập hàng cho họ.

Nhà máy đã hợp tác với đội xe vận chuyển gồm 60 chiếc xe tải dịch vụ với giá cƣớc vận chuyển thống nhất với Nhà máy. Ngƣời dân không bị ép giá trong khâu vận chuyển đến Nhà máy. Nhờ vậy, Nhà máy tiêu thụ đƣợc số lƣợng lớn từ ngƣời dân, chỉ khoảng 15% sản lƣợng tiêu thụ thông qua đại lý. Ngƣời dân đƣợc hƣởng lợi trực tiếp từ chính sách thu mua của Nhà máy.

Đối với giá cả thu mua, Nhà máy thực hiện thu mua theo giá thị trƣờng. Đối với chính sách giá, việc cam kết giá cố định là rất khó thực hiện. Vì nếu giá nguyên liệu cam kết cao hơn giá thị trƣờng mà Nhà máy vẫn phải thu mua thì sẽ bị lỗ. Ngƣợc lại, nếu nguyên liệu sắn có giá cam kết thấp hơn giá thị trƣờng thì khi đó,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CHO NHÀ máy TINH bột sắn tại HUYỆN HƯỚNG hóa TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 66)