Đánh giá chung về phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy tinh bột sắn tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CHO NHÀ máy TINH bột sắn tại HUYỆN HƯỚNG hóa TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 101)

5. Bố cục của luận văn

2.5. Đánh giá chung về phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy tinh bột sắn tạ

tại huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị

2.5.1. Kết quả đạt được

Thứ nhất, diện tích vùng nguyên liệu cho Nhà máy tinh bột sắn tại huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã đƣợc phát triển và khá rộng qua các năm.

Thứ hai, việc phát triển vùng nguyên liệu đƣợc chính quyền địa phƣơng quan tâm đúng mức. Nhà máy tinh bột sắn huyện Hƣớng Hóa đã phối hợp với chính quyền địa phƣơng trong việc xây dựng quy hoạch. Nhờ đó huyện Hƣớng Hóa đã có quy hoạch phù hợp về phát triển vùng nguyên liệu cho Nhà máy tinh bột sắn Hƣớng Hóa.

Thứ ba, huyện Hƣớng Hóa đã chú trọng đầu tƣ cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng giao thông vào các bản làng đi cùng với chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, đƣờng vào nội đồng… để phục vụ bà con nông dân canh tác.

Thứ tƣ, nhà máy, chính quyền địa phƣơng và các đơn vị liên quan thƣờng xuyên phối hợp để hỗ trợ ngƣời nông dân trong liên kết hợp tác, hỗ trợ vốn, cung ứng giống, cam kết bao tiêu sản phẩm…góp phần tạo điều kiện cho ngƣời dân yên tâm sản xuất.

Thứ năm, nhà máy chú trọng thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trƣờng trong sản xuất sắn bằng việc tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trƣờng và mạnh dạn đầu tƣ hệ thống xử lý nƣớc thải đạt chuẩn.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Thứ sáu, nhà máy đã nghiên cứu thành công loại phân vi sinh chất lƣợng tốt, giá rẻ để bán cho ngƣời dân nhằm tăng năng suất cho cây sắn.

2.5.2. Hạn chế

Thứ nhất, việc phát triển diện tích vùng nguyên liệu không thực sự đi kèm với phát triển sản lƣợng khi mà năng suất sắn/ đơn vị diện tích còn thấp so với trung bình chung cả nƣớc.

Thứ hai, phần lớn ngƣời dân vẫn duy trì tập quán canh tác lạc hậu, trồng sắn không chăm sóc, bón phân nên dẫn đến năng suất cây sắn không cao.

Thứ ba, giá cả các loại vật tƣ, phân bón trên địa bàn (trừ phân vi sinh do Nhà máy sản xuất) thƣờng có giá cao hơn so với các vùng khác nên làm ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ phân bón của bà con nông dân.

Thứ tƣ, phần lớn lao động trồng sắn trên địa bàn huyện Hƣớng Hóa là lao động trung niên, lớn tuổi nên theo thời gian, lực lƣợng lao động càng hạn chế. Bộ phận lao động trẻ tuổi không mặn mà với việc trồng sắn mà họ thƣờng làm việc ở các ngành nghề khác hoặc đi làm ăn xa địa phƣơng.

Thứ năm, mặc dù đã có đầu tƣ cho việc bảo vệ môi trƣờng nhƣng tại khu vực Nhà máy hoạt động vẫn còn xảy ra tình trạng mùi hôi gây ảnh hƣởng cho ngƣời dân sống xung quanh khu vực.

Thứ sáu, phát triển vùng nguyên liệu sắn chƣa thực sự đi đôi với công tác bảo vệ rừng khi mà ngƣời dân thƣờng xuyên đốt rừng làm rẫy và công tác quản lý, bảo vệ rừng của chính quyền địa phƣơng chƣa thực sự thắt chặt.

2.5.3. Nguyên nhân hạn chế

Thứ nhất, do trình độ văn hóa của ngƣời nông dân trồng sắn trên địa bàn huyện Hƣớng Hóa chƣa cao. Nhiều ngƣời dân tham gia trồng sắn không đi học hoặc có trình độ dân trí thấp nên chƣa nhận thức đúng đắn về việc đầu tƣ, chăm sóc cây sắn sao cho đạt năng suất, chất lƣợng cao nhất.

Thứ hai, do điều kiện kinh tế của các hộ dân trồng sắn còn khó khăn nên họ chủ yếu lấy công làm lãi, ít khi mạnh dạn đầu tƣ canh tác cây sắn theo hƣớng hiện đại hóa bằng càng phƣơng pháp nhƣ thuê máy làm đất, cơ giới hóa nông

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

nghiệp…Họ chủ yếu bỏ công ra trồng và sự phát triển của cây sắn phụ thuộc vào thời tiết, thổ nhƣỡng tự nhiên.

Thứ ba, do địa bàn huyện Hƣớng Hóa rộng, trong khi nhân viên của nhà máy ít nên những vấn đề về hƣớng dẫn ngƣời nông dân thực hiện các kỹ thuật canh tác, khuyến khích họ đầu tƣ chăm sóc để tăng năng suất, sản lƣợng còn hạn chế.

Thứ tƣ, do sự quản lý chƣa đƣợc chặt chẽ của chính quyền địa phƣơng dẫn đến nhiều ngƣời dân tự ý mở rộng diện tích cây sắn thông qua phá rừng làm rẫy làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái.

Thứ năm, nhà máy sắn và chính quyền địa phƣơng vẫn chƣa quan tâm đúng mức đến sự phát triển của vùng nguyên liệu. Chính quyền địa phƣơng chỉ dừng lại ở công tác quy hoạch, hƣớng dẫn kỹ thuật và Nhà máy mặc dù chú trọng đến tăng năng suất nhƣng tiềm lực có hạn nên chƣa thể nhân rộng các mô hình trồng cây sắn hiệu quả đến bà con nông dân.

Thứ sáu, giá cả thị trƣờng sắn có nhiều biến động, những năm gần đây giá không cao nên bà con nông dân không thấy lãi nhiều khi trồng sắn, vì vậy nhiều ngƣời dân không mặn mà với việc đầu tƣ, nâng cao năng suất, sản lƣợng cho cây sắn.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

CHƢƠNG 3: GII PHÁP PHÁT TRIN VÙNG NGUYÊN LIU CHO NHÀ MÁY TINH BT SN TI HUYỆN HƢỚNG HÓA, TNH

QUNG TR

3.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy tinh bột sắn tại huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị sắn tại huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị

3.1.1. Phương hướng

Căn cứ vào chiến lƣợc phát triển nguyên liệu sắn theo hƣớng bền vững của ngành trồng trọt Việt Nam và khả năng thực tế ở địa phƣơng, quan điểm phát triển sắn nguyên liệu của Nhà máy tinh bột sắn Hƣớng Hóa hiện nay là: Sản xuất sắn nguyên liệu phải theo tiêu chí “đảm bảo năng suất, sản lƣợng, chất lƣợng, hiệu quả cao trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ theo phƣơng hƣớng ổn định lâu dài; giải quyết hài hoà lợi ích về kinh tế - xã hội, gắn với bảo vệ môi trƣờng và giữ vững trật tự an toàn xã hội”.

Phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy tinh bột sắn đƣợc thể hiện trong các lĩnh vực nhƣ sau: Diện tích sản xuất phù hợp, năng suất cao, chất lƣợng tốt đƣợc ngƣời tiêu thụ đánh giá cao, có uy tín trong kinh doanh, thị trƣờng ngày càng mở rộng, thu lợi nhuận cao, góp phần phát triển nông thôn, môi trƣờng xã hội lành mạnh, văn minh, giảm nghèo đói, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần, sức khoẻ, làm giàu chính đáng và đảm bảo an ninh nông thôn… quan hệ sản xuất phải đƣợc tổ chức với các hình thức phù hợp, tính cộng đồng và tƣơng trợ ngày càng cao, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đất, nƣớc và bảo vệ môi trƣờng sinh thái ngày càng tốt hơn.

3.1.2. Mục tiêu

a, Mục tiêu chung

Phát triển vùng nguyên liệu theo hƣớng bền vững, trong đó tập trung ở 2 huyện Hƣớng Hóa và Đakrông. Vùng nguyên liệu bảm đảm đƣợc về số lƣợng và

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

chất lƣợng, tạo điều kiện cho nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và bảm đảm đƣợc lợi ích của ngƣời nông dân.

Bên cạnh đó, Nhà máy tinh bột sắn Hƣớng Hóa đặt mục tiêu cung cấp sản phẩm tinh bột sắn và các sản phẩm từ sắn có chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng: giá cả hợp lý, an toàn cho ngƣời tiêu dùng; mang lại lợi ích cho khách hàng, cổ đông, ngƣời lao động, ngƣời trồng sắn và cho cộng đồng thông qua hiệu quả hoạt động của nhà máy; Góp phần tạo ra một lực lƣợng lao động năng động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có tâm, có tầm có thể tiếp cận và làm chủ thiết bị và công nghệ trong tƣơng lai để xây dựng nhà máy ngày càng giàu mạnh và phát triển ổn định, bền vững.

b, Mục tiêu cụ thể

-Giữ vững diện tích quy hoạch cho trồng sắn tại huyện Hƣớng Hóa, tập trung nâng cao năng suất. Đến năm 2025, năng suất bình quân đạt 28-30 tấn/ha. Huyện Hƣớng Hóa cung ứng đƣợc 60% công suất của nhà máy vào năm 2025.

-Nhà máy tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất với trang thiết bị công nghệ hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị xuất khẩu tinh bột sắn đạt khoảng 30 triệu USD vào năm 2025.

-Bình quân thu nhập (lãi) trên 1 ha trồng sắn đạt 35- 40 triệu đồng/ha.

3.2. Các giải pháp phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy tinh bột sắn tại

huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị

3.2.1. Áp dụng và nhân rộng cơ giới hóa nông nghiệp trong sản xuất

Phần lớn bà con nông dân trong vùng nguyên liệu sắn tại huyện là đồng bào dân tộc, nên kiến thức về trồng trọt thâm canh cây sắn rất hạn chế mà chỉ làm theo thói quen lâu đời (chặt cây, đốt rẫy và gieo giống) mà chƣa áp dụng việc cơ giới hóa và bón phân…vì vậy năng suất rất thấp và giảm theo hàng năm.

Bên cạnh các biện pháp về khoa học kỹ thuật, giống, phân bón..., khi áp dụng và nhân rộng cơ giới hóa nông nghiệp trong sản xuất, chi phí đầu tƣ cho sản xuất sắn sẽ giảm xuống nhƣng năng suất cây sắn sẽ nâng cao. Vì vậy, Nhà máy và chính quyền địa phƣơng cần thay đổi thói quen canh tác của ngƣời nông dân, đào tạo kiến

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

thức thâm canh để sớm ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất, nâng cao năng suất và thu nhập, ổn định đời sống cho ngƣời dân.

Bƣớc đầu khi thực hiện cơ giới hóa, ngƣời dân sẽ gặp phải những khó khăn nhất định khi chuyển đổi cách làm cũ, áp dụng cách làm mới, lúc này rất cần sự động viên của Nhà máy, chính quyền trong việc áp dụng máy móc vào sản xuất. Chính quyền cần tổ chức các đợt thăm quan, khảo sát để nắm bắt tình hình thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, phổ biến cho ngƣời dân cách làm và những lợi ích của nó. Nhƣ vậy, để áp dụng đƣợc cơ giới hóa trong sản xuất, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bốn nhà: nhà máy, nhà nƣớc, nhà khoa học và nhà nông.

3.2.2. Đẩy mạnh xây dựng mô hình điểm năng suất cao

Hiện nay, Nhà máy tinh bột sắn Hƣớng Hóa đã hợp tác với một số ngƣời dân có diện tích trồng sắn lớn, địa hình phù hợp để thực hiện cánh đồng mẫu. Cánh đồng mẫu đƣợc đầu tƣ, chăm sóc đúng kỹ thuật, áp dụng máy móc, cơ giới hóa nông nghiệp trong sản xuất để nâng cao năng suất cây sắn.

Để xây dựng mô hình điểm năng suất cao, Nhà máy cần phối hợp với chính quyền địa phƣơng tổ chức cho một số hộ nông dân liên kết lại, thực hiện cánh đồng mẫu ở những khu vực có địa hình thuận lợi. Nhà máy cần hỗ trợ ngƣời dân phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phù hợp và giám sát chặt chẽ quá trình trồng, chăm sóc cây ở cánh đồng mẫu. Khi cánh đồng mẫu mang lại năng suất cao, Nhà máy cần có những giải pháp thu mua với giá ƣu đãi và thực hiện nhiều chính sách có lợi khác.

Để nhân rộng mô hình mẫu, trƣớc hết cần đẩy mạnh ở mỗi xã thực hiện từ 1- 2 mô hình điểm để ngƣời dân có thể nhìn thấy đƣợc những lợi ích của việc nâng cao năng suất, thực hiện chăm bón đúng kỹ thuật và từ đó họ có động lực áp dụng vào thực hiện ở diện tích rồng sắn của mình.

3.2.3. Hình thành các vùng chuyên canh tại huyện để ổn định nguồn nguyên liệu cho nhà máy cho nhà máy

Do điều kiện tự nhiên của huyện Hƣớng Hóa hình thành những tiểu vùng khí hậu khác nhau, thích hợp cho từng loại cây khác nhau, do đó cần quy hoạch thành vùng chuyên canh cây sắn nguyên liệu cho nhà máy. Các xã vùng nam Hƣớng Hóa

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

đặc biệt các xã vùng Lìa có địa hình, thổ nhƣỡng và khí hậu thích hợp cho phát triển cây sắn.

Chính quyền các xã cũng nhƣ các phòng ban chuyên môn của huyện cùng phối hợp nhà máy chế biến lên kế hoạch, lịch trồng trọt, thu hoạch hợp lý khoa học để tránh ùn ứ vào các thời điểm nhƣ Tết, chính vụ… gây thiệt hại cho bà con và nhà máy.

Nhà máy nên tổ chức điều tra cụ thể từ đầu vụ để nắm rõ diện tích gieo trồng, lịch thu hoạch sản lƣợng ƣớc đạt để có kế hoạch thu mua hợp lý.

3.2.4. Tăng cường hỗ trợ giống, tín dụng, kỹ thuật canh tác

Hằng năm, cần tăng cƣờng hƣớng dẫn kỹ thuật, tổ chức tập huấn về ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất cho ngƣời nông dân. Việc hƣớng dẫn kỹ thuật cạnh tác cần thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Ngƣời dân phải nhận thức đƣợc ý nghĩa của việc áp dụng kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó, việc khuyến khích ngƣời dân bón phân cho cây sắn có năng suất cao cũng rất quan trọng. Do đặc điểm của cây sắn là cần rất nhiều chất dinh dƣỡng đặc biệt trong giai đoạn phát triển thân và tích lũy tinh bột, do vậy nếu không đƣợc bón phân cung cấp đầy đủ chất cho cây thì cây sẽ khai thác triệt để từ đất nên làm đất rất nhanh bạc màu sau 2-3 vụ gieo trồng. Vì vậy để tăng năng suất cây sắn cũng nhƣ ổn định thu nhập cho bà con nông dân thì phải thay đổi thói quen canh tác lạc hậu nhƣ hiện nay mà thay vào đó là kiến thức thâm canh khoa học hợp lý để đảm bảo cho nông dân có đƣợc thu nhập ổn định và gắn bó với cây sắn. Bắt đầu bằng việc đào tạo kiến thức, cung cấp cây giống mới, phân bón và từng bƣớc cơ giới hóa trong khâu làm đất và thu hoạch.

Hệ thống chính quyền phải vào cuộc vận động ngƣời dân, có các chƣơng trình hỗ trợ vay vốn để ngƣời dân đầu tƣ vào thâm canh tăng năng suất cây trồng. Nhà máy cũng phải hỗ trợ nông dân bằng các chƣơng trình giống mới, phân bón và vốn.

3.2.5. Tăng cường cam kết giá cả và số lượng tiêu thụ đối với người nông dân

Để canh tác bền vững, tránh tình trạng ngƣời dân thấy giá sắn xuống thấp lại bỏ không trồng và chuyển sang trồng cây khác, đến khi giá sắn tăng cao lại ồ ạt đi trồng sắn, Nhà máy và chính quyền địa phƣơng phải quan sát chặt chẽ tình hình trồng trọt của ngƣời dân. Để canh tác đi vào ổn định thì việc cam kết giữa Nhà máy

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

và ngƣời dân bằng những hợp đồng cụ thể là rất cần thiết. Trong những năm qua, Nhà máy đã và đang thực hiện điều này. Thời gian tới, việc cam kết cũng cần đƣợc duy trì và tăng cƣờng hơn nữa, tiến tới Nhà máy và ngƣời dân thực hiện hết cam kết giá cả và số lƣợng trong tiêu thụ ở tất cả các địa bàn của huyện Hƣớng Hóa.

Nhà máy cam kết với ngƣời dân bao tiêu hết sản phẩm họ sản xuất ra, giá cả cam kết phụ thuộc theo chất lƣợng sắn và giá thị trƣờng. Tuy nhiện, để ngƣời dân thực hiện đúng cam kết, bán hết sản lƣợng sắn cho Nhà máy thì nhà máy cần xây dựng chính sách giá sao cho Nhà máy và ngƣời dân đều là ngƣời có lợi trƣớc những biến động của thị trƣờng. Nhà máy có thể mua với giá ƣu đãi cho những hộ thực hiện tốt kỹ thuật canh tác, có năng suất cao để kích lệ ngƣời dân chú trọng đến kỹ thuật trồng, chăm sóc.

3.2.6. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất giữa người dân và nhà máy

Nhà máy cần đẩy mạnh việc tạo mối quan hệ gắn kết giữa Nhà máy và ngƣời trồng sắn, góp phần ổn định và phát triển vùng nguyên liệu. Tiếp tục tuyên truyền, vận động ngƣời trồng sắn ký kết và thực hiện đầy đủ hợp đồng đầu tƣ, hợp đồng mua bán sắn với nhà máy. Mục tiêu hàng năm có trên 95% diện tích sắn của nông hộ trong vùng ký kết hợp đồng đầu tƣ.

Từ việc tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện hợp đồng hàng năm: sửa đổi, hoàn thiện hợp đồng chặt chẽ, cụ thể, dễ hiểu, đúng pháp luật theo tinh thần trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CHO NHÀ máy TINH bột sắn tại HUYỆN HƯỚNG hóa TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 101)