1.1.1 .Một số khái niệm liên quan
1.3. Nội dung phát triển vùng nguyên liệu cho các nhà máy tinh bột sắn
1.3.5. Tập huấn hỗ trợ kỹ thuật canh tác
Trong phát triển vùng nguyên liệu, kỹ thuật canh tác đóng vai trò quan trọng. Áp dụng kỹ thuật canh tác cây sắn tốt thì cây sắn mới cho năng suất cao, chất lƣợng củ sắn tốt. Khi đó ngƣời trồng sắn thu hoạch đƣợc nhiều, bán đƣợc giá cao, nhà máy sản xuất tốt, chất lƣợng đầu vào đảm bảo.
Việc tập huấn hỗ trợ kỹ thuật canh tác cần có sự phối hợp giữa phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung tâm khuyến nông, nhà máy để tập huấn cho ngƣời dân đầy đủ, kịp thời về kỹ thuật canh tác cây sắn sao cho có hiệu quả nhất.
Việc tập huấn cần có sự tham gia của các chuyên gia, giảng viên, ngƣời dân có kinh nghiệm để hƣớng dẫn cho ngƣời trồng sắn các nội dung về chọn giống, làm đất, bón phân, làm cỏ, các cách thức chăm sóc vƣờn cây khác, thu hoạch…Ngƣời dân cần nắm vững các kỹ thuật canh tác để ứng dụng vào thực tế sản xuất.
1.3.6. Cung cấp giống và vật tư nông nghiệp
Để tăng sản lƣợng sắn nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến tinh bột, bên cạnh việc mở rộng diện tích thì việc tăng năng suất cây trồng là vấn đề cần quan tâm. Để tăng năng suất sắn, cần phải tuyển chọn, thử nghiệm và đầu tƣ giống sắn mới cho nông hộ sản xuất và đồng thời tăng cƣờng công tác khuyến nông để đảm bảo sản xuất theo hƣớng thâm canh, đúng quy trình kỹ thuật trên cơ sở ứng dụng tốt các thành tựu khoa học kỹ thuật.
Việc nghiên cứu, cải tạo các loại giống mới cho năng suất cao có thể thực hiện thông qua việc đầu tƣ xây dựng mô hình điểm về vùng nguyên liệu sắn và chuyển giao kỹ thuật công nghệ. Xây dựng mô hình điểm vừa giúp quảng bá để ngƣời dân biết đến hiệu quả kinh tế vừa là nơi thử nghiệm tuyển chọn giống mới có năng suất và hiệu quả kinh tế cao để chuyển giao kỹ thuật và giống sắn mới cho triển khai sản xuất đại trà trên diện rộng.
Các vật tƣ nông nghiệp hỗ trợ cho trồng sắn nhƣ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng cần đƣợc cung cấp đảm bảo số lƣợng, chất lƣợng và giá cả hợp lý cho ngƣời nông dân để họ trồng sắn có năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
1.3.7. Cam kết giá cả và số lượng trong tiêu thụ
Khi nguyên liệu sắn đƣợc ngƣời dân thu hoạch, do đặc điểm sắn là nguyên liệu tƣơi nên việc tiêu thụ kịp thời là rất quan trọng. Nhà máy cần có những cam kết với ngƣời dân về số lƣợng tiêu thụ, tránh tình trạng ngƣời dân thu hoạch sắn nhƣng không thể nhập đƣợc cho nhà máy. Ngƣời dân cần đảm bảo đúng nhu cầu của nhà máy, sản xuất phù hợp quy hoạch, không sản xuất ồ ạt dẫn đến cung vƣợt cầu gây giảm giá bán, mất niềm tin vào sản xuất.
Bên cạnh đó giá cả thu mua quyết định lớn đến thu nhập và lợi nhuận mang lại cho ngƣời dân. Giá nguyên liệu sắn phụ thuộc lớn vào mùa vụ thu hoạch, địa điểm và chất lƣợng hàng hóa nông sản. Tƣơng ứng với mỗi đặc điểm của mỗi vùng nguyên liệu sẽ có chính sách giá khác nhau. Để duy trì vùng nguyên liệu sắn, các doanh nghiệp chế biến có các chính sách giá riêng cho từng vùng nguyên liệu nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất và duy trì vùng nguyên liệu. Tuy nhiên các chính giá mua sắn nguyên liệu phụ thuộc lớn vào giá đầu ra tiêu thụ sản phẩm sản xuất của các nhà máy sản xuất tinh bột sắn. Các chính sách giá thƣờng đƣợc sử dụng trong cam kết gồm:
Chính sách giá bảo hiểm: Thời gian sản xuất nguyên liệu sắn dài, chịu nhiều rủi ro do biến động về thời tiết, sâu bệnh và giá cả trên trị thƣờng. Để đảm bảo duy
trì ổn định sản lƣợng nguyên liệu sắn, nhà máy thu mua nguyên liệu tiến hành xác định giá thành sản xuất sắn trên vùng nguyên liệu. Giá thành sản xuất sắn tƣơi tại vùng nguyên liệu là căn cứ để tính toán xác định mức giá bảo hiểm đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh cho ngƣời sản xuất nhằm giữ vững và duy trì vùng nguyên liệu.
Chính sách giá mùa vụ: Đặc điểm của nông sản hàng hóa nói chung, sắn nguyên liệu nói riêng là thu hoạch tập trung theo mùa vụ. Đặc điểm đó có thể gây ra thừa nguyên liệu vào chính vụ và thiếu nguyên liệu vào vụ trái. Để khắc phục tình trạng đó và duy trì ổn định vùng nguyên liệu các nhà máy sử dụng giá theo mùa vụ để hạn chế bớt sản xuất nguyên liệu ở thời điểm chính vụ hoặc khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu vào thời điểm trái vụ.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Chính sách giá theo cự ly vận chuyển: Vùng nguyên liệu sắn phân bố ở nhiều cự ly khác nhau. Trong lúc đó phần lớn các nhà máy tổ chức thu mua tại các nhà máy chế biến, do đó chi phí vận chuyển ở các vùng nguyên liệu ở xa cao hơn các vùng nguyên liệu ở gần, làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của các vùng nguyên liệu ở xa thấp hơn các vùng nguyên liệu ở gần. Để duy trì hiệu quả sản xuất của ngƣời trồng sắn, các nhà máy định giá thu mua khác nhau cho mỗi vùng nguyên liệu khác nhau, hoặc thông qua chính sách trợ cƣớc vận chuyển hoặc tính trực tiếp vào giá thu mua.
Nhƣ vậy, để phát triển vùng nguyên liệu, khâu cam kết số lƣợng và giá cả thu mua với các chính sách khác nhau có vai trò cần thiết. Nhà máy cần lập kế hoạch thu mua hợp lý cho ngƣời dân, cam kết tiêu thụ hết sản phẩm của ngƣời dân khi đến hạn thu hoạch, không đƣợc để sản phẩm của ngƣời dân khi thu hoạch phải tồn đọng dẫn đến ảnh hƣởng đến chất lƣợng và giá cả của sản phẩm.
1.3.8. Tổ chức sản xuất trong phát triển vùng nguyên liệu sắn
Thứ nhất, về phía Nhà nƣớc
Nhà nƣớc thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng các chính sách hỗ trợ sản xuất về thuế, ƣu đãi đầu tƣ, đất đai, tín dụng, khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn v.v... Việc tổ chức quản lý sản xuất của Nhà nƣớc đƣợc thực hiện thông qua các cơ quan hành chính tại địa phƣơng. Cơ quan trực tiếp chỉ đạo, giám sát xây dựng kế hoạch sản xuất theo quy hoạch của địa phƣơng là phòng NN&PTNT. Chính quyền địa phƣơng chỉ đạo hỗ trợ nông dân sản xuất thông qua phối hợp với các UBND các xã, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, các tổ chức nhƣ ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng chính sách, dự án 135, dự án nông thôn mới để hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn, tham quan, xây dựng mô hình sản xuất tiên tiến…
Thứ hai, về phía nhà máy
Hàng năm nhà máy xây dựng kế hoạch mùa vụ, thƣờng xuyên đôn đốc các hộ trồng sắn nhận đầu tƣ phải có trách nhiệm đầu tƣ, chăm sóc và bán sản phẩm cho nhà máy, đồng thời phải cam kết phối hợp với địa phƣơng cải tạo, mở rộng đƣờng sá khu vực vùng nguyên liệu để tạo điều kiện tốt nhất cho ngƣời dân trong thu hoạch và vận chuyển nguyên liệu bán cho nhà máy.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Nhà máy thành lập các trạm nguyên liệu, đại lý, cơ sở cung ứng vật tƣ nông nghiệp và thu mua sản phẩm tại địa phƣơng và bao tiêu đầu ra cho nông dân trong và ngoài vùng nguyên liệu. Nhà máy tổ chức hội thảo, nhịp cầu nhà nông với các cán bộ kỹ thuật để truyền đạt kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực nông nghiệp tại địa phƣơng. Nhà máy cung ứng vốn và phân bón kịp thời mùa vụ cho các hộ dân, cam kết giá cả thu mua tối thiểu đối với các hộ nhận đầu tƣ và bao tiêu sản phẩm. Bên cạnh đó, nhà máy cũng xây dựng các quy chuẩn, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật trong quá trình sản xuất kinh doanh, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Thứ ba, vềphía ngƣời nông dân
Ngƣời dân đảm bảo diện tích, chăm sóc và bón phân theo quy trình kỹ thuật trồng sắn của nhà máy để có năng suất cao. Thực hiện thâm canh cây sắn, trồng các giống mới có năng suất, chất lƣợng cao theo hƣớng dẫn hoặc khuyến cáo của các nhà chuyên môn. Để sản xuất ổn định và lâu dài, ngƣời dân cần áp dụng các biện pháp cải tạo, duy trì độ phì của đất đai qua từng vụ trồng sắn để sản xuất ổn định và lâu dài (bón phân hữu cơ đa vi lƣợng, trồng xen các cây họ đậu, luân canh cây trồng và các loại giống sắn v.v…).
Ngƣời dân cần phải thu hoạch theo đúng thời gian cam kết trong hợp đồng, bán hết sản phẩm và trả nợ đầu tƣ đầy đủ cho nhà máy để tạo nên quan hệ hợp đồng lâu dài và ổn định.
Thứtƣ, vềphía đơn vị cung ứng vật tƣ nông nghiệp
Trong tổ chức sản xuất, đơn vị cung ứng vật tƣ nông nghiệp cung cấp giống mới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các phƣơng tiện lao động phục vụ trồng, chăm sóc và thu hoạch cây sắn. Đơn vị cung ứng vật tƣ nông nghiệp cung cấp đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lƣợng góp phần giúp sản xuất cây sắn hiệu quả, năng suất.
Thứnăm, vềphía đại lý thu mua
Đại lý thu mua cần tổ chức thu mua sắn tƣơi kịp thời để nhập số lƣợng lớn cho nhà máy, các đại lý cần thu mua đảm bảo số lƣợng, chất lƣợng cung ứng cho nhà máy và cần có những giải pháp chặt chẽ để đại lý không thể ép giá ngƣời nông dân, để ngƣời nông dân chịu thiệt thòi dẫn đến không mặn mà trong việc sản xuất cây sắn. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Thứ sáu, vềphía ngƣời sản xuất sắn nguyên liệu
Ngƣời trồng sắn cần chọn các loại giống sắn phù hợp, thực hiện các kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây sắn theo giai đoạn. Để vùng nguyên liệu phát triển ổn định, ngƣời trồng sắn cần kiểm soát tốt diện tích trồng, không trồng ồ ạt theo dẫn đến mất cân đối cung cầu.
1.4. Các tiêu chí đánh giá về phát triển vùng nguyên liệu cho các nhà máy tinh
bột sắn
1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá quy mô vùng nguyên liệu sắn
Thứ nhất, điện tích đất trồng sắn
Diện tích đất trồng sắn là số lƣợng diện tích đất nông nghiệp sử dụng để trồng sắn của toàn khu vực trồng sắn trong vùng nguyên liệu. Diện tích trồng sắn phản ánh độ rộng của vùng nguyên liệu sắn. Diện tích càng lớn thể hiện vùng nguyên liệu càng rộng và ngƣợc lại.
Diện tích đất trồng sắn = Tổng diện tích đất trồng sắn trong vùng nguyên liệu
Thứ hai, sản lƣợng sắn
Sản lƣợng sắn là toàn bộ khối lƣợng sản phẩm sắn tƣơi đƣợc sản xuất ra hàng năm của toàn vùng sắn nguyên liệu. Sản lƣợng sắn hàng hóa là toàn bộ khối lƣợng sắn hàng hóa đƣợc thu mua tại các cơ sở chế biến không kể đến những hao hụt trong quá trình thu hoạch và thu mua.
Sản lƣợng sắn phản ánh quy mô của vùng nguyên liệu lớn hay nhỏ, diện tích đất trồng sắn càng lớn, năng suất cây sắn cao thì sản lƣợng cây sắn càng lớn.
Sản lượng sắn hàng hóa = Tổng khối lượng sắn được thu mua trong vùng nguyên liệu
Thứba, cơ cấu diện tích, sản lƣợng sắn
Cơ cấu diện tích, sản lƣợng sắn trong vùng nguyên liệu là tỷ lệ phần trăm giá trị diện tích, sản lƣợng cây sắn so với các cây trồng khác trên địa bàn.
Tỷ trọng diện tích trồng sắn = diện tích đất trồng sắn/ diện tích đất nông nghiệp *100 (%) TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Cơ cấu diện tích, sản lƣợng sắn so với các cây trồng khác trên địa bàn phản ánh mức độ quan trọng, quy mô, tiềm năng kinh tế của cây sắn nguyên liệu. Cơ cấu này càng lớn chứng tỏ cây sắn thuộc vùng nguyên liệu có vai trò quan trọng đối với việc phát triên kinh tế nông nghiệp của địa phƣơng, vùng nguyên liệu tại đây đƣợc ƣu tiên phát triển.
Thứtƣ, số hộdân, lao động trồng sắn
Số lƣợng hộ dân, lao động trồng sắn trong vùng phản ánh độ lớn và sự phát triển của vùng nguyên liệu. Vùng nguyên liệu càng lớn, càng phát triển thì càng thu hút nhiều hộ dân, lao động tham gia vào trồng nguyên liệu. Khi đó số hộ dân, số lao động càng lớn, cơ cấu hộ dân, lao động trồng sắn càng cao trong vùng nguyên liệu.
Thứnăm, sốlƣợng đại lý, cơ sở thu mua trong vùng
Vùng nguyên liệu càng rộng, sản lƣợng sản xuất sắn càng nhiều thì số lƣợng các đại lý, cơ sở thu mua sắn tƣơi nguyên liệu lớn. Nhiều đơn vị, cơ sở thu mua phân bố ở các địa bàn khác nhau tạo thuận lợi cho ngƣời dân trong khâu tiêu thụ sản phẩm và thuận lợi cho nhà máy vì nhập đƣợc cùng lúc khối lƣợng lớn, giảm chi phí về nhân lực và thời gian cho nhà máy.
Thứ sáu, sốđơn vị cung ứng vật tƣ nông nghiệp
Trong vùng nguyên liệu, nếu có nhiều đơn vị cung ứng vật tƣ nông nghiệp nhƣ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất cây sắn của ngƣời nông dân thì sự phát triển của vùng nguyên liệu đó khá tốt. Vì nhu cầu trồng sắn của ngƣời dân nhiều dẫn đến các dịch vụ hỗ trợ, cung cấp vật tƣ cho trồng sắn phát triển.
1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng, hiệu quả sản xuất nguyên liệu sắn
Thứ nhất, năng suất bình quân của vùng sắn nguyên liệu
Năng suất bình quân của vùng sắn nguyên liệu là khối lƣợng trung bình sắn tƣơi sản xuất đƣợc trên một ha của toàn vùng nguyên liệu sắn. Năng suất càng cao thì ngƣời trồng sắn càng có nhiều lợi nhuận trong trồng sắn và hiệu quả kinh tế từ trồng sắn đƣợc nâng cao. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Năng suất bình quân = Tồng sản lượng vùng sắn nguyên liệu/ tổng diện tích vùng sắn nguyên liệu
Thứ hai, mức độđáp ứng công suất của nhà máy tinh bột sắn
Mức độ đáp ứng công suất của nhà máy tinh bột mà vùng nguyên liệu thể sự phù hợp của sự phát triển vùng nguyên liệu đó. Mức độ đáp ứng công suất của nhà máy đƣợc so sánh giữa sản lƣợng sắn tƣơi và vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy so vơi công suất thiết kế của nhà máy.
Mức độ đáp ứng công suất=sản lượng của vùng nguyên liệu/ công suất thiết kế của nhà máy*100 (%)
Thứ ba, chất lƣợng nguyên liệu sắn
Đƣợc thể hiện thông qua (%) hàm lƣợng tinh bột có trên 100g sắn nguyên liệu.
Thứtƣ, hiệu quả kinh tế của hộ trồng sắn
Hiệu quả kinh tế của việc trồng sắn nguyên liệu đối với từng hộ sản xuất sắn nguyên liệu trong vùng đƣợc thể hiện thông qua cá chỉ tiêu: Thu nhập/đơn vị diện tích, Thu nhập/lao động, Thu nhập/Chi phí.
1.4.3. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững vùng nguyên liệu
Việc phát triển vùng nguyên liệu cần chú trọng đến tiêu chí phát triển bền vững. Vì nguồn nguyên liệu có bền vững, lâu dài, tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân thì nhà máy mới có thể ổn định sản xuất, phát triển kinh doanh.
Nói đến phát triển bền vững, cần quan tâm đến quy mô phát triển của vùng nguyên liệu, sự phát triển đó mang lại lợi ích cho ngƣời dân, cộng đồng và môi trƣờng của vùng nguyên liệu cũng cần bảo vệ.
Để xác định mức độ phát triển bền vững vùng nguyên liệu, có thể xét đến tính ổn định về quy mô lâu dài, thời gian phát triển, tăng trƣởng vùng nguyên liệu qua các năm và số lƣợng các hợp đồng đã đƣợc ký kết ổn định giữa ngƣời dân và nhà máy. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển vùng nguyên liệu cho các nhà máy tinh bột sắn tinh bột sắn
1.5.1. Điều kiện tự nhiên