Các chỉ tiêu đánh giá quy mô vùng nguyên liệu sắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CHO NHÀ máy TINH bột sắn tại HUYỆN HƯỚNG hóa TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 39)

5. Bố cục của luận văn

1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá quy mô vùng nguyên liệu sắn

Thứ nhất, điện tích đất trồng sắn

Diện tích đất trồng sắn là số lƣợng diện tích đất nông nghiệp sử dụng để trồng sắn của toàn khu vực trồng sắn trong vùng nguyên liệu. Diện tích trồng sắn phản ánh độ rộng của vùng nguyên liệu sắn. Diện tích càng lớn thể hiện vùng nguyên liệu càng rộng và ngƣợc lại.

Diện tích đất trồng sắn = Tổng diện tích đất trồng sắn trong vùng nguyên liệu

Thứ hai, sản lƣợng sắn

Sản lƣợng sắn là toàn bộ khối lƣợng sản phẩm sắn tƣơi đƣợc sản xuất ra hàng năm của toàn vùng sắn nguyên liệu. Sản lƣợng sắn hàng hóa là toàn bộ khối lƣợng sắn hàng hóa đƣợc thu mua tại các cơ sở chế biến không kể đến những hao hụt trong quá trình thu hoạch và thu mua.

Sản lƣợng sắn phản ánh quy mô của vùng nguyên liệu lớn hay nhỏ, diện tích đất trồng sắn càng lớn, năng suất cây sắn cao thì sản lƣợng cây sắn càng lớn.

Sản lượng sắn hàng hóa = Tổng khối lượng sắn được thu mua trong vùng nguyên liệu

Thứba, cơ cấu diện tích, sản lƣợng sắn

Cơ cấu diện tích, sản lƣợng sắn trong vùng nguyên liệu là tỷ lệ phần trăm giá trị diện tích, sản lƣợng cây sắn so với các cây trồng khác trên địa bàn.

Tỷ trọng diện tích trồng sắn = diện tích đất trồng sắn/ diện tích đất nông nghiệp *100 (%) TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Cơ cấu diện tích, sản lƣợng sắn so với các cây trồng khác trên địa bàn phản ánh mức độ quan trọng, quy mô, tiềm năng kinh tế của cây sắn nguyên liệu. Cơ cấu này càng lớn chứng tỏ cây sắn thuộc vùng nguyên liệu có vai trò quan trọng đối với việc phát triên kinh tế nông nghiệp của địa phƣơng, vùng nguyên liệu tại đây đƣợc ƣu tiên phát triển.

Thứtƣ, số hộdân, lao động trồng sắn

Số lƣợng hộ dân, lao động trồng sắn trong vùng phản ánh độ lớn và sự phát triển của vùng nguyên liệu. Vùng nguyên liệu càng lớn, càng phát triển thì càng thu hút nhiều hộ dân, lao động tham gia vào trồng nguyên liệu. Khi đó số hộ dân, số lao động càng lớn, cơ cấu hộ dân, lao động trồng sắn càng cao trong vùng nguyên liệu.

Thứnăm, sốlƣợng đại lý, cơ sở thu mua trong vùng

Vùng nguyên liệu càng rộng, sản lƣợng sản xuất sắn càng nhiều thì số lƣợng các đại lý, cơ sở thu mua sắn tƣơi nguyên liệu lớn. Nhiều đơn vị, cơ sở thu mua phân bố ở các địa bàn khác nhau tạo thuận lợi cho ngƣời dân trong khâu tiêu thụ sản phẩm và thuận lợi cho nhà máy vì nhập đƣợc cùng lúc khối lƣợng lớn, giảm chi phí về nhân lực và thời gian cho nhà máy.

Thứ sáu, sốđơn vị cung ứng vật tƣ nông nghiệp

Trong vùng nguyên liệu, nếu có nhiều đơn vị cung ứng vật tƣ nông nghiệp nhƣ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất cây sắn của ngƣời nông dân thì sự phát triển của vùng nguyên liệu đó khá tốt. Vì nhu cầu trồng sắn của ngƣời dân nhiều dẫn đến các dịch vụ hỗ trợ, cung cấp vật tƣ cho trồng sắn phát triển.

1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng, hiệu quả sản xuất nguyên liệu sắn

Thứ nhất, năng suất bình quân của vùng sắn nguyên liệu

Năng suất bình quân của vùng sắn nguyên liệu là khối lƣợng trung bình sắn tƣơi sản xuất đƣợc trên một ha của toàn vùng nguyên liệu sắn. Năng suất càng cao thì ngƣời trồng sắn càng có nhiều lợi nhuận trong trồng sắn và hiệu quả kinh tế từ trồng sắn đƣợc nâng cao. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Năng suất bình quân = Tồng sản lượng vùng sắn nguyên liệu/ tổng diện tích vùng sắn nguyên liệu

Thứ hai, mức độđáp ứng công suất của nhà máy tinh bột sắn

Mức độ đáp ứng công suất của nhà máy tinh bột mà vùng nguyên liệu thể sự phù hợp của sự phát triển vùng nguyên liệu đó. Mức độ đáp ứng công suất của nhà máy đƣợc so sánh giữa sản lƣợng sắn tƣơi và vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy so vơi công suất thiết kế của nhà máy.

Mức độ đáp ứng công suất=sản lượng của vùng nguyên liệu/ công suất thiết kế của nhà máy*100 (%)

Thứ ba, chất lƣợng nguyên liệu sắn

Đƣợc thể hiện thông qua (%) hàm lƣợng tinh bột có trên 100g sắn nguyên liệu.

Thứtƣ, hiệu quả kinh tế của hộ trồng sắn

Hiệu quả kinh tế của việc trồng sắn nguyên liệu đối với từng hộ sản xuất sắn nguyên liệu trong vùng đƣợc thể hiện thông qua cá chỉ tiêu: Thu nhập/đơn vị diện tích, Thu nhập/lao động, Thu nhập/Chi phí.

1.4.3. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững vùng nguyên liệu

Việc phát triển vùng nguyên liệu cần chú trọng đến tiêu chí phát triển bền vững. Vì nguồn nguyên liệu có bền vững, lâu dài, tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân thì nhà máy mới có thể ổn định sản xuất, phát triển kinh doanh.

Nói đến phát triển bền vững, cần quan tâm đến quy mô phát triển của vùng nguyên liệu, sự phát triển đó mang lại lợi ích cho ngƣời dân, cộng đồng và môi trƣờng của vùng nguyên liệu cũng cần bảo vệ.

Để xác định mức độ phát triển bền vững vùng nguyên liệu, có thể xét đến tính ổn định về quy mô lâu dài, thời gian phát triển, tăng trƣởng vùng nguyên liệu qua các năm và số lƣợng các hợp đồng đã đƣợc ký kết ổn định giữa ngƣời dân và nhà máy. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển vùng nguyên liệu cho các nhà máy tinh bột sắn tinh bột sắn

1.5.1. Điều kiện tự nhiên

Yếu tố điều kiện tự nhiên tác động đến sự phát triển của cây sắn và từ đó ảnh hƣởng đến việc phát triển, mở rộng diện tích vùng nguyên liệu. Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên gồm:

Thứ nhất, thời tiết khí hậu

Thời tiết khí hậu gồm các yếu tố nhƣ nhiệt độ, lƣợng mƣa, gió, bão, ánh nắng ảnh hƣởng nhiều đến sự phát triển của cây sắn trong từng thời kỳ. Theo từng khu vực và các yếu tố về thời tiết, khí hậu có sự khác nhau. Khi lựa chọn vùng trồng sắn nguyên liệu cần lựa chọn những vùng có điều kiện thuận lợi cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây sắn mới có thể có vùng trồng sắn năng suất, chất lƣợng cao.

Cây sắn sinh trƣởng trên các vùng có mùa đông lạnh thì thƣờng thời gian sinh trƣởng kéo dài hơn so với các vùng không có mùa đông. Sắn là cây sinh trƣởng khoẻ, có khả năng thích ứng cao với những điều kiện sinh thái khác nhau, có khả năng chống chịu mạnh với những điều kiện bất thuận. Cây sắn có thể trồng đƣợc từ 300 vĩ Bắc đến 300 vĩ Nam và sinh trƣởng đƣợc bình thƣờng đến độ cao 2.000m so với mực nƣớc biển. Do khả năng thích ứng rộng nên sắn có thể trồng đƣợc ở cả 64 tỉnh thành trong cả nƣớc.

Thứ hai, đất đai

Đất đai có những đặc điểm ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng, phát triển và năng suất của cây sắn. Vì vậy, phát triển vùng nguyên liệu cần chú ý đến sự ảnh hƣởng của đất đai tại vùng có định hƣớng trồng cây sắn.

Những đặc tính về lý tính và hoá tính của đất đai quy định độ phì nhiêu tốt hay xấu, địa hình có bằng phẳng hay không, vị trí của đất canh tác có thuận lợi hay khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển vật tƣ, nông sản phục vụ cho quá trình sản xuất và tiêu thụ ảnh hƣởng rất lớn tới hiệu quả của sản xuất kinh doanh.

Sắn là cây có nguồn gốc nhiệt đới, điều kiện thích nghi rộng, sắn có thể trồng trên hầu hết các loại đất, các loại địa hình. đất có độ PH thích hợp từ 5-5,5; nhiệt độ

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

thích hợp từ 28-320C. đối với các loại đất có địa hình thấp, trũng ngập nƣớc hay đất quá chua đều không trồng đƣợc sắn.

Sắn cũng là cây không kén đất, có thể sinh trƣởng đƣợc trên nhiều loại đất khác nhau từ đất xám bạc màu, đất đồi núi chua tầng mỏng đến đất phù sa mới, đất than bùn, đất ít mặn hoặc phèn ít…Giới hạn pH đối với cây sắn khá rộng, từ đất chua (pHkcl < 4) đến kiềm yếu (phkcl = 7,5), nhƣng thích hợp nhất là pHkcl =5,5. “Trong diễn thế tự nhiên của các cây trồng trên nƣơng rẫy, sắn (giống địa phƣơng) là cây trồng cuối cùng của chu kỳ canh tác, sau sắn ngƣời ta phải bỏ hoá đất để phục hồi lại độ phì tự nhiên của đất.”[14] Điều này chứng tỏ yêu cầu về đất của sắn không quá khắt khe. Tuy nhiên với các giống sắn cao sản mới nhập nội hiện nay, yêu cầu về đất đai cho vùng trồng sắn làm nguyên liệu cho chế biến công nghiệp không thể xem nhẹ nhƣ phƣơng thức trồng quảng canh với các giống sắn địa phƣơng nhƣ trƣớc đây.

1.5.2. Điều kiện kinh tế

Các yếu tố về điều kiện kinh tế có ảnh hƣởng đến việc phát triển vùng nguyên liệu. Các yếu tố đó thuộc về nhu cầu thị trƣờng, giá cả, cơ sở hạ tầng cho sản xuất sắn. Cụ thể:

Thứ nhất, thị trƣờng

Thị trƣờng rất quan trọng, ảnh hƣởng lớn đến định hƣớng phát triển vùng nguyên liệu. Khi thị trƣờng có nhu cầu mới cần đến nguồn cung nguyên liệu. Vì vậy khi phát triển vùng nguyên liệu cần xem xét đến nhu cầu của thị trƣờng. Ở phạm vi địa phƣơng, thị trƣờng biểu hiện cụ thể ở nhu cầu thu mua nguyên liệu của nhà máy tại ở đó. Vì đặc điểm nguyên liệu đi xa, giá vận chuyển cao, việc thu mua phụ thuộc vào nhu cầu của nhà máy tại vùng trồng sắn.

Thứ hai, giá thu mua sắn nguyên liệu

Nếu giá sắn cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn những sản phẩm cây trồng khác mà ngƣời dân đang trồng thì họ sẽ có xu hƣớng chuyển đổi sang trồng sắn, và ngƣợc lại, nếu hiệu quả kinh tế từ việc trồng sắn không cao hơn những cây trồng khác thì ngƣời dân sẽ quay lƣng lại với cây sắn. Nhƣ vậy, các chính sách về

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

giá của nhà máy để cho ngƣời trồng sắn yên tâm sản xuất lâu dài là đặc biệt quan trọng trong việc duy trì và phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy.

Thứ ba, cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng nông thôn cũng là những yếu tố cơ bản ảnh hƣởng trực tiếp đến phát triển vùng nguyên liệu sắn. Đó là các công trình giao thông, thuỷ lợi, thông tin, các dịch vụ về sản xuất và khoa học kỹ thuật, sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến nông sản và sự hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn hoá. Đây là nhân tố cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả kinh tế của vùng nguyên liệu.

1.5.3. Yếu tố về điều kiện xã hội

Thứ nhất, nguồn lao động

Nguồn lao động là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp và có tính chất quyết định đối với việc hình thành và phát triển vùng nguyên liệu. Cần xem xét về số lƣợng và chất lƣợng nguồn lao động để có thể phát triển vùng nguyên liệu. Số lƣợng nguồn lao động là tất cả những ngƣời lao động có khả năng tham gia lao động và những ngƣời ngoài độ tuổi thực tế có tham gia lao động. Chất lƣợng nguồn lao động bao gồm trình độ văn hóa, chuyên môn, thể lực,…

Địa phƣơng có sẵn nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động nông nghiệp sẽ là nguồn lực phục vụ cho việc trồng, chăm sóc vƣờn nguyên liệu, làm tiền đề cho nguồn nguyên liệu phát triển. Ngƣợc lại, nếu địa phƣơng không sẵn có nguồn lao động phục vụ cho phát triển vùng nguyên liệu thì khó có thể phát triển vùng nguyên liệu hợp lý theo quy hoạch.

Thứ hai, văn hóa truyền thống

Văn hóa, truyền thống cũng có vai trò quan trọng, ảnh hƣởng đến việc phát triển vùng nguyên liệu. Để phát trển vùng nguyên liệu sắn thì yếu tố cần cù, chịu khó trong lao động, tập quán canh tác, trình độ dân trí của ngƣời dân trong vùng, tính năng động, dám mạo hiểm của ngƣời dân có ảnh hƣởng rất lớn.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

1.5.4. Yếu tố kỹ thuật, công nghệ

Kỹ thuật, công nghệ có tác động đến năng suất, chất lƣợng nguyên liệu sắn và là từ đó ảnh hƣởng đến sự phát triển chung của vùng nguyên liệu. Các yếu tố thuộc về kỹ thuật, công nghệ nhƣ giống sắn, kỹ thuật canh tác, chế biến tinh bột sắn…

Giống sắn tốt sẽ cho hàm lƣợng tịnh bột cao, năng suất củ tƣơi cao hơn nhiều lần giống bình thƣờng do vậy chất lƣợng sản phẩm làm từ sắn cũng sẽ tăng lên. Những kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác, chế biến sử dụng sắn đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả cho cây sắn.

Hiện nay trang thiết bị, công nghệ chế biến sắn không ngừng thay đổi, ngày càng hiện đại hơn, đẩy mạnh tự động trong một số công đoạn chế biến, nâng cao hiệu suất thu hồi, dây chuyền sản xuất ngày càng có công suất lớn, do vậy, việc sản xuất chế biến sắn ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi sắn nguyên liệu phải đáp ứng về cả số lƣợng và chất lƣợng, quy trình sản xuất và thu hoạch sắn phải ngày càng đƣợc cải tiến phù hợp với công nghệ chế biến, đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp, máy móc thay thế dần con ngƣời để hạ giá thành, giải quyết tình trạng thiếu lao động diễn ra ngày càng gay gắt.

1.5.5. Chính sách và quy hoạch của Nhà nước

Chính sách và quy hoạch của Nhà nƣớc đối với cây sắn và phát triển vùng nguyên liệu sắn có ảnh hƣởng lớn đến công tác phát triển vùng nguyên liệu. Các chính sách liên quan đến cây sắn gồm chính sách thuế, tín dụng, đầu tƣ cơ sở hạ tầng, khuyến nông…Chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc và địa phƣơng đóng vai trò là động lực cho phát triển bởi nó liên quan đến tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất sắn nguyên liệu.

Quy hoạch nói riêng, là định hƣớng phát triển cây sắn của địa phƣơng gắn với công nghiệp chế biến tinh bột sắn trên địa bàn. Một vùng nguyên liệu có định hƣớng trong quy hoạch sẽ chắc chắn hơn, đƣợc đầu tƣ kỹ càng hơn khi sự phát triển không đƣợc quy hoạch rõ ràng. Vì vậy quy hoạch của Nhà nƣớc đối với sự phát triển cây sắn và vùng nguyên liệu sắn phục vụ cho các nhà máy chế biến tinh bột

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

1.6. Kinh nghiệm trong phát triển vùng nguyên liệu cho các nhà máy tinh bột sắn

1.6.1. Kinh nghiệm trong phát triển vùng nguyên liệu của tỉnh Nghệ An

Tỉnh Nghệ An chủ trƣơng khai thác hiệu quả quỹ đất để phát triển vùng sắn nguyên liệu ổn định gắn với thu hút đầu tƣ xây dựng các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn; gắn phát triển vùng sắn nguyên liệu với chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, qua đó góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các huyện miền Tây Nghệ An.

Theo kế hoạch, đến năm 2020, Nghệ An đƣa diện tích sắn nguyên liệu ổn định 6.420 ha, năng suất bình quân đạt 33,6 tấn/ha, đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho 2 nhà máy hoạt động, với tổng công suất tƣơng ứng 200 tấn sản phẩm tinh bột sắn/ngày; tạo việc làm ổn định cho 5.000 - 6.000 lao động trên địa bàn.[15]

Tỉnh Nghệ An hiện có trên 18.345 ha sắn, năng suất bình quân đạt 21,8 tấn/ha. Hiện nay, tại các huyện miền Tây Nghệ An đã hình thành một số vùng nguyên liệu sắn tập trung, quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến . Tuy nhiên, diện tích sắn có xu thế tăng và phát triển ngoài vùng quy hoạch là phổ biến, kéo theo nhiều hệ quả xấu, xâm lấn và phá vỡ quy hoạch một số loại cây trồng khác. Tại một số huyện miền núi trong tỉnh có tình trạng diện tích trồng sắn phần lớn đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CHO NHÀ máy TINH bột sắn tại HUYỆN HƯỚNG hóa TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)