Hình thành các vùng chuyên canh tại huyện để ổn định nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CHO NHÀ máy TINH bột sắn tại HUYỆN HƯỚNG hóa TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 106)

5. Bố cục của luận văn

3.2.3. Hình thành các vùng chuyên canh tại huyện để ổn định nguồn nguyên liệu

cho nhà máy

Do điều kiện tự nhiên của huyện Hƣớng Hóa hình thành những tiểu vùng khí hậu khác nhau, thích hợp cho từng loại cây khác nhau, do đó cần quy hoạch thành vùng chuyên canh cây sắn nguyên liệu cho nhà máy. Các xã vùng nam Hƣớng Hóa

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

đặc biệt các xã vùng Lìa có địa hình, thổ nhƣỡng và khí hậu thích hợp cho phát triển cây sắn.

Chính quyền các xã cũng nhƣ các phòng ban chuyên môn của huyện cùng phối hợp nhà máy chế biến lên kế hoạch, lịch trồng trọt, thu hoạch hợp lý khoa học để tránh ùn ứ vào các thời điểm nhƣ Tết, chính vụ… gây thiệt hại cho bà con và nhà máy.

Nhà máy nên tổ chức điều tra cụ thể từ đầu vụ để nắm rõ diện tích gieo trồng, lịch thu hoạch sản lƣợng ƣớc đạt để có kế hoạch thu mua hợp lý.

3.2.4. Tăng cường hỗ trợ giống, tín dụng, kỹ thuật canh tác

Hằng năm, cần tăng cƣờng hƣớng dẫn kỹ thuật, tổ chức tập huấn về ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất cho ngƣời nông dân. Việc hƣớng dẫn kỹ thuật cạnh tác cần thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Ngƣời dân phải nhận thức đƣợc ý nghĩa của việc áp dụng kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó, việc khuyến khích ngƣời dân bón phân cho cây sắn có năng suất cao cũng rất quan trọng. Do đặc điểm của cây sắn là cần rất nhiều chất dinh dƣỡng đặc biệt trong giai đoạn phát triển thân và tích lũy tinh bột, do vậy nếu không đƣợc bón phân cung cấp đầy đủ chất cho cây thì cây sẽ khai thác triệt để từ đất nên làm đất rất nhanh bạc màu sau 2-3 vụ gieo trồng. Vì vậy để tăng năng suất cây sắn cũng nhƣ ổn định thu nhập cho bà con nông dân thì phải thay đổi thói quen canh tác lạc hậu nhƣ hiện nay mà thay vào đó là kiến thức thâm canh khoa học hợp lý để đảm bảo cho nông dân có đƣợc thu nhập ổn định và gắn bó với cây sắn. Bắt đầu bằng việc đào tạo kiến thức, cung cấp cây giống mới, phân bón và từng bƣớc cơ giới hóa trong khâu làm đất và thu hoạch.

Hệ thống chính quyền phải vào cuộc vận động ngƣời dân, có các chƣơng trình hỗ trợ vay vốn để ngƣời dân đầu tƣ vào thâm canh tăng năng suất cây trồng. Nhà máy cũng phải hỗ trợ nông dân bằng các chƣơng trình giống mới, phân bón và vốn.

3.2.5. Tăng cường cam kết giá cả và số lượng tiêu thụ đối với người nông dân

Để canh tác bền vững, tránh tình trạng ngƣời dân thấy giá sắn xuống thấp lại bỏ không trồng và chuyển sang trồng cây khác, đến khi giá sắn tăng cao lại ồ ạt đi trồng sắn, Nhà máy và chính quyền địa phƣơng phải quan sát chặt chẽ tình hình trồng trọt của ngƣời dân. Để canh tác đi vào ổn định thì việc cam kết giữa Nhà máy

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

và ngƣời dân bằng những hợp đồng cụ thể là rất cần thiết. Trong những năm qua, Nhà máy đã và đang thực hiện điều này. Thời gian tới, việc cam kết cũng cần đƣợc duy trì và tăng cƣờng hơn nữa, tiến tới Nhà máy và ngƣời dân thực hiện hết cam kết giá cả và số lƣợng trong tiêu thụ ở tất cả các địa bàn của huyện Hƣớng Hóa.

Nhà máy cam kết với ngƣời dân bao tiêu hết sản phẩm họ sản xuất ra, giá cả cam kết phụ thuộc theo chất lƣợng sắn và giá thị trƣờng. Tuy nhiện, để ngƣời dân thực hiện đúng cam kết, bán hết sản lƣợng sắn cho Nhà máy thì nhà máy cần xây dựng chính sách giá sao cho Nhà máy và ngƣời dân đều là ngƣời có lợi trƣớc những biến động của thị trƣờng. Nhà máy có thể mua với giá ƣu đãi cho những hộ thực hiện tốt kỹ thuật canh tác, có năng suất cao để kích lệ ngƣời dân chú trọng đến kỹ thuật trồng, chăm sóc.

3.2.6. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất giữa người dân và nhà máy

Nhà máy cần đẩy mạnh việc tạo mối quan hệ gắn kết giữa Nhà máy và ngƣời trồng sắn, góp phần ổn định và phát triển vùng nguyên liệu. Tiếp tục tuyên truyền, vận động ngƣời trồng sắn ký kết và thực hiện đầy đủ hợp đồng đầu tƣ, hợp đồng mua bán sắn với nhà máy. Mục tiêu hàng năm có trên 95% diện tích sắn của nông hộ trong vùng ký kết hợp đồng đầu tƣ.

Từ việc tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện hợp đồng hàng năm: sửa đổi, hoàn thiện hợp đồng chặt chẽ, cụ thể, dễ hiểu, đúng pháp luật theo tinh thần trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích giữa Nhà máy và ngƣời trồng sắn. Việc kết hợp hài hòa lợi ích giữa nhà máy và ngƣời trồng sắn biểu hiện ở việc phân chia lợi nhuận hợp lý, xác lập mối quan hệ mật thiết tạo điều kiện để cùng nhau chia sẻ rủi ro, cùng tồn tại và phát triển.

Ban hành chính sách đầu tƣ, thu mua hợp lý, tạo điều kiện tốt nhất để ngƣời dân trồng và bán sắn cho nhà máy kèm theo chính sách hỗ trợ giá mua, lãi suất thu hoạch cuối vụ để bảo bảo ngƣời trồng sắn và doanh nghiệp đều có lãi. Tạo mọi điều kiện để mọi ngƣời dân trong vùng tiếp cận đƣợc vốn đầu tƣ của nhà máy trên nguyên tắc vay và trả nợ đúng hạn, thực hiện đúng hợp đồng.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Nhà máy cần có các chính sách khen thƣởng những hộ sản xuất giỏi bằng tiền, hiện vật để nhân rộng những điển hình nông dân sản xuất giỏi. Hỗ trợ vốn cho ngƣời trồng sắn ứng dụng kỹ thuật canh tác mới, giống mới nhằm tăng năng suất, chất lƣợng, hạ giá thành sản xuất để tăng lợi nhuận.

Bên cạnh đó Nhà máy cần tăng cƣờng quản lý diện tích, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa những nông hộ trực tiếp sản xuất sắn thông qua:

-Xác định các nông hộ trồng sắn có diện tích trên 1 ha là hạt nhân của vùng nguyên liệu. Từ đó nhân rộng mô hình vùng nguyên liệu sắn có hiệu quả kinh tế cao, phát triển bền vững.

-Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với nông hộ sản xuất sắn có diện tích trồng trên 1 ha. Bƣớc đầu thống kê tất các nông hộ sản xuất sắn có diện tích trồng trên 1 ha. Sau đó tuyển chọn các nông hộ trồng sắn có hiệu quả kinh tế cao, kỹ thuật chăm bón tốt, để xây dựng mô hình điểm, mô hình thử nghiệm giống mới.

-Thông qua hoạt động mua bán trả trả chậm, trả góp các loại vật tƣ phục vụ sản xuất sắn và sản phẩm sắn tƣơi để phát triển mô hình trồng sắn có hiệu quả cao, bền vững tại các tiểu vùng nguyên liệu.

3.2.7. Hoàn thiện chính sách đầu tư, thu mua, vận chuyển và thu hồi nợ

-Nhà máy tinh bột sắn Hƣớng Hóa cần tiếp tục hoàn thiện sửa đổi để hoàn thiện công tác đầu tƣ, thu mua, vận chuyển, thu nợ.

-Tăng suất đầu tƣ phù hợp với tình hình biến động của vật tƣ, phân bón nhân công để ngƣời trồng có điều kiện thâm canh, tăng năng suất. Mở rộng điều kiện nhận đầu tƣ, về mức tín chấp, thế chấp bảo lãnh thực hiện hợp đồng để nhiều hộ trồng sắn có điều kiện tiếp cận đƣợc với nguồn vốn đầu tƣ của nhà máy.

-Áp dụng liên tục, nhất quán phƣơng thức mua sắn tƣơi theo hàm lƣợng tinh bột. đây là hình thức thu mua khoa học, khắc phục đƣợc các nhƣợc điểm của hình thức thu mua xô, hƣớng ngƣời trồng sắn canh tác theo hƣớng nâng cao chất lƣợng. Tuy nhiên, cần xây dựng khuôn mẫu và tiêu chuẩn đo lƣờng cụ thể, rõ ràng để ngƣời bán sắn không hoài nghi về phƣơng thức thu mua này.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

-Nâng cao năng lực quản lý sản xuất, năng lực chế biến về máy móc thiết bị, nâng hiệu suất tổng thu hồi, tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản xuất đƣờng để có điều kiện tăng giá mua sắn, giá mua không thấp hơn các đối tƣợng thu gom khác trong khu vực trên cơ sở khuyến cáo giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội ngành sắn Việt Nam. Giá mua sắn đảm bảo cạnh tranh, công bố giá tối thiểu để giảm rủi ro cho ngƣời trồng sắn, đảm bảo cho ngƣời trồng sắn có lãi > 30%/ giá thành sản xuất.

-Cải tiến công tác xếp lịch thời vụ, ứng dụng tin học trong việc phân bổ lịch theo các dữ liệu khoa học nhằm tránh các hiện tƣợng tiêu cực, tạo công bằng để thu mua sắn chất lƣợng, hạn chế sắn non, sắn kém chất lƣợng, thu quá thời gian không kịp vận chuyển. Tạo ra sự chủ động cho ngƣời trồng sắn trong quá trình thu hoạch.

-Xây dựng và ban hành phƣơng án thu hồi vốn đầu tƣ hợp lý, xác định tỷ lệ thu, thời hạn thu có tính đến doanh thu và lợi nhuận của hộ trồng sắn hàng năm theo chu kỳ của cây sắn.

-Về công tác xử lý nợ tồn đọng: Hàng năm sau khi kết thúc vụ sản xuất rà soát, đối chiếu, phân loại đề ra các biện pháp xử lý giải quyết nợ tồn đọng nhƣ phạt, bồi thƣờng, tái đầu tƣ, khởi kiện... để thu hồi triệt để, nhằm đảm bảo tính pháp lý, hiệu lực của hợp đồng từ đó hạn chế tối đa tỷ lệ nợ xấu, bảo toàn nguồn vốn đầu tƣ.

3.2.8. Phát huy vai trò và nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên nông vụ

-Hiện tại, nhà máy có 11 nhân viên nông vụ phụ trách 22 xã trên địa bàn huyện, các nhân viên nông vụ tác nghiệp độc lập, bán kính vùng nguyên liệu rộng, diện tích manh mún, do đó một số địa bàn có hiệu quả thu mua thấp. Vì vậy, cần bố trí nhân viên nông vụ làm việc theo nhóm, tập trung theo vùng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, đảm bảo cung cấp thông tin về giá cả, hình thức mua bán của Nhà máy kịp thời cho nông hộ sản xuất. Đồng thời nắm bắt nhanh chóng các thông tin mua bán của các đối thủ cạnh tranh để có phƣơng án thay đổi phù hợp với diễn biến của thị trƣờng.

-Nhân viên nông vụ có vai trò rất quan trọng, là cầu nối giữa ngƣời dân và Nhà máy, họ giúp Nhà máy phổ biến đến ngƣời dân những chính sách, định hƣớng

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

của Nhà máy và nắm bắt đƣợc tình trạng canh tác, tình hình thu hoạch, diện tích, sản lƣợng của từng hộ dân trên địa bàn mình phụ trách. Vì vậy vai trò của họ rất quan trọng, cần đƣợc kích lệ, phát huy, nâng cao chất lƣợng để họ có thể thực hiện tốt nhất công việc của mình.

3.2.9. Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu

Để phát triển vùng nguyên liệu sắn bền vững thì trƣớc hết mọi ngƣời cần nhận thức cho đúng về giá trị và vị trí của cây sắn và đối xử công bằng với nó. Trƣớc hết từ cấp chính quyền đến từng ngƣời dân. Huyện phải hoàn thiện công tác quy hoạch và có những giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả, thiết thực, tạo mọi điều kiện để hỗ trợ ngƣời dân trong công tác trồng, chăm sóc, thu hoạch.

Huyện Hƣớng Hóa cần tập trung quy hoạch vùng nguyên liệu cho nhà máy để ổn định sản xuất, trên quan điểm sử dụng hợp lý quỹ đất đai, sử dụng các giống mới có tiềm năng năng suất cao, ứng dụng các biện pháp canh tác tiên tiến để đạt sản lƣợng cao nhất.

Nhà máy chủ động xây dựng kế hoạch và có chiến lƣợc đầu tƣ lâu dài cho vùng nguyên liệu của mình; Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phƣơng; Thực hiện công khai quy hoạch, tuyên truyền vận động nhân dân trong vùng thực hiện điều chỉnh diện tích theo quy hoạch đƣợc duyệt, trồng và bán sắn cho công ty theo hợp đồng, không bán sắn cho những cơ sở thu mua không rõ nguồn tiêu thụ.

Công tác quy hoạch không chỉ dừng lại ở diện tích trồng sắn mà phải quy hoạch đƣợc sự phát triển về năng suất, chất lƣợng cây sắn để đảm bảo cả về số lƣợng và chất lƣợng trong phát triển vùng nguyên liệu.

3.2.10. Phát triển cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu

Nhà nƣớc cần đầu tƣ nguồn lực vào xây dựng mạng lƣới giao thông, từng bƣớc hình thành các cánh đồng lớn để cải thiện cơ sở hạ tầng để có thể áp dụng dụng cơ giới hóa nông nghiệp vào sản xuất sắn.

Do đặc thù của vùng là địa hình đồi núi, khe suối và nƣơng rẫy ngƣời dân canh tác lâu đời nên hiện nay hệ thống giao thông từ trung tâm xã đến các thôn bản cũng nhƣ từ nhà dân đến ruộng rẫy chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng, nên rất khó khăn

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

trong khâu đƣa máy móc vào sản xuất. Bên cạnh đó do tập tục sinh hoạt của ngƣời đồng bào dân tộc nên khi cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất sắn chƣa đảm bảo thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật, vận chuyển, tiêu thụ vẫn còn khó khăn. Hệ thống giao thông cần đƣợc xây dựng đến vùng bờ thửa để ngƣời dân dễ dàng áp dụng máy móc, trang thiết bị vào sản xuất, tiêu thụ sắn.

Ngoài ra cũng cần nghiên cứu việc dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất bằng các hình thức khác nhau để sớm hình thành đƣợc các cánh đồng lớn để việc áp dụng cơ giới hóa một cách hiệu quả nhất.

3.2.11. Tăng cường công tác bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường

Những năm trƣớc đây, khi giá sắn nguyên liệu tăng lên nhƣng năng suất trên một diện tích lại giảm, diện tích gieo trồng của từng hộ dân không tăng nên đã có tình trạng ngƣời dân phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ.. để có thêm đất trồng sắn. Việc không thâm canh dẫn đến đất ngày càng bạc màu nên ngƣời dân bỏ ruộng rẫy củ phá rừng trồng sắn cũng khá phổ biến ở Hƣớng Hóa.

Để chấm dứt tình trạng phá rừng trồng sắn thì không còn cách nào khác là phải tập trung vào thâm canh tăng năng suất cây trồng, đảm bảo và tăng thu nhập cho ngƣời dân.

Chính quyền địa phƣơng cần phối hợp với Nhà máy tinh bột sắn Hƣớng Hóa thực hiện tuyên truyền ngƣời dân không chặt phá rừng, có ý thức bảo vệ rừng để việc trồng sắn đƣợc bền vững và hiệu quả. Đi kèm với biện pháp tuyên truyền, chính quyền địa phƣơng cần phổ biến để ngƣời dân có ý thức chấp hành pháp luật và xử lý nghiêm những trƣờng hợp vi phạm để ngƣời dân có ý thức cao trong việc bảo vệ rừng.

Về vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trƣờng trên đồng ruộng sắn và trong nhà máy chế biến tinh bột sắn là khá nghiêm trọng. Ở trên ruộng ngƣời dân sử dụng các loại thuốc diệt cỏ với nồng độ độc hại rất cao, do địa hình đồi dốc nên khi trời mƣa thuốc độc sẽ theo suối chảy về sông và thấm vào nƣớc ngầm, ngƣời dân sẽ sử dụng nƣớc sông ăn uống và sinh hoạt thì hậu quả khôn lƣờng. Ở trong nhà máy nếu hệ thống xử lý nƣớc thải không đƣợc đầu tƣ đúng chuẩn thì nguy cơ hủy diệt môi trƣờng là luôn hiện hữu.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Để ngành sắn phát triển bền vững thì việc ý nâng cao ý thức của ngƣời dân và doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trƣờng là rất quan trọng, bên cạnh đó các cơ quan chuyên môn cũng tăng cƣờng công tác kiểm tra xử lý kịp thời các hành vi xâm hại môi trƣơng nhƣ đã phân tích ở trên.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

PHN 3: KT LUN VÀ KIN NGH

1. Kết luận

Luận văn “Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy tinh bột sắn tại huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị” đã cơ bản hoàn thành nghiên cứu các nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CHO NHÀ máy TINH bột sắn tại HUYỆN HƯỚNG hóa TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)