Yếu tố kỹ thuật, công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CHO NHÀ máy TINH bột sắn tại HUYỆN HƯỚNG hóa TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 45)

5. Bố cục của luận văn

1.5.4. Yếu tố kỹ thuật, công nghệ

Kỹ thuật, công nghệ có tác động đến năng suất, chất lƣợng nguyên liệu sắn và là từ đó ảnh hƣởng đến sự phát triển chung của vùng nguyên liệu. Các yếu tố thuộc về kỹ thuật, công nghệ nhƣ giống sắn, kỹ thuật canh tác, chế biến tinh bột sắn…

Giống sắn tốt sẽ cho hàm lƣợng tịnh bột cao, năng suất củ tƣơi cao hơn nhiều lần giống bình thƣờng do vậy chất lƣợng sản phẩm làm từ sắn cũng sẽ tăng lên. Những kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác, chế biến sử dụng sắn đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả cho cây sắn.

Hiện nay trang thiết bị, công nghệ chế biến sắn không ngừng thay đổi, ngày càng hiện đại hơn, đẩy mạnh tự động trong một số công đoạn chế biến, nâng cao hiệu suất thu hồi, dây chuyền sản xuất ngày càng có công suất lớn, do vậy, việc sản xuất chế biến sắn ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi sắn nguyên liệu phải đáp ứng về cả số lƣợng và chất lƣợng, quy trình sản xuất và thu hoạch sắn phải ngày càng đƣợc cải tiến phù hợp với công nghệ chế biến, đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp, máy móc thay thế dần con ngƣời để hạ giá thành, giải quyết tình trạng thiếu lao động diễn ra ngày càng gay gắt.

1.5.5. Chính sách và quy hoạch của Nhà nước

Chính sách và quy hoạch của Nhà nƣớc đối với cây sắn và phát triển vùng nguyên liệu sắn có ảnh hƣởng lớn đến công tác phát triển vùng nguyên liệu. Các chính sách liên quan đến cây sắn gồm chính sách thuế, tín dụng, đầu tƣ cơ sở hạ tầng, khuyến nông…Chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc và địa phƣơng đóng vai trò là động lực cho phát triển bởi nó liên quan đến tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất sắn nguyên liệu.

Quy hoạch nói riêng, là định hƣớng phát triển cây sắn của địa phƣơng gắn với công nghiệp chế biến tinh bột sắn trên địa bàn. Một vùng nguyên liệu có định hƣớng trong quy hoạch sẽ chắc chắn hơn, đƣợc đầu tƣ kỹ càng hơn khi sự phát triển không đƣợc quy hoạch rõ ràng. Vì vậy quy hoạch của Nhà nƣớc đối với sự phát triển cây sắn và vùng nguyên liệu sắn phục vụ cho các nhà máy chế biến tinh bột

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

1.6. Kinh nghiệm trong phát triển vùng nguyên liệu cho các nhà máy tinh bột sắn

1.6.1. Kinh nghiệm trong phát triển vùng nguyên liệu của tỉnh Nghệ An

Tỉnh Nghệ An chủ trƣơng khai thác hiệu quả quỹ đất để phát triển vùng sắn nguyên liệu ổn định gắn với thu hút đầu tƣ xây dựng các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn; gắn phát triển vùng sắn nguyên liệu với chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, qua đó góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các huyện miền Tây Nghệ An.

Theo kế hoạch, đến năm 2020, Nghệ An đƣa diện tích sắn nguyên liệu ổn định 6.420 ha, năng suất bình quân đạt 33,6 tấn/ha, đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho 2 nhà máy hoạt động, với tổng công suất tƣơng ứng 200 tấn sản phẩm tinh bột sắn/ngày; tạo việc làm ổn định cho 5.000 - 6.000 lao động trên địa bàn.[15]

Tỉnh Nghệ An hiện có trên 18.345 ha sắn, năng suất bình quân đạt 21,8 tấn/ha. Hiện nay, tại các huyện miền Tây Nghệ An đã hình thành một số vùng nguyên liệu sắn tập trung, quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến . Tuy nhiên, diện tích sắn có xu thế tăng và phát triển ngoài vùng quy hoạch là phổ biến, kéo theo nhiều hệ quả xấu, xâm lấn và phá vỡ quy hoạch một số loại cây trồng khác. Tại một số huyện miền núi trong tỉnh có tình trạng diện tích trồng sắn phần lớn đƣợc trồng trên quỹ đất đã có phƣơng án quy hoạch cây trồng khác và trồng trên đất đồi dốc, biện pháp thâm canh chƣa đƣợc quan tâm nên nguy cơ xói mòn cao. Mặt khác, việc thực hiện và quản lý quy hoạch sắn chƣa kiên quyết, triệt để, vẫn còn mang tính tự phát ; đầu tƣ thâm canh hạn chế, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm truyền thống; phổ biến phƣơng thức sản xuất tự phát, thiếu liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất sắn.

Có tình trạng trên là do sản phẩm tinh bột sắn chủ yếu là xuất khẩu, khi có nhu cầu lớn, các nhà máy thiếu nguyên liệu, đẩy giá thu mua lên cao nên ngƣời dân tự phát mở rộng diện tích ồ ạt, không theo quy hoạch, dẫn đến diện tích trồng sắn phát triển vƣợt quá sự kiểm soát; ngƣợc lại, khi thị trƣờng suy giảm, gây ứ đọng, giá thu mua nguyên liệu giảm, ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất của ngƣời dân. Trong khi đó, sắn là loại cây dễ trồng, dễ thích nghi nên ngƣời dân dễ mở rộng diện tích;

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

đồng thời, do sản xuất tự phát không theo quy hoạch và chỉ đạo của cơ quan chuyên môn nên sản xuất sắn hầu nhƣ không đầu tƣ chăm sóc, dẫn đến năng suất thấp.

Khắc phục tình trạng trên, tỉnh Nghệ An chủ trƣơng quy hoạch lại vùng nguyên liệu sắn theo hƣớng thu hẹp diện tích; đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng để tăng năng suất, hiệu quả trồng sắn; quản lý chặt, tránh tình trạng phá vỡ quy hoạch, tạo nên sự bất cập trong cơ cấu cây trồng, dẫn đến dƣ thừa hoặc thiếu nguyên liệu, gây lãng phí cho nông dân và doanh nghiệp. Vùng quy hoạch trồng sắn đƣợc tỉnh bố trí không trùng lấn với các quy hoạch cây trồng khác; không bố trí trên đất lâm nghiệp.

Hiện nay, tại Nghệ An các sản phẩm đƣợc chế biến từ sắn chủ yếu là xuất khẩu sang thị trƣờng Trung Quốc (chiếm 85% thị trƣờng), nên việc tiêu thụ sản phẩm bị lệ thuộc, không ổn định, giá cả lên xuống thất thƣờng, ngƣời dân trồng sắn bị động, tự phát. Cùng với chủ trƣơng quy hoạch lại vùng nguyên liệu sắn, tỉnh Nghệ An cũng tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu sang khu vực Đông Âu, Trung Á, Ấn Độ, Nam Phi… nhằm giảm rủi ro cho ngƣời trồng sắn, khắc phục tình trạng quá lệ thuộc vào thị trƣờng Trung Quốc nhƣ hiện nay.

1.6.2. Kinh nghiệm trong phát triển vùng nguyên liệu của nhà máy tinh bột sắn Fococev Quảng Trị Fococev Quảng Trị

Nhà máy tinh bột sắn Fococev Quảng Trị thành lập năm 2005, đóng tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, có công suất hoạt động 60 tấn thành phẩm/ ngày, tƣơng đƣơng nguồn nguyên liệu thu mua bình quân mỗi ngày khoảng 240 tấn sắn tƣơi. Ngay trong năm 2005 sau khi đi vào sản xuất đƣợc 4 tháng, Nhà máy thu mua đƣợc 16.000 tấn nguyên liệu sắn tƣơi, sản lƣợng sản xuất đạt 4.500 tấn thành phẩm. Sau hơn 10 năm hoạt động Nhà máy đã nâng công xuất lên 1,5 lần là 90 tấn/ ngày tƣơng đƣơng với nguồn nguyên liệu thu mua khoảng 350 tấn / ngày.

Cho đến vụ trồng sắn năm 2015, tổng diện tích đạt 5.870ha tăng nhanh so với những vụ trƣớc. Vùng nguyên liệu của nhà máy tinh bột sắn Fococev Quảng Trị tập

trung ở 3 huyện Hải Lăng, Cam Lộ, Vĩnh Linh. Để có đƣợc kết quả phát triển diện

tích nguyên liệu sắn nhƣ trên, trong những năm qua Nhà máy đã không ngừng hoàn

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

thiện các chính sách phát triển vùng nguyên liệu phù hợp với địa bàn các huyện này. Một trong những kinh nghiệm có thể tham khảo đó là:

Thứ nhất, tiến hành ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra với ngƣời nông dân. Chủ thể hợp đồng là các nông hộ sản xuất sắn, đại diện ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra là Hợp tác xã nông nghiệp hoặc Đội sản xuât hoặc trƣởng thôn hoặc ủy ban xã.

Thứ hai, hỗ trợ khai hoang phục hóa và giống sắn KM94. Đối với chính sách hỗ trợ khai hoang, phục hóa để trồng sắn KM94, UBND tỉnh Quảng Trị hỗ trợ một phần chi phí cho các tổ chức, cá nhân tham gia khai hoang, phục hóa đất để trồng sắn. Mục đích nhằm phát triển nhanh vùng nguyên liệu trồng sắn trên toàn tỉnh. Kết quả của chính sách trên đã thúc đẩy các nông hộ sản xuất và có ý nghĩa giảm bớt một phần rủi ro ban đầu khi tham gia trồng sắn.

Thứ ba, đầu tƣ phân bón cho ngƣời trồng sắn. Song song với chính sách khai hoang phục hóa và hỗ trợ giống sắn KM94, để phát triển nguyên liệu của tỉnh, Nhà máy tinh bột sắn Quảng Trị đã thực hiện chính sách đầu tƣ phân bón trả chậm và ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra cho các nông hộ trồng sắn. Nhà máy đầu tƣ chủng loại, số lƣợng phân bón theo quy trình kỹ thuật trồng sắn đƣợc ban hành của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Trị tất cả các nông hộ trồng sắn vụ 2012- 2013 và vụ 2013 – 2014 đều đƣợc đầu tƣ phân bón và bao tiêu sản phẩm, cuối vụ thu hoạch nhà máy sẽ trừ vào tiền bán sắn.

Thứ tƣ, hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm bón và cung cấp thông tin mua bán. Song song với việc ký hợp đồng bao tiêu và đầu tƣ phân bón trả chậm đến nông hộ sản xuất sắn. Từ năm 2010-2011, nhà máy tổ chức một đội ngũ nhân viên nông vụ 12 ngƣời bám sát các cánh đồng sắn hƣớng dẫn kỹ thuật trồng, chăm bón và thu hoạch cho nông hộ, đồng thời cung cấp thông tin về giá mua sắm và hình thức thu mua cho nhà máy. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

1.6.3. Bài học kinh nghiệm trong phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy tinh bột sắn tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị bột sắn tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Từ những kinh nghiêm thực tiễn về việc phát triển vùng nguyên liêu từ các địa phƣơng đã đƣa ra những bài học đối với việc phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy tinh bột sắn tại huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị là:

Thứ nhất, phát triển vùng nguyên liệu phải thật sự gắn liền với lợi ích của ngƣời dân trồng sắn. Nhà máy và ngƣời dân cần có các cam kết với ngƣời dân về sản phẩm tiêu thụ, về giá cả thu mua. Bên cạnh đó, nhà máy phải có những chính sách giúp đỡ ngƣời dân phù hợp, giúp ngƣời dân yên tâm sản xuất. Từ đó tăng diện tích cũng nhƣ năng suất trồng sắn trên địa bàn huyện.

Thứ hai, bên cạnh việc tăng diện tích vùng nguyên liệu để đáp ứng đủ nhu cầu thì phải tăng diện tích cây sắn . Chú trọng phát triển diện tích trồng sắn trên địa bàn tỉnh nhƣng cũng đồng thời phải chú trọng việc nâng cao năng xuất sắn nhƣ cải thiện giống sắn, phát triển sản xuất kỹ thuật sản xuất phù hợp, cũng nhƣ công tác đào tạo tuyên tuyên truyền ngƣời dân làm theo những kỹ thuật canh tác phù hợp.

Thứ ba, nhà máy cần chú trọng đến công tác bảo vệ môi trƣờng vùng nguyên liệu sắn. Phát triển vùng nguyên liệu phải kể đến tính bền vững, cải tạo đất đai, hạn chế tác động của môi trƣờng.

Thứ tƣ, Nhà nƣớc có vai trò rất quan trọng trong phát triển vùng nguyên liệu, Nhà nƣớc là cầu nối quan trọng giữa ngƣời dân và nhà máy, tạo niềm tin cho nhân dân trồng cây, phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy. Công tác quy hoạch phát triển cây sắn của nhà nƣớc cần đƣợc chú trọng để bảo đảm tính ổn định về sản lƣợng nguyên liệu, không phát triển một cách tự phát.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

CHƢƠNG 2: THC TRNG PHÁT TRIN VÙNG NGUYÊN LIU CHO NHÀ MÁY TINH BT SN TI HUYỆN HƢỚNG HÓA,

TNH QUNG TR

2.1. Tổng quan về huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thứ nhất, vịtrí địa lý

Hƣớng Hoá là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị, có diện tích 1150,86km2. Phía Bắc, Hƣớng Hóa giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam và Tây giáp nớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp với huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Đakrông.[16]

Hƣớng Hóa có đƣờng biên giới dài 156km tiếp giáp với 3 huyện bạn Lào; có cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo nằm trên trục đƣờng Quốc lộ 9 nối liền với các nƣớc trong khu vực: Lào, Thái Lan, Mianma và Khu vực miền Trung Việt Nam.

Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính trong đó 20 xã và 02 thị trấn (Khe Sanh và Lao Bảo) (trong đó có 13 xã đặc biệt khó khăn; 11 xã giáp biên với Lào).

Thứhai, điạ hình

Địa thế núi rừng Hƣớng Hoá rất đa dạng. Núi và sông xen kẽ nhau, tạo thành địa hình chia cắt, sông suối đều bắt nguồn từ núi cao. Địa hình của huyện có 3 dạng chủ yếu nhƣ sau: dạng địa hình núi thấp thuộc khu vực Lao Bảo và một phần thuộc các xã dọc Quốc lộ 9; dạng địa hình thung lũng hẹp trên đỉnh Trƣờng Sơn, chủ yếu ở khu vực Khe Sanh; dạng địa hình dốc và rất dốc, phạm vi là khu vực núi cao và dốc bao quanh Khe Sanh, Lao Bảo và hai bên hành lang Quốc lộ 9.

Thứ ba, khí hậu

Khí hậu mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt đới - gió mùa, quanh năm nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 22 độC, lƣợng mƣa bình quân 2.262 mm/năm. Hƣớng Hóa có thể chia ra 3 tiểu vùng khí hậu mạng những sắc thái khác nhau:

Tiểu vùng khí hậu Đông Trƣờng Sơn: gồm các xã nằm phía Bắc của huyện (Hƣớng Lập, Hƣớng Việt, Hƣớng Sơn, Hƣớng Linh), đây là vùng chịu ảnh hƣởng rõ

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

nét của nhiệt đới gió mùa Đông Bắc. Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp (giáp các xã Hƣớng Phùng, Hƣớng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Húc, thị trấn Khe Sanh). Đây là vùng chịu ảnh hƣởng của chế độ khí hậu giao thoa giữa Đông và Tây Trƣờng Sơn. Tiểu vùng khí hậu Tây Trƣờng Sơn là còn lại nằm ở phía Tây nam của huyện.

Các tiểu vùng khí hậu đã tạo cho huyện Hƣớng Hoá là vùng có tài nguyên khí hậu đa dạng, đây thực sự là một trong những thế mạnh để phát triển đầu tƣ trong đó có đầu tƣ phát triển vùng nguyên liệu trên địa bàn.

Thứtƣ, tài nguyên thiên nhiên

Đối với tài nguyên đất, đất đai chủ yếu có hai loại: cát pha và đất đỏ bazan, thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp.

Tài nguyên rừng và khoáng sản phong phú, có tiềm năng khai thác lâu dài. Tài nguyên nƣớc dồi dào từ những con sông: Sê Păng Hiêng, Sê Pôn, Rào Quán và hệ thống ao hồ, hàng trăm con suối, khe nhỏ, nƣớc ngầm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Với điều kiện tự nhiên nhƣ vậy, Hƣớng Hóa có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp trên cơ sở đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi. Hiện nay trên địa bàn huyện Hƣớng Hóa phát triển mạnh đang phát triển hai cây có thế mạnh và có giá trị kinh tế cao đó là cây Cà phê ở vùng bắc Hƣớng Hóa và cây Sắn ở vùng Lìa (8 xã nam Hƣớng Hóa).

2.1.2. Dân số và lao động

Tình hình dân số và lao động của huyện Hƣớng Hóa cụ thể đƣợc thể hiện qua bảng 2.1.

Về dân số, huyện Hƣớng Hóa có cơ cấu dân số tƣơng đối đều giữa nam và nữ. Năm 2016 toàn huyện có 81.958 ngƣời, năm 2017 có 84.485 ngƣời và năm 2018 86.355 ngƣời. Dân số nam chiếm tỷ trọng khoảng 49% và dân số nữ chiếm tỷ trọng khoảng 49%. Tỷ lệ tăng dân số từ 2-3% mỗi năm.

Về cơ cấu lao động, trong 3 năm không có nhiều biến động trong tăng số dân ở độ tuổi lao động. Năm 2016, huyện Hƣớng Hóa có 60.382 lao động, năm 2017 có 64.473 lao động và năm 2018 có 64.75 lao đông. Theo giới tính, tỷ lệ lao động nam

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

và lao động nữ có cơ cấu tƣơng tự có cấu dân số và tốc độ tăng từ 3-4% mỗi năm. Theo ngành nghề, lao động trong khu vực nông- lâm- ngƣ nghiệp chiếm tỷ trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CHO NHÀ máy TINH bột sắn tại HUYỆN HƯỚNG hóa TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 45)