1.1.1 .Một số khái niệm liên quan
1.2. Lý luận về phát triển vùng nguyên liệu cho các nhà máy tinh bột sắn
1.2.3. Yêu cầu trong phát triển vùng nguyên liệu sắn
Để vùng nguyên liệu phát triển có định hƣớng, không tự phát, ồ ạt dẫn đến mất cân đối giữa cung và cầu, cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất, phải dựa trên cơ sở lợi thế vềđiều kiện tự nhiên, KT-XH của
địa phƣơng
Muốn cây sắn phát triển tốt, cho năng suất cao, đảm bảo cung cấp nguyên liệu ổn định cho nhà máy, địa phƣơng cần xem xét đến các yếu tố về điều kiện tự nhiên nhƣ đất đai, địa hình, khí hậu, nguồn nƣớc…có ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và phát triển của cây sắn. Bên cạnh đó, yếu tố KT-XH cũng rất quan trọng cần đƣợc xem xét nhƣ tập quán canh tác của ngƣời dân, nguồn lao động trồng và chăm sóc nguyên liệu…để phát triển vùng nguyên liệu.
Địa phƣơng cần có những quan điểm chỉ đạo về phát triển vùng nguyên liệu trên cơ cơ khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai, lao động, nguồn vốn…để phát triển vùng nguyên liệu sắn một cách bền vững, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu về nguyên liệu cho nhà máy tinh bột sắn.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Trƣớc khi quy hoạch để phát triển vùng nguyên liệu sắn phải tính đến những yếu tố mang tính lợi thế của vùng, từ đó có quy hoạch cụ thể phù hợp để tận dụng tối đa những lợi thế này.
Thứ hai, phải phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành và địa phƣơng
Quy hoạch phát triển của ngành sắn và địa phƣơng là căn cứ quan trọng để các nhà máy tinh bột sắn đầu tƣ, vùng nguyên liệu phát triển. Trƣớc khi tiến hành xây dựng nhà máy cũng cần phải quan tâm đến công tác quy hoạch vùng nguyên liệu của ngành và địa phƣơng đó. Để xây dựng nhà máy biến tinh bột sắn cần nhiều vốn đầu tƣ, thời gian thu hồi vốn tƣơng đối dài. Bên cạnh đó, dây chuyền công nghệ của nhà máy chế biên tinh bột sắn thƣờng phức tạp, không dễ dàng di chuyển đi nơi khác; không cho phép sử dụng các loại nguyên liệu khác để thay thế ngoài sắn. Vì vậy, phát triển vùng nguyên liệu cần căn cứ vào quy hoạch để cung cấp đầy đủ và ổn định cho nhà máy chế biến tinh bột sắn hoạt động.
Thứ ba, phải phù hợp với nhu cầu của nhà máy tinh bột sắn
Củ sắn sản xuất ra, với khối lƣợng lớn và cồng kềnh nên việc tiêu thụ tại chỗ là chủ yếu. Vì vậy, sản phẩm sắn của vùng nguyên liệu phụ thuộc lớn vào nhu cầu và khả năng thu mua của nhà máy chế biến tinh bột sắn. Tình trạng sản xuất kinh doanh của nhà máy chế biến tinh bột sắn ảnh hƣởng trực tiếp đến vùng nguyên liệu sắn. Vì vậy cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà máy và ngƣời trồng nguyên liệu.
Sản xuất sắn có tính thời vụ cao, vì vậy, mối quan hệ phụ thuộc của nhà máy chế biến tinh bột vào vùng nguyên liệu cũng rất lớn. Mặt khác, “do đặc diểm về kỹ thuật và công nghệ của công nghiệp chế biến tinh bột sắn là thiết bị chuyên dùng và công nghệ khá phức tạp, tính linh hoạt thấp, các nhà máy chế biến tinh bột sắn không thể lợi dụng dây chuyền công nghệ hiện có của mình để sản xuất các sản phẩm khác trong thời gian không có sắn nguyên liệu”[10]. Do vậy, nhà máy chế biến tinh bột sắn phụ thuộc rất lớn vào khả năng đáp ứng nguyên liệu sắn cả về số lƣợng, chất lƣợng và thời gian cung cấp.
Nhƣ vậy, không thể phát triển vùng nguyên liệu ồ ạt mà phải có quy hoạch, định hƣớng phát triển phù hợp, không để thừa nguyên liệu dẫn đến mất giá, nhà
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
máy không thu mua đƣợc, cũng không để thiếu nguyên liệu để nhà máy hoạt động kém hiệu quả.
Thứtƣ, phải đảm bảo lợi ích của ngƣời trồng sắn và nhà máy tinh bột sắn
Ngƣời trồng sắn trong vùng nguyên liệu và nhà máy tinh bột sắn có mối quan hệ lợi ích chặt chẽ với nhau. Khi ngƣời trồng sắn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhà máy tinh bột sắn thì nhà máy tinh bột sắn là nơi tiêu thụ sản phẩm cho ngƣời trồng sắn. Nhƣ vậy, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sắn là một quá trình liên tiếp và mỗi ngƣời có một vai trò quan trọng trong các bƣớc của quy trình, vì vậy sản xuất sắn nguyên liệu phải dựa trên kết quả và hiệu quả của chế biến và tiêu thụ, và ngƣợc lại, chế biến và tiêu thụ tinh bột sắn phải dựa trên chất lƣợng sản xuất nguyên liệu sắn.
Lợi ích của ngƣời trồng sắn nguyên liệu và nhà máy chế biến tinh bột sắn cần đƣợc đảm bảo hài hòa. Nhà máy cần có các chính sách thu mua nguyên liệu hợp lý, phù hợp với thị trƣờng trong khi đó ngƣời trồng sắn cần đƣợc nhà máy và chính quyền địa phƣơng định hƣớng đển sản xuất đảm bảo số lƣợng và chất lƣợng, không để thiếu hoặc thừa nguyên liệu dẫn đến tác động tiêu cực cho ngƣời nông dân trồng sắn và nhà máy.
Thứnăm, cần bảo đảm hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cây sắn
Với khối lƣợng nguyên liệu lớn cần vận chuyển lớn, quảng đƣờng vận chuyển xa, chí phí vận chuyển sắn nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao trong giá thành nguyên liệu, đòi hỏi vùng nguyên liệu sắn phải có hệ thống giao thông phát triển mới có thể tạo điều kiện thuận lợi và giúp giảm chi phí cho cả ngƣời trồng sắn và cơ sở chế biến.
Sắn là loại cây có khả năng thích nghi với nhiều loại đất đai, khí hậu và địa hình, tuy nhiên hệ thống thủy lợi, đặc biệt là hệ thống tƣới tiêu ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất, chất lƣợng và hiệu quả của sản xuất sắn.
Ngoài ra, sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp các loại vật tƣ, phân bón, kho tàng, bến bãi trong vùng nguyên liệu cũng phải cần đƣợc lƣu ý và đảm bảo đáp ứng yêu cầu.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Thứ sáu, phải bảo đảm các yêu cầu về bảo về môi trƣờng và phát triển bền vững
Hiệu quả kinh tế là yếu tố quan trọng khi phát triển vùng nguyên liệu nhằm đem lại lợi ích cho ngƣời trồng sắn và nhà máy chế biến tinh bột sắn. Tuy nhiên cần quan tâm đến công tác môi trƣờng và tính bền vững trong phát triển của ngành sắn. “Nếu sản xuất sắn mà chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế, không quan tâm đến hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trƣờng thì hiệu quả kinh tế khó có thể phát triển bền vững”[11]. Hơn nữa, nếu chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế của ngƣời trồng sắn, vấn đề lợi nhuận, các vấn đề xã hội và môi trƣờng bị coi nhẹ sẽ phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực và dần dần nếu môi trƣờng không đƣợc bảo về thì sẽ gây hiệu ứng ngƣợc lại, khi đó hiệu quả trồng sắn và hiệu quả kinh tế của ngƣời dân cũng khó đảm bảo.