Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CHO NHÀ máy TINH bột sắn tại HUYỆN HƯỚNG hóa TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 42 - 43)

5. Bố cục của luận văn

1.5.1. Điều kiện tự nhiên

Yếu tố điều kiện tự nhiên tác động đến sự phát triển của cây sắn và từ đó ảnh hƣởng đến việc phát triển, mở rộng diện tích vùng nguyên liệu. Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên gồm:

Thứ nhất, thời tiết khí hậu

Thời tiết khí hậu gồm các yếu tố nhƣ nhiệt độ, lƣợng mƣa, gió, bão, ánh nắng ảnh hƣởng nhiều đến sự phát triển của cây sắn trong từng thời kỳ. Theo từng khu vực và các yếu tố về thời tiết, khí hậu có sự khác nhau. Khi lựa chọn vùng trồng sắn nguyên liệu cần lựa chọn những vùng có điều kiện thuận lợi cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây sắn mới có thể có vùng trồng sắn năng suất, chất lƣợng cao.

Cây sắn sinh trƣởng trên các vùng có mùa đông lạnh thì thƣờng thời gian sinh trƣởng kéo dài hơn so với các vùng không có mùa đông. Sắn là cây sinh trƣởng khoẻ, có khả năng thích ứng cao với những điều kiện sinh thái khác nhau, có khả năng chống chịu mạnh với những điều kiện bất thuận. Cây sắn có thể trồng đƣợc từ 300 vĩ Bắc đến 300 vĩ Nam và sinh trƣởng đƣợc bình thƣờng đến độ cao 2.000m so với mực nƣớc biển. Do khả năng thích ứng rộng nên sắn có thể trồng đƣợc ở cả 64 tỉnh thành trong cả nƣớc.

Thứ hai, đất đai

Đất đai có những đặc điểm ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng, phát triển và năng suất của cây sắn. Vì vậy, phát triển vùng nguyên liệu cần chú ý đến sự ảnh hƣởng của đất đai tại vùng có định hƣớng trồng cây sắn.

Những đặc tính về lý tính và hoá tính của đất đai quy định độ phì nhiêu tốt hay xấu, địa hình có bằng phẳng hay không, vị trí của đất canh tác có thuận lợi hay khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển vật tƣ, nông sản phục vụ cho quá trình sản xuất và tiêu thụ ảnh hƣởng rất lớn tới hiệu quả của sản xuất kinh doanh.

Sắn là cây có nguồn gốc nhiệt đới, điều kiện thích nghi rộng, sắn có thể trồng trên hầu hết các loại đất, các loại địa hình. đất có độ PH thích hợp từ 5-5,5; nhiệt độ

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

thích hợp từ 28-320C. đối với các loại đất có địa hình thấp, trũng ngập nƣớc hay đất quá chua đều không trồng đƣợc sắn.

Sắn cũng là cây không kén đất, có thể sinh trƣởng đƣợc trên nhiều loại đất khác nhau từ đất xám bạc màu, đất đồi núi chua tầng mỏng đến đất phù sa mới, đất than bùn, đất ít mặn hoặc phèn ít…Giới hạn pH đối với cây sắn khá rộng, từ đất chua (pHkcl < 4) đến kiềm yếu (phkcl = 7,5), nhƣng thích hợp nhất là pHkcl =5,5. “Trong diễn thế tự nhiên của các cây trồng trên nƣơng rẫy, sắn (giống địa phƣơng) là cây trồng cuối cùng của chu kỳ canh tác, sau sắn ngƣời ta phải bỏ hoá đất để phục hồi lại độ phì tự nhiên của đất.”[14] Điều này chứng tỏ yêu cầu về đất của sắn không quá khắt khe. Tuy nhiên với các giống sắn cao sản mới nhập nội hiện nay, yêu cầu về đất đai cho vùng trồng sắn làm nguyên liệu cho chế biến công nghiệp không thể xem nhẹ nhƣ phƣơng thức trồng quảng canh với các giống sắn địa phƣơng nhƣ trƣớc đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CHO NHÀ máy TINH bột sắn tại HUYỆN HƯỚNG hóa TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)