Kinh nghiệm trong phát triển vùng nguyên liệu của tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CHO NHÀ máy TINH bột sắn tại HUYỆN HƯỚNG hóa TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 46 - 47)

5. Bố cục của luận văn

1.6.1. Kinh nghiệm trong phát triển vùng nguyên liệu của tỉnh Nghệ An

Tỉnh Nghệ An chủ trƣơng khai thác hiệu quả quỹ đất để phát triển vùng sắn nguyên liệu ổn định gắn với thu hút đầu tƣ xây dựng các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn; gắn phát triển vùng sắn nguyên liệu với chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, qua đó góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các huyện miền Tây Nghệ An.

Theo kế hoạch, đến năm 2020, Nghệ An đƣa diện tích sắn nguyên liệu ổn định 6.420 ha, năng suất bình quân đạt 33,6 tấn/ha, đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho 2 nhà máy hoạt động, với tổng công suất tƣơng ứng 200 tấn sản phẩm tinh bột sắn/ngày; tạo việc làm ổn định cho 5.000 - 6.000 lao động trên địa bàn.[15]

Tỉnh Nghệ An hiện có trên 18.345 ha sắn, năng suất bình quân đạt 21,8 tấn/ha. Hiện nay, tại các huyện miền Tây Nghệ An đã hình thành một số vùng nguyên liệu sắn tập trung, quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến . Tuy nhiên, diện tích sắn có xu thế tăng và phát triển ngoài vùng quy hoạch là phổ biến, kéo theo nhiều hệ quả xấu, xâm lấn và phá vỡ quy hoạch một số loại cây trồng khác. Tại một số huyện miền núi trong tỉnh có tình trạng diện tích trồng sắn phần lớn đƣợc trồng trên quỹ đất đã có phƣơng án quy hoạch cây trồng khác và trồng trên đất đồi dốc, biện pháp thâm canh chƣa đƣợc quan tâm nên nguy cơ xói mòn cao. Mặt khác, việc thực hiện và quản lý quy hoạch sắn chƣa kiên quyết, triệt để, vẫn còn mang tính tự phát ; đầu tƣ thâm canh hạn chế, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm truyền thống; phổ biến phƣơng thức sản xuất tự phát, thiếu liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất sắn.

Có tình trạng trên là do sản phẩm tinh bột sắn chủ yếu là xuất khẩu, khi có nhu cầu lớn, các nhà máy thiếu nguyên liệu, đẩy giá thu mua lên cao nên ngƣời dân tự phát mở rộng diện tích ồ ạt, không theo quy hoạch, dẫn đến diện tích trồng sắn phát triển vƣợt quá sự kiểm soát; ngƣợc lại, khi thị trƣờng suy giảm, gây ứ đọng, giá thu mua nguyên liệu giảm, ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất của ngƣời dân. Trong khi đó, sắn là loại cây dễ trồng, dễ thích nghi nên ngƣời dân dễ mở rộng diện tích;

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

đồng thời, do sản xuất tự phát không theo quy hoạch và chỉ đạo của cơ quan chuyên môn nên sản xuất sắn hầu nhƣ không đầu tƣ chăm sóc, dẫn đến năng suất thấp.

Khắc phục tình trạng trên, tỉnh Nghệ An chủ trƣơng quy hoạch lại vùng nguyên liệu sắn theo hƣớng thu hẹp diện tích; đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng để tăng năng suất, hiệu quả trồng sắn; quản lý chặt, tránh tình trạng phá vỡ quy hoạch, tạo nên sự bất cập trong cơ cấu cây trồng, dẫn đến dƣ thừa hoặc thiếu nguyên liệu, gây lãng phí cho nông dân và doanh nghiệp. Vùng quy hoạch trồng sắn đƣợc tỉnh bố trí không trùng lấn với các quy hoạch cây trồng khác; không bố trí trên đất lâm nghiệp.

Hiện nay, tại Nghệ An các sản phẩm đƣợc chế biến từ sắn chủ yếu là xuất khẩu sang thị trƣờng Trung Quốc (chiếm 85% thị trƣờng), nên việc tiêu thụ sản phẩm bị lệ thuộc, không ổn định, giá cả lên xuống thất thƣờng, ngƣời dân trồng sắn bị động, tự phát. Cùng với chủ trƣơng quy hoạch lại vùng nguyên liệu sắn, tỉnh Nghệ An cũng tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu sang khu vực Đông Âu, Trung Á, Ấn Độ, Nam Phi… nhằm giảm rủi ro cho ngƣời trồng sắn, khắc phục tình trạng quá lệ thuộc vào thị trƣờng Trung Quốc nhƣ hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CHO NHÀ máy TINH bột sắn tại HUYỆN HƯỚNG hóa TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 46 - 47)