Tiêu chí chấm điểm cho sản phẩm chế biến mứt dừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông tỉnh quảng ninh​ (Trang 59 - 64)

Tiêu chí Điểm

tối đa Chấm điểm TC1. Vệ sinh và quá trình chế biến:

- Trang phục phù hợp, vệ sinh khi chế biến - Có găng tay

- Sắp xếp gọn gàng để riêng thực phẩm, dụng cụ chế biến thực phẩm sống và chín - Dọn dẹp sạch sẽ sau khi nấu

10đ Cứ 1 lỗi trừ 2 điểm

TC2. Màu nhuộm từ nguyên liệu thiên nhiên được chiết suất từ chất hữu cơ như củ, quả, lá... Màu sắc đẹp tự nhiên.

20đ

Tuyệt đối không sử dụng phẩm màu công nghiệp (nếu dùng thì không chấm điểm)

Tiêu chí Điểm

tối đa Chấm điểm TC3. Nguyên liệu: Chuẩn bị nguyên liệu sơ

chế sạch sẽ được nạo dừa trước, không nhuộm, không nấu trước.

10đ Cứ 1 lỗi trừ 10 điểm

TC4. Thời gian hoàn thành: 150 phút. 10đ

Muộn 5 phút trừ 1 điểm, 10 phút trừ 2 điểm,…

TC5. Trình bày sản phẩm:

 Còn nguyên sợi không bị gãy nát, phấn đường bám dính đều bề mặt cùi dừa.

 Sáng tạo, màu sắc đẹp mắt, có tính nghệ thuật

20đ

- Sợi dừa không gãy nát, đường dính đều: 5đ - Có sáng tạo : 5đ - Có tính nghệ thuật: 5đ - Hoàn thành: 5đ

TC6. Vị: Ngậy và ngọt vừa đủ. Không bị chảy nước, có độ dẻo và dai nhất định, thoang thoảng vị béo của cùi dừa, vị thơm của vani/ nguyên liệu tự nhiên.

15đ

Ngậy, ngọt vừa đủ: 5đ - Không bị chảy nước - Vị thơm của nguyên liệu

TC7. Thuyết trình: Ngắn gọn, lưu loát, hấp dẫn. GV có hỏi về các câu hỏi liên quan (cách pha màu, chế biến,…)

15đ

- Trình bày lưu loát, hấp dẫn: 5đ

- Ngắn gọn, xúc tích: 5đ - Trả lời các câu hỏi của Ban giám khảo về kiến thức liên quan: 10đ

Tổng điểm 100 đ

Đánh giá sản phẩm của các nhóm:

+ Điểm từ 90-100: Sản phẩm đảm bảo vệ sinh ATTP, sáng tạo (TC1 đạt điểm tối đa, TC2 không vi phạm nhuộm phẩm màu công nghiệp).

+ Điểm 65 - 74: Sản phẩm ở mức trung bình (TC2 không vi phạm nhuộm phẩm màu công nghiệp)

+ Điểm <65 : Sản phẩm chưa đạt

Căn cứ vào số điểm để GV xếp thứ tự trao giải cho các nhóm.

5/ Hoạt động 5: Trải nghiệm làm KIT thử hàn the.

* Mục tiêu

- HS thiết kế được giải pháp hạn chế mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Đề xuất được các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại gia đình.

* Hình thức tổ chức

- HĐTN thực tiễn tại nhà trường.

* Địa điểm và thời gian

- Thực hiện tại phòng thực hành - Thời gian: 02 tiết học.

* Chuẩn bị của GV

- Hướng dẫn HS các nhóm tìm hiểu, thiết kế quy trình làm kit thử - Chia lớp thành 3 nhóm

* Chuẩn bị của học sinh

- Các nhóm chuẩn bị nguyên liệu, tìm hiểu, thiết kế quy trình làm Kit thử nhanh từ bắp cải tím và củ nghệ.

- Nhóm trưởng phân công chuẩn bị dao, thớt, găng tay, máy xay, cối, nước lọc, cồn, vải lọc, giấy thấm.

- Mẫu vật: bắp cải/ củ nghệ tươi, giò, chả mực, bún.

- Mỗi nhóm cử HS ghi hình, ghi chép tiến trình, kết quả thí nghiệm.

* Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS tìm hiểu quy trình, cơ sở khoa học của thí nghiệm. - GV chia lớp thành 3 nhóm thực hành.

- Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh - Các nhóm tiến hành theo quy trình

Bước 1: Cắt bắp cải tím/ nghệ.

Bước 2: Xay nhuyễn bắp cải tím/nghệ bằng máy xay hoặc cối giã.

Bước 3: Lọc bằng giấy lọc hoặc khăn.

Bước 4: Kiểm chứng sự đổi màu của các dung dịch khi cho nước bắp cải

tím vào: nước giấm; bột giặt; chanh; sữa tắm.

Chất thử Quan sát kết quả Kết luận

Bột giặt Chanh Dấm ăn Sữa tắm

Sử dụng KIT thử đó để kiểm tra một số thực phẩm: giò, chả mực, thịt lợn, bún xem có hàn the không? Nếu thực phẩm nào có hàn the Kit thử đó sẽ chuyển sang màu xanh.

* Một số lưu ý:

- Cần lưu ý HS chú ý an toàn khi sử dụng dao, máy xay. - Yêu cầu HS dọn dẹp vệ sinh sau khi làm.

- Cần yêu cầu HS nhắc lại quy trình, trình bày cơ sở khoa học quy trình đã thiết kế.

- Quan sát, đánh giá hoạt động của HS; kịp thời nhắc nhở những HS chưa tích cực và động viên những HS tích cực tham gia các HĐTN.

* Đánh giá sản phẩm của học sinh

- Hoàn thành sản phẩm Kit thử: mức hoàn thành - Kit thử được với 3 sản phẩm : mức hoàn thành tốt

- Kit thử được với 4 sản phẩm trở lên: mức hoàn thành xuất sắc

2.2.2.4. Tổ chức các HĐTN trong dạy học chuyên đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm”

Dựa trên kế hoạch tổ chức HĐTN trong dạy học chuyên đề Vệ sinh an toàn thực phẩm đã thiết kế (xem 2.2.3 và phụ lục 6), chúng tôi đã tiến hành hoạt động thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Ngô Quyền, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong thời điểm tháng 5 năm 2020. Nội dung, tiến trình và kết quả thực nghiệm sư phạm được tổng hợp trong chương 3.

* Giai đoạn 1. Trước giờ đi trải nghiệm

- Lập kế hoạch dạy học: Từ đầu năm học, GV lập kế hoạch dạy học cho cả năm học, trong đó có kế hoạch dạy học chuyên đề.

Trên cơ sở phân tích cấu trúc nội dung môn học, tình hình thực tế dạy học, GV thiết kế kế hoạch dạy học (xem 2.2.3).

- Phổ biến kế hoạch: Trước buổi học ít nhất 1 tuần, GV phổ biến kế hoạch dạy học trước HS, chú ý các hoạt động dạy học, đặc biệt HĐTN. Phân công các công việc cụ thể và những phần cần chuẩn bị của HS.

- Chuẩn bị cho thực hiện kế hoạch: GV rà soát lại bản kế hoạch, bản trình chiếu, các công việc chuẩn bị của GV,... có những phương án thay thế khi kế hoạch ban đầu gặp rủi ro; HS cũng chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ, học liệu,… theo sự phân công.

* Giai đoạn 2. Trong giờ HĐTN

- Kiểm tra công việc chuẩn bị: GV và HS cùng rà soát lại toàn bộ những phương tiện, học liệu,… để đảm bảo việc thực hiện các hoạt động dạy học đạt hiệu quả tốt nhất.

- Thực hiện các hoạt động dạy học: GV và HS tham gia vào các hoạt động dạy học theo kế hoạch đã thiết kế, GV và HS chủ động với các phương án dự phòng. GV nhắc nhở mỗi nhóm cần có HS ghi chép, ghi hình, theo dõi quy trình; GV có những hướng dẫn khi HS yêu cầu.

- Đánh giá hoạt động dạy học: Việc đánh giá hoạt động dạy học trên lớp không chỉ được thực hiện bởi GV, mà còn được thực hiện bởi HS thông qua tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. GV hướng dẫn HS đánh giá dựa trên các tiêu chí cụ thể. Sau khi nêu nhận xét, đánh giá, cần rút kinh nghiệm cho các lần tổ chức tiếp theo.

* Giai đoạn 3. Sau giờ học

- Viết bài báo cáo: HS được yêu cầu về nhà viết bài báo cáo về tiến trình học tập theo chuyên đề. GV sẽ thu lại và đánh giá bài báo cáo của HS, chú ý về sự sáng tạo trong cách trình bày của các em.

- Trả lời các câu hỏi, làm bài tập: GV yêu cầu HS thực hiện các câu hỏi, bài tập của những bài học có liên quan.

- Tự học: Trên cơ sở viết bài báo cáo, thực hiện các câu hỏi, bài tập theo yêu cầu, HS tự học để chuẩn bị cho việc kiểm tra, chuẩn bị cho kế hoạch học tập các bài học/chuyên đề tiếp theo.

2.2.2.5. Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch

Đánh giá kết quả học tập là giai đoạn quan trọng và cần thiết trong quá trình tổ chức dạy học. Đánh giá kết quả học tập chính xác và khách quan sẽ giúp cho GV và HS điều chỉnh về nội dung, PPDH và hình thức tổ chức dạy học, phương pháp học tập cho phù hợp, kích thích khả năng hứng thú học tập.

2.3. Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức

Để đánh giá được sự phát triển năng lực VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học chuyên đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm”, cần xác định được các biểu hiện của năng lực này từ đó xây dựng bộ công cụ đánh giá.

Trên cơ sở các biểu hiện của NL VDKT, chúng tôi đã xây dựng cấu trúc và tiêu chí đánh giá năng lực VDKT (bảng 1.3), trên cơ sở đó chúng tôi xây thang đo của NL VDKT được thể hiện ở bảng 2.3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông tỉnh quảng ninh​ (Trang 59 - 64)