Năng lực và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông tỉnh quảng ninh​ (Trang 30 - 33)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.4.Năng lực và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

1.2. Cơ sở lí luận

1.2.4.Năng lực và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

1.2.4.1. Khái niệm năng lực

Theo Chương trình GDPT tổng thể (2018) thì: “NL là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, KN và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... NL của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải

quyết các vấn đề của cuộc sống” [3]. Chương trình đã chỉ rõ tiếp tục phát triển

những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục

học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

Theo chương trình GDPT môn Sinh học (Ban hành kèm theo thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) [4], môn Sinh học hình thành, phát triển ở HS năng lực sinh học; đồng thời cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành và phát triển năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo), các phẩm chất như tự tin, trung thực, khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng và biết vận dụng các quy luật của tự nhiên, để từ đó biết ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.

Chương trình môn Sinh học đã đưa ra những yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù, đó là năng lực sinh học (năng lực khoa học), bao gồm ba năng lực đặc thù: NL nhận thức Sinh học, NL tìm hiểu thế giới sống, NL vận dụng kiến thức, kĩ năng. Trong các NL đặc thù, NL VDKT vào thực tiễn là một NL quan trọng cần phát triển cho HS, bởi suy cho cùng, học cái gì cũng hướng tới ứng dụng nó trong thực tế cuộc sống. Học kiến thức, kĩ năng để vận dụng linh hoạt trong những bối cảnh khác nhau nhờ đó có cuộc sống thích ứng với những biến đổi của môi trường tự nhiên và xã hội.

1.2.4.2. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Theo tác giả Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh: “NLVDKT là khả năng của bản thân người học tự giải quyết những vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách áp dụng kiến thức đã lĩnh hội vào những tình huống, những hoạt động thực tiễn để tìm hiểu thế giới xung quanh và có khả năng biến đổi nó. NLVDKT thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người trong quá trình hoạt động

để thoả mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức” [18].

Khi nghiên cứu về rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực thực tiễn, tác giả Phan Thị Thanh Hội và Nguyễn Thị Tuyết Mai cho rằng “VDKT vào thực tiễn là quá trình đem tri thức áp dụng và những hoạt động của con người nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội” [16]. Bên cạnh đó còn rất nhiều tác giả nghiên cứu về NL VDKT vào thực tiễn như:

tác giả Trương Thanh Mai, Trần Thị Gái, tác giả Đặng Xuân Thư - Nguyễn hị Thanh [12], [21]. Theo Chương trình môn Sinh học năm 2018 (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì NL VDKT là khả năng vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích, đánh giá hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống, có thái độ và hành vi ứng xử thích hợp.

Dựa vào các định nghĩa khái niệm trên, chúng tôi cho rằng “NL VDKT là khả năng của người học vận dụng các kiến thức đã học hoặc tìm tòi khám phá kiến thức để phân tích, giải thích, đánh giá, đề xuất và thực hiện được các biện pháp giải quyết các tình huống thực tiễn”.

1.2.4.3. Các biểu hiện của NL VDKT

Theo chương trình GDPT môn Sinh học (2018), NL VDKT là khả năng vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích, đánh giá hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống, có thái độ và hành vi ứng xử thích hợp. Chương trình đã đưa ra các biểu hiện thông qua các thành tố sau: (1) Giải thích thực tiễn: giải thích, đánh giá được những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống, tác động của chúng đến phát triển bền vững; giải thích, đánh giá, phản biện được một số mô hình công nghệ ở mức độ phù hợp. (2) Có hành vi, thái độ thích hợp: đề xuất, thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ thiên nhiên, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Trong tài liệu hướng dẫn dạy học theo Chương trình GDPT mới môn Sinh học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cụ thể hóa những biểu hiện của NL VDKT thể hiện ở 3 mức độ như sau [5]: (1) Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn và mô hình công nghệ dựa trên kiến thức sinh học và dẫn ra được các bằng chứng về vấn đề đó; (2) Phản biện, đánh giá được tác động của một vấn đề thực tiễn; (3) Dựa trên hiểu biết và các cứ liệu điều tra, đề xuất được các giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ thiên nhiên, môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu và có hành vi, thái độ hợp lí nhằm phát triển bền vững.

học sinh trường THPT Ngô Quyền, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi đề xuất NL VDKT vào thực tiễn gồm 5 thành tố và các biểu hiện tương ứng (bảng 1.3) và đây cũng là căn cứ để chúng tôi xây dựng tiêu chí đánh giá NL VDKT vào thực tiễn cho HS khi tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá chuyên đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm” bằng HĐTN.

Bảng 1.3. Các biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Các thành tố của NL VDKT Biểu hiện

(1) Nhận biết được vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học

Nhớ được, phát hiện được một số kiến thức đã học liên quan đến vấn đề thực tiễn

Chỉ ra được mâu thuẫn, đặt ra các câu hỏi có vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học. (2) Giải thích được những hiện tượng

thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống liên quan đến bài học

Giải thích được những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống liên quan đến bài học

Đánh giá được những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống liên quan đến bài học

(3) Đề xuất được một số giải pháp liên quan đến bài học

Đề xuất được một số giải pháp bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ thiên nhiên, môi trường,…

(4) Thiết kế được giải pháp tác động tích cực đến thực tiễn

Thiết kế được quy trình giải pháp bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường. (5) Thực hiện được một số giải pháp để

bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ thiên nhiên, môi trường,…

HS giải quyết vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức đã học/khám phá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện được các biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ thiên nhiên, môi trường,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông tỉnh quảng ninh​ (Trang 30 - 33)