Kết quả điều tra thực trạng nhận thức và hiệu quả tiếp thu các hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông tỉnh quảng ninh​ (Trang 39 - 43)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Cơ sở thực tiễn

1.3.3. Kết quả điều tra thực trạng nhận thức và hiệu quả tiếp thu các hoạt động

trải nghiệm trong dạy học môn Sinh học của học sinh THPT

Về mức độ nhận thức của HS đối với HĐTN

Kết quả điều tra (bảng 1, phụ lục 2.2) cho thấy: Tất cả các em đã biết đến HĐTN và cũng 100% các em đã được tham gia trong quá trình học môn Sinh học. Trong đó chỉ có 22,6% HS được tham gia thường xuyên, vẫn còn 77,4% HS có được tham gia nhưng còn ít. Các em chủ yếu được tham gia dưới dạng trò chơi, cuộc thi trong lớp. Và theo quan niệm của 54,8% HS cho rằng HĐTN chỉ tổ chức phù hợp với các môn khoa học xã hội. Số liệu trên cho thấy, các em đã được tham gia hoat động trải nghiệm tuy nhiên vẫn còn chỉ đơn thuần là hoạt động trò chơi trong lớp, chưa có nhiều hoạt động gắn với thực tiễn.

73,4%

26,6% Quan niệm

đúng

Quan niệm chưa đầy đủ

Về mức độ hứng thú của HS đối với HĐTN

Hình 1.6. Mức độ hứng thú của học sinh với HĐTN

Từ hình trên cho thấy, 100% HS từng được tham gia HĐTN nhưng sự hứng thú của các em đối với hoạt động này thể hiện ở các mức độ khác nhau cụ thể: Rất hứng thú chiếm 39%; Hứng thú 55%; Bình thường 6%; không có HS nào là không hứng thú. Số liệu trên cho thấy mức độ quan tâm của HS với HĐTN là rất lớn nhưng do việc tổ chức HĐTN còn chưa được thường xuyên và hiệu quả vì thế nên còn một bộ phận không nhỏ học sinh chưa thực sự hứng thú với hoạt động này.

Về mức độ hiệu quả của HĐTN đối với HS

Kết quả điều tra (bảng 2, phụ lục 2.2) những HS đã từng tham gia HĐTN cho thấy: Từ 83% trở lên HS đánh giá hiệu quả của HĐTN đối với các tiêu chí đạt mức hiệu quả và rất hiệu quả, chỉ có từ 4,6% đến 16,8% HS đánh giá ở mức ít hiệu quả và đặc biệt không có HS nào đánh giá ở mức không hiệu quả. Điều đó chứng tỏ phần lớn HS đã nhận thức được rằng tham gia HĐTN giúp các em rèn luyện năng lực tự học, củng cố kiến thức học trên lớp, mở rộng kiến thức và hiểu biết của bản thân, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, rèn luyện thêm các kĩ năng giao tiếp xã hội, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, ... giúp các em tự tin, năng động hơn. Các em cảm thấy vui vẻ, yêu thích bộ môn Sinh học hơn.

Về những khó khăn mà HS gặp phải khi tham gia HĐTN

Khi được hỏi về những khó khăn mà học sinh gặp phải khi tham gia HĐTN 44% HS cho biết một số HĐTN mà các em đã từng tham gia còn chưa được tổ chức hợp lí gây mất nhiều thời gian; 34% HS cho rằng nội dung học tập nhiều

0%6% 55% 39% Không hứng thú Bình thường Hứng thú Rất hứng thú

làm các em khó ghi nhớ, khó sắp xếp các thông tin tìm kiếm được; 12% HS thấy một số nội dung hoạt động các em phải di chuyển bằng phương tiện cá nhân nên nhiều gia đình bố mẹ không muốn cho tham gia vì sợ không đảm bảo an toàn giao thông; điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, kinh phí đóng góp cho một số HĐTN còn cao cũng là những khó khăn cho việc tham gia HĐTN.

Về định hướng hoạt động của HS khi tham gia HĐTN

Kết quả điều tra ở bảng 3, phụ lục 2.2 cho thấy, các em chưa tích cực khi được giao các bài tập thực hành thí nghiệm (5,9%), mà đa số các em hoàn thành tốt ở dạng bài tập thu thập thông tin (40%), sau đó là bài tập quan sát (30,2%). Và khi được hỏi về khả năng đảm nhận các vai trò tham gia HĐTN, đã có gần một nửa học sinh (49,3%) có khả năng dẫn chương trình, xây dựng, thiết kế câu hỏi theo một phiên bản truyền hình, xây dựng tiểu phẩm, diễn viên đóng tiểu phẩm, nhóm trưởng,… Như vậy cho thấy, đa số các em đều có khả năng hoàn thành tốt các bài tập về nhà mà giáo viên giao cho; đồng thời cho thấy nhiều em có những kĩ năng mềm mà giáo viên cần phát hiện và phát triển. Trên cơ sở các kết quả điều tra này, giáo viên phân công và thiết kế hoạt động phù hợp.

Khi được hỏi ý kiến đề xuất của các em để việc tổ chức HĐTN trong môn Sinh học đạt hiệu quả hơn, nhiều ý kiến HS đề xuất rất mong muốn thầy, cô tổ chức đa dạng hơn các HĐTN, đặc biệt là các hoạt động mang tính sáng tạo như tổ chức cuộc thi, trò chơi, tham quan,... Nhiều em cũng bày tỏ mong muốn được trở thành các nhân vật chính trong các hoạt động đó như tham gia xây dựng kịch bản, dẫn chuơng trình, thành phần ban giám khảo,... Điều đó cho thấy HS rất quan tâm và hào hứng với các HĐTN.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

(i) Trên thế giới có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về học tập qua trải nghiệm và ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu vận dụng HĐTN trong các môn học, ở nhiều cấp học khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu tổ chức HĐTN trong dạy học chuyên đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm” bởi đây là một chuyên đề học tập mới.

(ii) Việc thiết kế và tổ chức các HĐTN trong dạy học bộ môn Sinh học còn mới mẻ. Vì vậy việc thiết kế và tổ chức HĐTN cho HS lớp 11 trong dạy học chuyên đề Vệ sinh an toàn thực phẩm là một làm cần thiết.

(iii) Phần lớn GV Sinh học trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh được điều tra đều có nhận thức đúng đắn về mục tiêu, tầm quan trọng của việc tổ chức các HĐTN trong dạy học. Đã có GV tổ chức một số HĐTN trong môn Sinh học nhưng số lượng còn ít, chưa được thường xuyên. Các GV đều có mong muốn được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về tổ chức HĐTN; mong muốn được hướng dẫn thiết kế kế hoạch, hướng dẫn quy trình tổ chức HĐTN trong dạy học môn học.

Chương 2

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHUYÊN ĐỀ “VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM” CHO HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG THPT TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông tỉnh quảng ninh​ (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)