Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông tỉnh quảng ninh​ (Trang 64)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức

Để đánh giá được sự phát triển năng lực VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học chuyên đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm”, cần xác định được các biểu hiện của năng lực này từ đó xây dựng bộ công cụ đánh giá.

Trên cơ sở các biểu hiện của NL VDKT, chúng tôi đã xây dựng cấu trúc và tiêu chí đánh giá năng lực VDKT (bảng 1.3), trên cơ sở đó chúng tôi xây thang đo của NL VDKT được thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Thang đo năng lực vận dụng kiến thức STT Tiêu chí Mức độ STT Tiêu chí Mức độ

1 2 3

1 Nhận biết được vấn đề

thực tiễn liên quan đến bài học

Nhận biết được vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học.

Nhận biết được vấn đề thực tiễn, chỉ ra được mâu thuẫn trong vấn đề liên quan thực tiễn.

Nhận biết được vấn thực tiễn, chỉ ra được mâu thuẫn, đặt được câu hỏi có vấn đề.

2 Giải thích được những

hiện tượng thường gặp trong HĐTN liên quan đến VSATTP (Ngộ độc thực phẩm, mất VSATTP) Giải thích chưa đầy đủ những hiện tượng thường gặp trong thực tiễn. Giải thích được một số hiện tượng thường gặp trong thực tiễn đời sống nhưng chưa khoa học.

Giải thích được đầy đủ, khoa học, đánh giá được các hiện tượng thường gặp trong thực tiễn đời sống.

3 Đề xuất được giải

pháp đảm bảo VSATTP Chỉ đề xuất được một số giải pháp đã cũ đảm bảo VSATTP. Đề xuất được một số giải pháp mới tuy nhiên còn chưa khả thi, xa rời thực tiễn.

Đề xuất được các giải pháp mới một cách hợp lí, có cơ sở khoa học.

4 Thiết kế được quy

trình giải pháp bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường.

Thiết kế được quy trình nhưng chưa sáng tạo

Thiết kế quy trình giải pháp có tính mới, tuy còn chưa khoa học

Thiết kế được quy trình giải pháp có tính mới, khoa học.

5 Thực hiện được một

số giải pháp tạo ra sản phẩm để bảo vệ thiên nhiên, môi trường, sức khỏe con người

Thực hiện được một giải pháp nhưng đã cũ. Thực hiện được một số giải pháp nhưng chưa có tính mới, chưa khoa học.

Thực hiện được giải pháp có tính mới, quy trình hợp lí, khoa học.

- Mức điểm cho các tiêu chí tương ứng với các mức độ: Mức 1 = 1 điểm; Mức 2 = 2 điểm; Mức 3 = 3 điểm. - Xếp loại năng lực: Điểm trung bình 5 tiêu chí:

+ Điểm từ 2,51 - 3: Năng lực VDKT ở mức độ tốt. + Điểm từ 2 - 2,50: Năng lực VDKT ở mức độ khá.

+ Điểm từ 1,5 - 1,99: Năng lực VDKT ở mức độ trung bình. + Điểm < 1.5: Năng lực VDKT ở mức độ yếu.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

(i) Trên cơ sở phát triển các yêu cầu cần đạt, chúng tôi đã thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề Vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:

Thiết kế nội dung chuyên đề làm tài liệu phục vụ cho quá trình dạy học chuyên đề trên trong chương trình Sinh học lớp 11 cấp THPT.

Thiết kế và tổ chức các HĐTN trong dạy học chuyên đề Vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy trình 5 bước: 1. Phân tích nội dung và xác định nhu cầu tổ chức HĐTN phù hợp; 2. Lập KH tổ chức DH và HĐTN chung cho chuyên đề; 3. Lập kế hoạch tổ chức HĐTN cho chuyên đề; 4. Tổ chức HS thực hiện HĐTN theo kế hoạch; 5. Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch.

(ii) Thiết kế và tổ chức được HĐTN trong dạy học chuyên đề Vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm 05 hoạt động với các hình thức phù hợp trong dạy học Sinh học.

(iii) Để đánh giá hiệu quả của việc tổ chức HĐTN khi dạy học chuyên đề chúng tôi xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực VDKT.

Chương 3

THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ “VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM” 3.1. Mục đích thực nghiệm

Đánh giá kết quả việc biên soạn nội dung chuyên đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm” và quy trình tổ chức HĐTN trong dạy học chuyên đề, từ đó chứng minh giả thuyết khoa học đã nêu: Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học chuyên đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm” góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

3.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm thực nghiệm sư phạm

Đối tượng: 138 HS đang học lớp 11 của trường THPT Ngô Quyền, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh với 68 HS tham gia nhóm thực nghiệm và 70 HS tham gia nhóm ĐC. Danh sách lớp HS tham gia thực nghiệm, đối chứng và GV giảng dạy được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Các lớp học sinh tham gia thực nghiệm và giáo viên giảng dạy Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng GV dạy thực Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng GV dạy thực

nghiệm

Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số

11A1 33 11A2 35

Trần Thị Dung 11A3 35 11A4 35

Thời gian: thực nghiệm được tiến hành vào học kì I năm học 2019 - 2020 (Từ 9/9/2019 đến 18/01/2020).

Địa điểm thực nghiệm: trường THPT Ngô Quyền, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm

Tiến hành tổ chức thực nghiệm thông qua việc tổ chức các HĐTN cho HS, trong đó, đối với nhóm thực nghiệm sẽ thực hiện kế hoạch dạy học theo quy trình

tổ chức trải nghiệm đã được xây dựng trong đề tài ở chương 2; nhóm ĐC sẽ thực hiện kế hoạch dạy học truyền thống theo phương pháp thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm, quan sát trực quan thông qua tranh ảnh, video minh họa.

Giữa lớp TN và ĐC đều cùng GV tham gia giảng dạy, cùng thời lượng, nội dung kiến thức và bài kiểm tra đánh giá.

3.4. Phương pháp thực nghiệm

Chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm đối chứng nhằm thử nghiệm kết quả nghiên cứu của đề tài. Phương pháp này được tiến hành trên 2 đối tượng là HS lớp thực nghiệm và HS lớp đối chứng. Với đối tượng HS lớp thực nghiệm chúng tôi sử dụng hình thức tổ chức HĐTN theo quy trình đã đề xuất còn với HS lớp đối chứng không theo quy trình này.

3.5. Tiến trình thực nghiệm sư phạm

Bước 1:Chuẩn bị thực nghiệm

Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi thực hiện các công việc sau: - Xác định mục đích, đối tượng, thời gian và địa điểm TN.

- Xác định nội dung và phạm vi TN. - Biên soạn tài liệu TN.

- Thiết kế thang đo và bộ công cụ đánh giá:

+ Đánh giá kiến thức thông qua các bài kiểm tra (phụ lục 3 và 4). + Đánh giá sản phẩm (Bảng 2.2.).

+ Đánh giá năng lực VDKT thông qua bảng thang đo NLVD kiến thức (bảng 2.4) và quan sát quá trình hoạt động của HS.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức TN.

Bước 2: Triển khai thực nghiệm.

- Khảo sát kiến thức, thái độ của HS trước TN (phụ lục 3). - Tổ chức triển khai các hoạt động theo kế hoạch TN. - Dự giờ đánh giá quá trình thực nghiệm.

Bước 3: Xử lí kết quả thực nghiệm

Để đánh giá kết quả thực nghiệm chúng tôi sử dụng phần mềm Excel để phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm phạm [7]. Chúng tôi sử dụng các chỉ số sau đây:

- Tần số là số lần xuất hiện của mỗi giá trị trong tập hợp điểm số. - Tần suất là tỉ số giữ tần số n và kích thước mẫu N.

- Mode: là giá trị có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong một tập hợp điểm số. - Giá trị trung bình (𝑋): Là giá trị trung bình cộng của các điểm số. Được sử dụng để so sánh kết quả học tập của lớp TN và lớp ĐC. 𝑋 = ∑ 𝑓𝑖. 𝑋𝑖 𝑛 𝑖=1 ∑𝑛𝑖=1𝑓𝑖. Trong đó:

𝑋: Là giá trị trung bình cộng của các điểm số. 𝑋𝑖: Là giá trị điểm số của HS thứ i.

𝑓𝑖: tần số xuất hiện điểm của HS thứ i. n: Số học sinh.

- Phương sai (S2): Độ lệch trung bình của điểm số so với kì vọng điểm. Là giá ttị đặc trưng cho mức độ tập trung hay phân tán quanh giá trị trung bình của nhóm.

S2 = ∑ 𝑓𝑖.(𝑋−𝑋) 2 𝑛 𝑖=1 𝑛−1 Trong đó:

S2: Giá trị phương sai của điểm số của từng nhóm HS. 𝑋: Là giá trị trung bình cộng của các điểm số.

𝑓𝑖: tần số xuất hiện điểm của HS thứ i. n: Số học sinh.

- Độ lệch chuẩn (S): Giá trị đo mức độ phân tán của số liệu quanh giá trị trung bình. S<< thì độ phân tán của số liệu càng ít.

𝑆𝐷 = √∑ 𝑓𝑖 (𝑋 − 𝑋)

2 𝑛

𝑖=1

- Phép kiểm chứng t-test độc lập: giúp chúng ta xác định xem chênh lệch giữa giá trị trung bình của hai nhóm khác nhau có khả năng xảy ra ngẫu nhiên hay không. Giá trị P là xác suất xảy ra ngẫu nhiên:

+ P ≤ 0.05: Chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm là có ý nghĩa xảy ra không phải do tác động ngẫu nhiên.

+ P ≥ 0.05: Chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm là không có ý nghĩa

xảy ra do tác động ngẫu nhiên.

- Mức độ ảnh hưởng ES: Thể hiện ảnh hưởng của tác động lớn hay nhỏ.

𝐸𝑆 = 𝑋𝑇𝑁 − 𝑋Đ𝐶

𝑆𝐷Đ𝐶

Trong đó: 𝑋𝑇𝑁: Giá trị trung bình của lớp TN. 𝑋Đ𝑪: Giá trị trung bình của lớp ĐC. 𝑆𝐷Đ𝐶: Độ lệch chuẩn của lớp đối chứng.

Để xem xét mức độ ảnh hưởng ES dựa theo tiêu chí của Cohen: Giá trị ES Mức độ ảnh hưởng > 1,00 Rất lớn 0,8 – 1,00 Lớn 0,50 – 0,79 Trung bình 0,20 – 0,49 Nhỏ < 0,20 Rất nhỏ

3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.6.1. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

3.6.1.1. Kết quả đánh giá về kiến thức

Đánh giá kết quả học tập của HS về mặt kiến thức là yêu cầu bắt buộc đối với quá trình dạy học. Căn cứ để đánh giá kiến thức là các yêu cầu cần đạt được về kiến thức đã được đặt ra trong phần mục tiêu của bài học. Để đánh giá kết quả về mặt kiến thức, chúng tôi sử dụng 01 bài kiểm tra kiến thức theo hình thức 15 phút trước TN (Mục A- Phụ lục 3) và 01 bài kiểm tra 15 phút sau TN (Mục A- phụ lục 4) với nội dung bài ở lớp TN và lớp đối chứng là giống nhau.

Trên cơ sở kết quả của bài kiểm tra, chúng tôi tiến hành kiểm chứng kết quả nghiên cứu dựa trên dữ liệu tác động vào lớp TN và lớp ĐC.

a) Kết quả kiểm tra của lớpĐC và TN trước thực nghiệm

Chúng tôi đã xây dựng bài kiểm tra kiến thức của HS liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm (Mục A- Phụ lục 3). Sau khảo sát, kết quả khảo sát kiến thức đầu vào được thống kê, xử lý và trình bày tại bảng 3.2. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.2. Bảng tần suất điểm kiểm tra của nhóm lớp đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm

Phương án Số mẫu (n) Giá trị Điểm số (Xi) 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 70 6,14 4,29 7,14 28,57 20,00 17,14 17,14 4,29 1,43 TN 68 6,12 4,41 11,76 23,53 22,06 14,71 16,18 4,41 2,94 Từ dữ liệu ở bảng 3.2, chúng tôi tiến hành lập biểu đồ so sánh tần suất bài kiểm tra 15 phút trước thực nghiệm của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Kết quả được thể hiện ở hình 3.1:

Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn tần suất điểm kiểm tra 15 phút ĐC và TN trước thực nghiệm 0 5 10 15 20 25 30 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 70 TN 68 T ần su ất (%) Điểm Xi

Quan sát hình 3.1, chúng tôi nhận thấy điểm trung bình về kiến thức của HS nhóm ĐC và nhóm thực nghiệm không có sự khác biệt. Mức điểm trung bình ở cả hai nhóm đều cho thấy kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của HS ở nhóm TN và ĐC đang ở mức Trung bình (TN: 6,12; ĐC: 6,14). Ở cả hai nhóm tập trung lớn ở điểm 5, 6 và cả hai nhóm TN và ĐC đều có tỷ lệ HS đạt điểm giỏi (>=8) tương đối thấp (ĐC: 22,86%; TN: 23,53%).

Như vậy, trước TN, kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của các HS lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đồng với nhau.

b) Kết quả kiểm tra của lớpĐC và TN sau thực nghiệm

Sau khi tiến hành cho học sinh thực nghiệm, GV cho HS hai lớp ĐC và TN làm bài kiểm tra kiến thức (Mục A- Phụ lục 4). Kết quả khảo sát sau TN ở nhóm TN và ĐC được thể hiện trong bảng 3.3:

Bảng 3.3. Bảng tần suất điểm kiểm tra của nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm Phương Phương án Số mẫu (n) Phương sai S2 Giá trị Điểm số (Xi) 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 70 2,78 6,2 4,29 12,86 18,57 20,00 21,43 15,71 4,29 2,86 TN 68 2,66 7,24 0,00 7,35 8,82 13,24 25,00 22,06 16,18 7,35

Từ số liệu ở bảng 3.3, chúng tôi biểu diễn đồ thị tần suất bài kiểm tra 15 phút sau thực nghiệm của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm (Hình 3.2).

Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn tần suất điểm kiểm tra 15 phút ĐC và TN sau thực nghiệm 0 5 10 15 20 25 30 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 70 TN 68 Điểm Xi T ần su ất (%)

Qua số liệu bảng 3.3 và đồ thị 3.2, chúng tôi nhận thấy sau khi được học kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm điểm trung bình về kiến thức của HS nhóm ĐC và nhóm thí nghiệm có sự khác biệt: tỉ lệ HS đạt điểm khá giỏi (điểm từ 7 đến 10) cao hơn so với các lớp ĐC, ngược lại tỉ lệ HS đạt điểm yếu, trung bình (điểm 3,4,5) ở các lớp TN lại thấp hơn so với các lớp ĐC. Điều này cho thấy kết quả điểm kiểm tra ở các lớp TN cao hơn so với kết quả các lớp ĐC.

Chúng tôi tiến hành lập bảng tần suất hội tụ tiến để kiểm tra (bảng 3.4) và vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến để so sánh (Hình 3.3):

Bảng 3.4. Bảng tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra của nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm

Phương án Số mẫu (n) Điểm số (Xi) 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 70 100 95,71 82,86 64,29 44,29 22,86 7,14 2,86 TN 68 100 100 92,65 83,82 70,59 45,59 23,53 7,35

Hình 3.3. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 15 phút ĐC và TN sau TN

Theo số liệu thống kê ở bảng 3.4 cho thấy tỉ lệ điểm khá, giỏi (từ 7 điểm trở lên) của lớp TN (69,3%) cao hơn 23,2% so với lớp ĐC (46,1%). Trong hình 3.3,

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 70 TN 68

đường hội tụ tiến tần suất điểm của lớp TN nằm phía trên, bên phải so với đường hội tụ tiến tần suất điểm của lớp ĐC. Điều đó một lần nữa chứng tỏ kết quả điểm kiểm tra của HS lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.

Để khẳng định điều này, phải so sánh kết quả nhóm TN và nhóm ĐC qua một số tham số đặc trưng cơ bản.

Bảng 3.5. Bảng tổng hợp một số tham số đặc trưng của nhóm TN và ĐC ở bài kiểm tra 15 phút sau TN

Thời

gian Số lượng TB (𝑿) Phương sai Độ lệch chuẩn Mode

ĐC 70 6,2 2,77 1,66 6

TN 68 7,24 2,66 1,63 7

Phép kiểm chứng T - Test độc lập của lớp TN trước và sau tác động: P = 0,00032. Mức độ ảnh hưởng: ES = 0,6219.

Từ kết quả ở bảng 3.5 đã cho thấy: Chất lượng học tập của lớp TN sau tác động cao hơn so với trước tác động. Cụ thể: 𝑿𝑻𝑵 > 𝑿Đ𝑪, phương sai của TN thấp hơn phương sai của ĐC, độ lệch chuẩn TN (1,63) thấp hơn so với ĐC (1,66), giá trị MODE sau tác động (7) cao hơn trước tác động (6). Phép kiểm chứng T-Test độc lập về giá trị trung bình của lớp TN trước và sau tác động là P = 0,00032 và mức độ ảnh hưởng ES = 0,6219 đã chứng tỏ phương án thực nghiệm đã ảnh hưởng ở mức trung bình đối với lớp TN không phải do ngẫu nhiên.

c) Kết quả kiểm tra của lớp TN trước tác động (TTĐ) và sau tác động (STĐ)

Chúng tôi thống kê kết quả bài kiểm tra TTĐ và STĐ của lớp TN và thu được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông tỉnh quảng ninh​ (Trang 64)