Kết quả điều tra thực trạng việc thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông tỉnh quảng ninh​ (Trang 35 - 39)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Cơ sở thực tiễn

1.3.2. Kết quả điều tra thực trạng việc thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm

của giáo viên Sinh học ở các trường THPT

Quan điểm của giáo viên về vai trò của tổ chức các hoạt động trải nghiệm

trong dạy học

Tổng hợp quan điểm của các GV giảng dạy môn Sinh học qua việc trả lời câu hỏi 1 tại phiếu điều tra thu được kết quả biểu thị qua hình 1.2.

46,6% 46,6% 6,6 % Cần thiết Rất cần thiết Không cần thiết

Hình 1.2. Quan niệm của GV về việc đưa HĐTN vào giảng dạy trong trường học giảng dạy trong trường học

Hình 1.2 cho thấy, có 86,7% GV đồng ý với chủ trương về việc đưa bộ môn HĐTN vào giảng dạy trong chương trình GDPT mới, không có GV nào không đồng ý. Kết quả này cho thấy các GV đã dần tiếp cận với HĐTN và thấy được chủ trương đúng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hình 1.3. Quan niệm của GV về mức độ cần thiết của việc đưa HĐTN vào giảng dạy trong trường THPT

Kết quả điều tra biểu thị qua hình 1.3 cho thấy, chỉ có 6,6% GV phủ nhận còn đa số GV cho rằng việc tổ chức HĐTN là cần thiết và rất cần thiết. Chúng ta thấy rằng, đa số GV đã nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tổ chức HĐTN trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông.

86,7%

0% 13,3%

Đồng ý

Không đồng ý Bình thường

Mức độ sử dụng HĐTN trong dạy học Sinh học hiện nay

Tìm hiểu mức độ sử dụng các HĐTN trong dạy học Sinh học ở trường THPT qua việc trả lời câu hỏi 3, 4 và 6 tại phiếu điều tra (bảng 1, phụ lục 1.2): Kết quả điều tra qua việc trả lời câu hỏi 3 cho thấy, có 76,7 % GV thỉnh thoảng sử dụng các hình thức khác nhau trong việc tổ chức HĐTN, có 6,6% GV chưa bao giờ sử dụng, chỉ có 16,7% GV thường xuyên sử dụng. Qua đó cho thấy việc tổ chức HĐTN trong dạy học Sinh học của các GV còn chưa được thường xuyên, đa số GV thỉnh thoảng mới sử dụng. Thậm chí có GV còn chưa bao giờ sử dụng hoạt động này.

Khi được hỏi thầy (cô) thường vận dụng dạy học trải nghiệm trong dạy học môn Sinh học ở mức độ nào thì chúng tôi thu được kết quả (bảng 2, phụ lục 1.2): có đến 63,3% GV là người thực hiện tất cả các khâu trong quá trình thực hiện các hoạt động học tậpvà đánh giá kết quả hoạt động của HS. HS chỉ tham gia thực hiện hoạt động học tập. Có 30% GV khuyến khích HS cùng cùng GV xây dựng ý tưởng, lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động học tập và kiểm tra đánh giá. Chỉ có 6,7% GV là yêu cầu HS tự thành lập ý tưởng, lên kế hoạch hoạt động, thực hiện hoạt động học tập và tự đánh giá kết quả thực hiện.

Khi được hỏi về việc vận dụng hình thức tổ chức HĐTN (câu hỏi 6), có 38% GV tổ chức dưới hình thức trò chơi, cuộc thi, 16,7% tổ chức dưới dạng tham quan, dã ngoại và có 20% tổ chức bằng hoạt động giao lưu, câu lạc bộ, còn lại là chọn hình thức tổ chức khác.

Từ kết quả khảo sát hình thức tổ chức HĐTN ở trường THPT (bảng 3, phụ lục 1.2) thì có thể rút ra nhận xét về HĐTN ở trường THPT như sau:

- Các HĐTN được tổ chức ở trường THPT mới chỉ tập trung vào việc xây dựng các hoạt động khi dạy một nội dung bài dạy hoặc tổ chức tham quan dã ngoại nhưng vẫn chủ yếu thiên về các kiến thức xã hội.

- Các hội thảo và tập huấn về HĐTN ở các trường THPT vẫn còn hạn chế, nhiều GV chưa được tham gia nên chưa rõ ràng về HĐTN

Những khó khăn của GV khi tổ chức thiết kế HĐTN

Chỉ có 23,3% GV cho rằng việc thiết kế một HĐTN là bình thường hoặc dễ, còn 76,7% GV cho rằng khó hoặc rất khó.

Để tìm hiểu nguyên nhân gây khó khăn cho việc tổ chức HĐTN, chúng tôi đã đưa ra một số nguyên nhân khó khăn chung nhất mà GV thường gặp phải khi sử dụng phương pháp dạy học trải nghiệm (bảng 4, phụ lục 1.2). Kết quả cho thấy:

Về những khó khăn trong công tác tổ chức các HĐTN: khó khăn chủ yếu là kinh phí phục vụ cho các hoạt động và điều kiện cơ sở vật chất (83,4%), chỉ có 16,6% cho rằng bình thường. Ngoài ra còn khó khăn về năng lực xây dựng nội dung, chương trình HĐTN của GV (76,7%), năng lực tổ chức HĐTN (63,3%), thời gian tổ chức. Qua đây, chúng tôi nhận thấy, để tổ chức có hiệu quả các HĐTN trong dạy học thì đầu tiên cần giải quyết vấn đề kinh phí, cơ sở vật chất cần có cơ chế phù hợp để huy động sự đóng góp các nguồn lực xã hội trong giáo dục HS; có một chương trình giáo dục phù hợp để tạo điều kiện về thời gian để HS tham gia trải nghiệm, tránh trường hợp HS học quá tải như một số nơi hiện nay; giải quyết các vấn đề về đào tạo bồi dưỡng năng lực xây dựng nội dung, chương trình cho GV. Và cũng cần phải chú ý là có 33,3% GV cho rằng một khó khăn trong tổ chức các HĐTN là sự tham gia của HS, điều này có nghĩa là vẫn còn một bộ phận khá lớn HS chưa sẵn sàng để tham gia các hoạt động.

Nhận thức của GV về HĐTN

Tìm hiểu nhận thức của GV thông qua việc trả lời câu hỏi 8 và 9 tại phiếu điều tra thu được kết quả biểu thị qua hình 1.4 và hình 1.5.

Hình 1.4. Quan điểm của GV về thiết kế và tổ chức HĐTN vào bài học

Bài học chứa nội dung hay chủ đề mang tính ứng dụng thực tiễn cao 73,4% Bài học chứa nội dung khó 13,3% Bài học nào cũng áp dụng được 13,3%

Hình 1.5 cho thấy, phần lớn các GV cho rằng những bài học có chứa nội dung hay chủ đề mang tính ứng dụng, thực tiễn cao có thể áp dụng thiết kế và tổ chức HĐTN (73,4%).

Hình 1.5. Quan niệm của GV về hoạt động trải nghiệm

Và với câu hỏi 9 tại phiếu điều tra có 73,4% GV quan niệm đúng và đầy đủ về HĐTN. Kết qủa này có thể là do Gv chưa được tiếp xúc với các HĐTN, chưa được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ thiết kế và tổ chức các HĐTN.

Nhu cầu của GV về đào tạo, bồi dưỡng và tài liệu

Qua điều tra, 100% GV được hỏi đều có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về tổ chức các HĐTN. GV mong muốn được hướng dẫn thiết kế kế hoạch tổ chức HĐTN, hướng dẫn quy trình, các bước tổ chức hoạt động trong dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông tỉnh quảng ninh​ (Trang 35 - 39)