10. Bố cục của luận văn
2.2.1. Quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm
Trên cơ sở nghiên cứu các quy trình thiết kế và tổ chức HĐTN của nhiều tác giả [5], [20], [27] chúng tôi đưa ra quy trình tổ chức HĐTN cho HS trong dạy học chuyên đề "Vệ sinh an toàn thực phẩm". Quy trình được thể hiện ở hình 2.2:
Hình 2.2. Quy trình thiết kế và tổ chức HĐTN trong dạy học Sinh học
Bước 1. Phân tích cấu trúc nội dung, lựa chọn những HĐTN phù hợp
1. Phân tích cấu trúc nội dung, lựa chọn những HĐTN phù hợp
2. Lập KH tổ chức DH và HĐTN chungcho chuyên đề (Kế hoạch tổng thể)
3. Lập kế hoạch tổ chức HĐTN cho chuyên đề (Kế hoạch chi tiết)
4. Tổ chức HS thực hiện HĐTN theo kế hoạch
Trên cơ sở những yêu cầu cần đạt theo quy định của Bộ GD&ĐT, chương trình nhà trường gắn với địa phương, xác định rõ đối tượng thực hiện từ đó phân tích cấu trúc nội dung và lựa chọn các HĐTN phù hợp.
Bước 2. Lập KH tổ chức DH và HĐTN chung cho chuyên đề
Đây là kế hoạch tổng thể cho việc tổ chức DH và HĐTN cho cả chủ đề với thời lượng và điều kiện thực hiện cho phép.
Bước 3. Lập kế hoạch tổ chức HĐTN cho chuyên đề (Kế hoạch chi tiết)
Trên cơ sở xác định mục tiêu cụ thể của HĐTN, nhiệm vụ chính của bước này là thiết kế các hoạt động (HĐ) để HS thực hiện, thông qua việc thực hiện các HĐ, HS hứng thú học tập, hứng thú khám phá thế giới tự nhiên, thỏa sức sáng tạo. HS sẽ chủ động khắc sâu kiến thức đồng thời rèn luyện các kĩ năng và phát triển NL. Việc thiết kế các HĐ có thể được thực hiện bởi các quy trình khác nhau trong đó thực hiện theo quy trình kĩ thuật phù hợp với học sinh. Với quy trình này, những nhà nghiên cứu xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn, sử dụng tích hợp các kiến thức khoa học, toán học… đã sáng chế hoặc cải tiến các giải pháp công nghệ từ đó ứng dụng các giải pháp đó để GQVĐ của thực tiễn. Việc thực hiện quy trình kĩ thuật được tiến hành theo các bước: Quan sát thực tiễn xác định vấn đề (thực tiễn đòi hỏi) - Giải pháp (Ý tưởng giải quyết, đề xuất và thực hiện thiết kế) - Thử nghiệm - Kết luận [1].
Bước 4. Tổ chức HS thực hiện HĐTN theo kế hoạch
Chính là việc tổ chức HS thực hiện một cách linh hoạt các hoạt động mà kế hoạch đã đề ra. Trong đó nhấn mạnh tư duy và cách làm của các nhà nghiên cứu đó là: Quan sát nhạy bén phát hiện vấn đề; Đặt các câu hỏi thắc mắc từ sự quan sát nhạy bén; Đưa ra những ý tưởng để giải quyết vấn đề; Thiết kế được gải pháp GQVĐ… Kết quả là sáng chế hoặc cải tiến được vấn đề bất cập trong thực tiễn tạo ra các sản phẩm như vấn đề, giải pháp, giải pháp đã được thiết kế thành bản vẽ, mô hình hoặc sản phẩm... Các HĐ sẽ được thực hiện bởi GV, HS và các lực lượng có liên quan. Nhiệm vụ chính của GV là tạo hứng thú, gợi ý để chính các em là người xác định vấn đề, đề xuất giải
pháp... từ đó giao nhiệm vụ, tư vấn hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ, tổ chức báo cáo, đánh giá và đưa ra kết luận. HS hứng thú, tích cực tham gia vào việc phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp; Nghiên cứu tài liệu để thiết kế giải pháp và thực hiện giải pháp, báo cáo và thảo luận với sự tư vấn hỗ trợ của GV và các bên liên quan.
Bước 5. Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch
Để đánh giá được mức độ đạt được của việc thực hiện kế hoạch so với yêu cầu của mục tiêu ban đầu đề ra, từ đó phát triển kế hoạch HĐTN cho hợp lý.