Mối quan hệ giữa dạy học bằng tổ chức hoạt động trải nghiệm với việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông tỉnh quảng ninh​ (Trang 33 - 35)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở lí luận

1.2.5. Mối quan hệ giữa dạy học bằng tổ chức hoạt động trải nghiệm với việc

Dạy học bằng hình thức tổ chức HĐTN tạo cơ hội cho HS trải nghiệm trong thực tiễn để tích lũy và chiêm nghiệm các kinh nghiệm, từ đó có thể khái quát thành hiểu biết theo cách của riêng mình, đó được coi là sáng tạo của bản thân HS.

Thông qua HĐTN, GV có khả năng huy động sự tham gia tích cực của HS ở tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động, điều đó tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo. HS phát triển các kĩ năng cơ bản như: kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng tự điều chỉnh hành động, nhận thức, kĩ năng đánh giá. Trong HĐTN, người học phải huy động kiến thức, kinh nghiệm cũ để tìm tòi, khám phá chiếm lĩnh tri thức mới, từ đó phát triển NL nhận thức kiến thức, NL nghiên cứu khoa học. Quá trình thảo luận, tranh luận, làm việc nhóm giúp người học phát triển được NL hợp tác, NL giao tiếp. Quá trình hệ thống hóa khái niệm giúp người học phát triển NL hệ thống hóa, khái hóa kiến thức. Thử nghiệm tích cực giúp người học phát triển NL vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống trong thực tiễn cuộc sống. Thông qua việc đề xuất các ý tưởng trong quá trình HĐTN giúp người học phát triển được NL sáng tạo.

Qua thực tế dạy học, chúng tôi nhận thấy để phát triển NL VDKT cho học sinh GV cần chú ý tạo cơ hội cho HS đề xuất hoặc tiếp cận với các tình huống thực tiễn. Từ đó HS được đọc, giải thích, trình bày thông tin về vấn đề thực tiễn cần giải quyết, trong đó kiến thức sinh học có thể được sử dụng để giải thích và đưa ra giải pháp. Trong dạy học sinh học cần quan tâm rèn luyện các kĩ năng thành tố của NL VDKT cho HS: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn, phản biện, đánh giá được tác động của một vấn đề thực tiễn. Để đạt được mục tiêu dạy học, GV cần vận dụng một số phương pháp có ưu thế phát triển thành phần NL này như: dạy học giải quyết vấn đề, trải nghiệm, dạy học dự án,...trong đó dạy học thông qua các HĐTN sẽ giúp cho HS hình thành và phát triển NL VDKT một cách đầy đủ nhất. GV cần tạo cho HS những cơ hội để HS được trải nghiệm, liên hệ, vận dụng phối hợp kiến thức, kĩ năng từ các lĩnh vực khác nhau trong môn học cũng như với các môn học khác vào giải quyết những vấn đề thực tế.

Như vậy, tổ chức HĐTN sẽ giúp HS khám phá bản thân và thế giới xung quanh. Thông qua các hoạt động học tập, HS được rèn luyện NL VDKT đã học vào thực tiễn ở các mức độ khác nhau, qua đó góp phần phát triển được NL này.

Tóm lại, để đạt được mục tiêu kép trong dạy học là HS vừa nắm vững kiến thức, đồng thời phát triển được NL VDKT đã học vào giải quyết các tình huống thực tiễn thì tổ chức HĐTN trong dạy học với việc lựa chọn đa dạng các hình thức tổ chức là một giải pháp tối ưu nhất mà GV nên áp dụng. Trên cơ sở đó, GV có thể điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp với từng đối tượng và điều kiện cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông tỉnh quảng ninh​ (Trang 33 - 35)