Thị đánh giá sự tiến bộ năng lực VDKT của lớp TTĐ và STĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông tỉnh quảng ninh​ (Trang 80 - 139)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy đồ thị biểu diễn giá trị trung bình các tiêu chí, ta thấy rất sự tiến bộ về NL VDKT ở nhóm STĐ so với nhóm TTĐ. Đồ thị biểu thị các tiêu chí ở lớp STĐ đều nằm phía trên cao hơn so với lớp STĐ.

Từ việc phân tích các kết quả ở trên chứng tỏ dạy học theo hướng HĐTN góp phần rất lớn trong việc phát triển NL VDKT vào thực tiễn cho HS.

3.6.2. Hình ảnh

Học sinh được trải nghiệm tham quan tại cơ sở sản xuất chả mực Kim Thoa

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 TC 1 TC2 TC3 TC4 TC5 TTĐ STĐ

Căng tin nhà trường

Học sinh báo cáo thuyết trình

Học sinh đóng tiểu phẩm

Một số sản phẩm hội thi “Hương sắc mùa xuân”

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Để kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm trong học kì I năm học 2019- 2020 tại trường THPT Ngô Quyền, TP Hạ Long, Quảng Ninh. Qua phân tích kết quả TN cho thấy:

(i) Nội dung và quy trình tổ chức HĐTN trong dạy học chuyên đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm” là phù hợp và khả thi trong quá trình tổ chức dạy học ở trường THPT.

(ii) Về kết quả đánh giá về kiến thức: Kết quả TN cho thấy ở bài kiểm tra trước TN cả hai nhóm lớp TN và ĐC là tương đương nhau, nhưng sau TN, kết quả kiến thức của nhóm TN cao hơn ĐC, kết quả bài kiểm tra STĐ cao hơn TTN.

(iii) Về sự phát triển NL VDKT: Kết qủa cho thấy, sau thực nghiệm NL VDKT về VSATTP của HS đã được nâng lên rõ rệt so với trước TN. Đặc biệt số HS đề xuất được các giải pháp đảm bảo VSATTP một cách hợp lí, có cơ sở khoa học tăng lên cao hơn nhiều so với nhóm lớp ĐC.

(iv) Về sản phẩm trải nghiệm của HS, chúng tôi tiến hành đánh giá 01 sản phẩm cũng thấy rằng: Các HS ở nhóm lớp TN có khả năng thực hiện rất tốt VSATTP còn ở nhóm ĐC vẫn còn nhóm xếp trung bình.

(v) Về tinh thần, thái độ học tập: Qua trực tiếp quan sát hoạt động của HS, chúng tôi nhận thấy HS ở các lớp TN rất hào hứng, tích cực hăng hái tham gia các hoạt động, sôi nổi đưa ra nhiều ý kiến tranh luận, HS chủ động, sáng tạo đề xuất hình thức tổ chức HĐTN, không khí lớp học vui vẻ. Đây là điều trái ngược hoàn toàn so với các lớp ĐC.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lí luận của việc dạy học bằng hình thức tổ chức các HĐTN góp phần phát triển NL VDKT vào thực tiễn cho HS.

1.2. Điều tra trên 30 giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Sinh học ở 05 trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cho thấy nhận thức của GV phổ thông về KN thiết kế HĐTN chưa đầy đủ, việc tổ chức các hoạt động học tập bằng HĐTN trong quá trình dạy học còn ít. Vì vậy việc nghiên cứu vận dụng hình thức tổ chức HĐTN trong dạy học môn Sinh học là cần thiết.

1.3. Kết quả nghiên cứu đã biên soạn nội dung chuyên đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm”, đề xuất quy trình thiết kế và tổ chức HĐTN trong dạy học chuyên đề này. Vận dụng tổ chức HĐTN trong dạy học chuyên đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm” tại trường THPT Ngô Quyền, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

1.4. Để đánh giá hiệu quả của việc tổ chức HĐTN trong dạy học chuyên đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm” chúng tôi đã xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập và phát triển NL VDKT về vệ sinh an toàn thực phẩm vào thực tiễn cho HS bao gồm 5 tiêu chí với các biểu hiện tương ứng.

1.5. Tiến hành thực nghiệm và đánh giá tính khả thi của đề tài, kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy việc thiết kế và tổ chức HĐTN chuyên đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm” đã phát triển được năng lực VDKT về VSATTP vào thực tiễn và nâng cao chất lượng dạy học, góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học sinh học, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn cuộc sống. Điều này đã khẳng định giả thuyết khoa học mà đề tài đưa ra ban đầu là đúng đắn.

2. Khuyến nghị

Trên cơ sở quá trình nghiên cứu và kết quả của đề tài chúng tôi có một số khuyến nghị như sau:

2.1. Tiếp tục nghiên cứu đầy đủ và hoàn thiện nội dung chuyên đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm” làm tài liệu giảng dạy trong chương sinh học GDPT mới.

2.2. Tiếp tục triển khai nghiên cứu về tác động của tổ chức HĐTN chuyên đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm” đến sự hình thành và phát triển năng lực của HS.

2.3. Chính thức đưa vào giảng dạy ở cấp THPT của các trường trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh và tiến hành đánh giá kết quả dạy và học ở từng trường.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

1. Nguyễn Thị Thủy, Trần Thị Dung, Nguyễn Thị Hà (2020), “Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn thông qua dạy học chủ đề “sinh sản hữu tính ở động vật”- SGK Sinh học 11”, Báo cáo khoa học về nghiên cứu và

giảng dạy sinh học ở Việt Nam, Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ 4, Nxb

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Kỷ yếu hội thảo “Kĩ năng xây dựng và tổ chức các HĐTN sáng tạo trong trường trung học”.

2. Bộ dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải

nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư

số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông Chương trình

tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng

12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương giáo dục phổ thông trình môn Sinh học

(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

5. Bộ giáo dục và đào tạo (2019), Hướng dẫn dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn Sinh học.

6. Bộ môn Dinh dưỡng - ATTP, trường Đại học Y Hà Nội (2008), Dinh dưỡng và

Vệ sinh thực phẩm, Nxb Y học.

7. Nguyễn Phúc Chỉnh, Phạm Đức Hậu (2007), Ứng dụng tin học trong nghiên

cứu khoa học giáo dục và dạy học sinh học, Nxb giáo dục, công ty cổ phần

in Phúc Yên.

8. Bùi Ngọc Diệp (2015), “Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 113, tr.37.

9. Phan Đức Duy - Ngô Thị Ngọc Trâm (2017), “Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học thông qua các HĐTN trong dạy học phần sinh học vi sinh vật - Sinh học 10, Tạp chí Giáo dục, số 416, kì 2 tháng 10 năm 2017, tr.4 - 44.

10.Trần Đáng (2002), Công tác truyền thông và chỉ đạo tuyến hoạt động bảo đảm

chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, Nxb thanh niên.

11.Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 8

12.Trần Thị Gái (2017), “Vận dụng mô hình trải nghiệm của David Kolb để xây dựng chu trình hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học ở trường phổ thông”, Tạp

chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, tập 33 (3), tr.1-6.

13.Trần Thị Gái (2018), Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thiết kế HĐTN trong dạy

học Sinh học ở trường phổ thông, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường đại

học Sư phạm Hà Nội.

14.Nguyễn Thị Hằng, Phạm Thị Hồng Tú, Nguyễn Thị Hà (2020), Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông, Nxb Đại họcThái Nguyên.

15.Nguyễn Thị Thu Hoài (2017), Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo

giải pháp phát huy năng lực người học, Trường ĐHQG Hà Nội.

16.Phan Thị Thanh Hội - Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017), "Rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn dạy học sinh học 11", Tạp chí Giáo dục, số 411, tr. 37-40.

17.Ngô Văn Hưng (2018), Xây dựng, tổ chức và đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học, tài liệu tập huấn GV trung học sở GDĐT Đăk Lăk.

18.Nguyễn Công Khanh - Đào Thị Oanh (2014), Kiểm tra và đánh giá trong giáo dục, NXB Đại học Sư phạm.

19.John Dewey (2012), Kinh nghiệm và Giáo dục (Phạm Anh Tuấn dịch), Nxb Trẻ. 20.Nguyễn Thị Liên (chủ biên), Nguyễn Thị Hằng, Tưởng Duy Hải, Đào Thị Ngọc

Minh (2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ

thông, Nxb Giáo dục Việt Nam, 192(1), tr.9-10.

21.Trương Thị Thanh Mai, Phan Quang Duy (2018), “Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề “Vật sống” - Môn Khoa học tự nhiên - Trung học cơ sở theo chu trình trải nghiệm”, Báo cáo khoa học về lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh

học, Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ 1, Nxb Đại học Huế.

22.Hoàng Phê (1997), Từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng.

24.Đinh Thị Kim Thoa (2014), “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - góc nhìn từ lý thuyết “Học từ trải nghiệm”, Kỷ yếu Hội thảo về Hoạt động trải nghiệm sáng

tạo của học sinh phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

25.Đỗ Ngọc Thống (2015), “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo từ kinh nghiệm giáo dục quốc tế và vấn đề của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 115, tr. 23 -27.

26.Võ Thị Thùy Trang, Phạm Đình Văn, Lê Thị Thu Hường (2018), “Tổ chức hoạt động trải nghiệm để rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học Sinh học 11”, Báo cáo khoa học về lý luận và phương pháp

dạy học bộ môn Sinh học, Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ 1, Nxb Đại học

Huế.

27.Phạm Thị Hồng Tú, Nguyễn Thị Hằng, Lương Thị Kim Mùi (2019), “ Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật” (Sinh học 11) nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, Số 463, tr 40-45; 34.

28.Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 4, Nxb từ điển bách khoa Hà Nội, tr. 515.

29.Phạm Duy Tường (2012), An toàn vệ sinh thực phẩm, Nxb giáo dục Việt Nam. 30.Trần Thị Hải Yến (2017), “Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy

học phần “Sinh thái học” (Sinh học 12)”, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2017, tr. 208 – 211.

Tiếng Anh

31. Cao Cu Giac, Tran Thi Gai, Phan Thi Thanh Hoi (2017), “Organizing the Experiential Learning Activities in Teaching Science for General Education in Vietnam”, World Journal of Chemical Education, vol. 5, no. 5, pp. 180-184. 32.Kolb.D (1984), Experiential Learning: experience asthe source oflearning and

development. Englewood Cliffs, NJ; Publisher: Prentice Hall.

33.Nguyen Thi Hang, Nguyen Thi Ngoc Lan, Bui The Cong, Pham Thi Thanh Nhan (2019), “Instructing students in faculty of Biology to conduct experience-based learning activities in schools”, Proceedings of the first international conference on teacher education renovation -icter 2018: “Teacher education in the contexxt

of industrial revolution 4.0”, Thai Nguyen university publishing house, pp. 326-

PHỤ LỤC 1:

PHỤ LỤC 1.1. PHIẾU ĐIỀU TRA (Phiếu dành cho GV trường THPT)

Nhằm tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Sinh học ở trường phổ thông, chúng tôi kính mong Quý Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về những nội dung theo các câu hỏi gợi ý (Đánh dấu X vào ô  Thầy/Cô lựa chọn).

Kính mong các thầy/cô vui lòng hợp tác và giúp đỡ bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Trong Chương trình GDPT mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương về việc đưa HĐTN vào giảng dạy trong nhà trường, ý kiến của thầy/cô về vấn đề này như thế nào?

□ Đồng ý □ Không đồng ý □ Bình thường

Câu 2. Theo thầy/cô, HĐTN có cần thiết phải được đưa vào giảng dạy tại trường THPT hay không?

□ Rất cần thiết □ Cần thiết □ Không cần thiết

Câu 3. Thầy/cô đã thiết kế và tổ chức HĐTN trong dạy học bộ môn chưa? Nếu có thì ở mức độ nào?

□ Thường xuyên □ Thỉnh thoảng □ Chưa bao giờ

Câu 4. Thầy cô thường vận dụng dạy học trải nghiệm ở mức độ nào sau đây?

□ GV thực hiện tất cả các khâu trong quá trình thực hiện các hoạt động học tập và đánh giá kết quả hoạt động của HS. HS chỉ tham gia thực hiện hoạt động học tập.

□ GV cùng HS xây dựng ý tưởng, lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động học tập và kiểm tra đánh giá.

□ HS chủ động lên ý tưởng, lên kế hoạch hoạt động, thực hiện hoạt động học tập, đánh giá kết quả thực hiện. GV chỉ là người định hướng, cố vấn cho HS trong quá trình HS thực hiện hoạt động.

Câu 5. Theo thầy/cô, việc thiết kế một HĐTN có khó không?

□ Rất khó □ Khó □ Bình thường □ Dễ

Câu 6. Khi tổ chức HĐTN trong quá trình dạy học, thầy/cô thường tổ chức dưới hình thức nào? (Có thể chọn nhiều lựa chọn)

□ Tổ chức tham quan dã ngoại □ Tổ chức sân khấu tương tác □ Hoạt động giao lưu, câu lạc bộ □ Tổ chức điều tra thực tiễn □ Hình thức tổ chức khác

Câu 7. Mức độ khó khăn thầy cô gặp phải khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm như thế nào? Nguyên nhân Mức độ Rât khó khăn Khó khăn Bình thường Năng lực xây dựng nội dung, chương trình

hoạt động trải nghiệm của giáo viên

Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên

Thời gian tổ chức

Tính tích cực chủ động của học sinh của học sinh

Kinh phí tổ chức

Cơ sở vật chất của nhà trường

Câu 8. Theo thầy/cô, những bài học như thế nào có thể áp dụng thiết kế và tổ chức HĐTN?

□ Bài học có chứa nội dung hay chủ đề mang tính ứng dụng, thực tiễn cao. □ Bài học chứa nội dung khó

□ Bài học nào cũng áp dụng được

Câu 9. Theo thầy (cô), hoạt động trải nghiệm là: (chọn 1 phương án trả lời)

□ Quá trình học tập của tự bản thân HS qua tiếp xúc trực tiếp với môi trường gia đình và ngoài xã hội.

□ Là hình thức tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tham quan dã ngoại. □ Là hoạt động ngoại khóa sau giờ lên lớp, nhằm bổ sung hỗ trợ các hoạt động học tập trên lớp.

□ Quá trình dạy học giữa GV và HS dựa trên mẫu vật, tranh ảnh.

□ Quá trình dạy học, trong đó, HS tiếp xúc trực tiếp với môi trường thực tiễn để chiếm lĩnh kiến thức bằng vốn kinh nghiệm bản thân dưới sự hướng dẫn, tổ chức của GV.

Câu 10. Theo thầy/cô có cần thiết phải hướng dẫn thiết kế kế hoạch và tổ chức HĐTN không?

□ Có cũng được, không có cũng được □ Không cần thiết

□ Rất cần thiết, cần phải được đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn cụ thể.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý thầy cô!

PHỤ LỤC 1.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

Bảng 1: Mức độ sử dụng HĐTN trong dạy học Sinh học ở trường THPT

Kết quả Số lượng

Mức độ

Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên

Số lượng 30 2 23 5

% 6,6 76,7 16,7

Bảng 2: Mức độ vận dụng dạy học trải nghiệm trong dạy học môn Sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông tỉnh quảng ninh​ (Trang 80 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)