Biên soạn nội dung chuyên đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông tỉnh quảng ninh​ (Trang 43 - 48)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1.Biên soạn nội dung chuyên đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm”

2.1.1. Nguyên tắc biên soạn nội dung chuyên đề học tập

Tham khảo nguyên tắc biên soạn tài liệu dạy học, nguyên tắc biên soạn nội dung các chuyên đề dạy học trong chương trình GDPT mới, vận dụng vào việc biên soạn nội dung chuyên đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm” chúng tôi áp dụng các nguyên tắc sau:

* Nguyên tắc 1: Đáp ứng mục tiêu dạy học

Dựa trên chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng, xác định mục tiêu chính của các chủ đề được thiết kế là phát triển được phẩm chất và năng lực học tập cho HS. Các hoạt động học tập không nhằm mục tiêu ghi nhớ kiến thức, mà chú trọng tới việc hình thành kiến thức, kỹ năng học tập cho HS bằng các tình huống thực tế và các kiến thức liên môn để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống đồng thời hệ thống hóa được kiến thức.

* Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính khoa học của nội dung kiến thức và đáp ứng yêu cầu của chương trình

Chương trình GDPT tổng thể và Chương trình các môn học đã được ban hành nhưng nội dung dạy học chi tiết, trong đó có nội dung các chuyên đề dạy học chưa được xây dựng. Vì thế, việc xây dựng nội dung chuyên đề dạy học cần bám sát theo định hướng của chương trình tổng thể và chương trình môn học, đảm bảo tính khoa học, hệ thống và đảm bảo tổng thời lượng của các môn học và các hoạt động giáo dục trong năm học, không ít hơn thời lượng quy định trong chương trình hiện hành

* Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính hệ thống

Khi thiết kế nội dung chuyên đề phải trình bày một cách khoa học, có sự logic giữa các phần với nhau

* Nguyên tắc 4: Đáp ứng được thực tiễn dạy học của địa phương và phù hợp với đặc điểm học sinh THPT

Trong quá trình giáo dục, HS là trung tâm, GV là người hướng dẫn, cố vấn định hướng để đảm bảo mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, mục tiêu đề ra phải phù hợp với điều kiện dạy học về cơ sở vật chất, về đặc điểm tâm sinh lí HS. Do đó, thiết kế nội dung chuyên đề học tập phải chú trọng đến điều kiện thực tiễn dạy học để đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và làm tăng hứng thú, phát triển các kỹ năng học tập cần thiết cho HS.

2.1.2. Quy trình biên soạn chuyên đề học tập

Căn cứ vào chương trình GDPT tổng thể, chương trình môn Sinh học mới ban hành năm 2018 và các điều kiện của nhà trường, đối tượng học sinh và sở trường của giáo viên, chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế chuyên đề học tập theo 6 bước (Hình 2.1).

Hình 2.1. Quy trình biên soạn chuyên đề học tập

Bước 6: Hoàn thiện tài liệu Bước 1: Xác định mục tiêu chuyên đề

Bước 2: Thu thập thông tin, tài liệu

Bước 3: Xử lí thông tin

Bước 4: Viết bản thảo

Bước 1. Xác định mục tiêu chuyên đề

Căn cứ vào nội dung và yêu cầu cần đạt của chuyên đề để xác định mục tiêu về kiến thức cần dạy, kỹ năng cần rèn luyện, năng lực cần hình thành và phát triển là những kiến thức nào [4]. Việc xác định mục tiêu này đôi khi diễn ra đồng thời với việc xác định các nội dung của chuyên đề.

- Về kiến thức: Trình bày về nội dung kiến thức mà HS sẽ học được thông qua chuyên đề.

- Về kĩ năng: Trình bày về những kỹ năng của HS được hình thành thông qua thực hiện các hoạt động học theo chuyên đề. Sử dụng động từ hành động để ghi các loại kỹ năng và năng lực mà HS được phát triển qua thực hiện chuyên đề.

- Về thái độ: Trình bày về những tác động của việc thực hiện các hoạt động học theo chuyên đề đối với nhận thức, giá trị sống và định hướng hành vi của HS.

- Các năng lực chính hướng tới: HS được học thông qua thực hành, sáng tạo và tạo ra sản phẩm học tập có ý nghĩa cho bản thân; có thể thiết kế, xây dựng, sáng tạo ra một sản phẩm hoặc thực hiện một việc nào đó. Các năng lực đọc, viết, toán học, khoa học,… được phát triển trong việc tạo ra sản phẩm học tập.

- Sản phẩm dự kiến: Mô tả rõ sản phẩm mà HS phải hoàn thành về nội dung và hình thức thể hiện (bài báo, bài trình chiếu, tập tranh ảnh, video, mô hình, sản phẩm thật, dụng cụ thí nghiệm, phần mềm,…); nêu rõ tên và yêu cầu của sản phẩm cùng với tiêu chí đánh giá sản phẩm.

Bước 2. Thu thập thông tin, tài liệu

Thông tin thu thập rất đa dạng, như một cuốn sách ở thư viện nhà trường, thư viện công cộng, tìm kiếm thông tin được lưu trữ ở các đĩa CD, DVD, tra từ điển, tìm kiếm tài liệu liên quan đến bài học trên mạng nội bộ, trên Internet, thông tin của các cơ quan, tổ chức (qua việc khảo sát thực tế, điều tra, thăm dò ý kiến bằng phiếu, phỏng vấn…). Tuy nhiên cần chú ý, thông tin nên tìm kiếm ở những nguồn đáng tin cậy để đảm bảo nội dung được chính xác. Chúng ta nên ưu tiên những thông tin có tính thực tiễn, gắn liền với cuộc sống hằng ngày hoặc có tính mới, tính thời sự.

Với những thông tin đã thu thập ban đầu, chúng ta sẽ thực hiện quá trình phân tích, phân loại thông tin chọn lọc, sắp xếp, biên tập thông tin cho phù hợp với mục tiêu chuyên đề. Đây là công việc bắt buộc nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng thông tin, tránh sự quá tải, nhiễu thông tin.

Bước 4. Viết bản thảo tài liệu

Dựa vào nguồn tư liệu đã có được ở bước 3, chúng ta viết bản thảo. Nội dung bản thảo đảm bảo tính logic chặt chẽ giữa các phần.

Bước 5. Xin ý kiến chuyên gia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi viết xong bản thảo, cần có sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia hoặc đồng nghiệp hoặc những người chuyên nghiên cứu về lĩnh vực liên quan đến nội dung chuyên đề.

Bước 6. Hoàn thiện tài liệu

Dựa vào ý kiến chuyên gia, chỉnh sửa nội dung để hoàn thiện tài liệu cho phù hợp.

2.1.3. Viết nội dung chuyên đề Vệ sinh an toàn thực phẩm”

2.1.3.1. Xác định mục tiêu chuyên đề

Chuyên đề này được xây dựng trên nền tảng tích hợp nhiều nội dung không chỉ trong lĩnh vực sinh học mà cả trong các lĩnh vực y tế, sức khỏe, xã hội. Đặc biệt nội dung liên quan trực tiếp tới chủ đề sinh học động vật, trong đó sinh lí người thuộc Sinh học 11 có tỉ trọng lớn. Học chuyên đề này học sinh cần huy động kiến thức đã học về vi sinh vật, sinh lí động vật, đặc biệt là sinh lí vệ sinh cơ thể người để giải thích các biện pháp sản xuất, bảo quản, sử dụng thực phẩm an toàn. Học sinh được thực hành triển khai dự án điều tra, tìm hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm ở địa phương [4].

2.1.3.2. Thu thập thông tin, tài liệu

Tham khảo các nguồn như: Các thông tin thu thập qua việc khảo sát thực tế, SGK Sinh học 11 hiện hành, các nguồn tin chính thống trên internet, các giáo trình vệ sinh an toàn thực phẩm [23], [6], [10], [29].

Với những thông tin đã thu thập về VSATTP, chúng tôi tiến hành lựa chọn, sắp xếp và xây dựng nội dung chuyên đề cấu trúc gồm 3 chương như sau:

Chương 1. Khái quát chung về vệ sinh an toàn thực phẩm 1.1. Một số khái niệm

- Thực phẩm

- Vệ sinh an toàn thực phẩm - Thực phẩm vệ sinh

- Thực phẩm an toàn

1.2. Vai trò của vệ sinh an toàn thực phẩm

1.2.1. Vệ sinh an toàn thực phẩm có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người

1.2.2. Vệ sinh thực phẩm tác động đến sự phát triển kinh tế và xã hội 1.3. Tác nhân gây mất ATVSTP

1.3.1. Tác nhân sinh học 1.3.2. Tác nhân hoá học 1.3.3. Tác nhân vật lý

1.4. Phân loại ô nhiễm thực phẩm.

1.5. Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta Chương 2. Ngộ độc thực phẩm

2.1. Ngộ độc thực phẩm là gì?

2.2. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm 2.3. Một số loại ngộ độc thực phẩm thường gặp 2.4. Một số dấu hiệu khi bị ngộ độc thực phẩm 2.5. Xử lí khi bị ngộ độc thực phẩm

Chương 3. Biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 3.1. Biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 3.2. Thực hành giữ vệ sinh an toàn thực phẩm

3.3. Yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Chương 4. Vệ sinh an toàn thực phẩm ở tỉnh Quảng Ninh

Dựa vào các tài liệu tham khảo đã thu thập, chúng tôi tiến hành viết bản thảo chuyên đề theo cấu trúc như trên.

2.1.3.5. Xin ý kiến chuyên gia

Sau khi viết bản thảo, chúng tôi xin ý kiến chuyên gia là bác sĩ chuyên ngành dinh dưỡng và giáo viên sinh học trường phổ thông về nội dung, bố cục của tài liệu.

2.1.3.6. Hoàn thiện tài liệu

Dựa vào ý kiến chuyên gia, chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thành tài liệu. Chúng tôi biên soạn tài liệu gồm 32 trang. Nội dung chi tiết của chuyên đề, chúng tôi trình bày trong phụ lục 6.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông tỉnh quảng ninh​ (Trang 43 - 48)