Hiệu quả sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 63 - 75)

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Doanh thu bình quân 1 thành viên 18,68 20,06 21,23

Lợi nhuận bình quân 1 thành viên 3,81 4,22 4,47

T

(Nguôn: Báo cáo hoạt động HTX trên địa bàn Nghệ An)

Qua bảng 3.10 cho thấy hiệu quả sử dụng lao động cũng có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2018, một thành viên tạo ra được 18,68 triệu đồng doanh thu, thì đến năm 2020 là 21,23 triệu đồng doanh thu. Lợi nhuận bình quân 1 thành viên

cũng tăng từ 3,81 đến 4,47 triệu đồng. Điều này phần nào phản ánh hiệu quả sử

dụng lao động này càng được nâng lên.

3.2.3.4. Chính sách hỗ trợ về khoa học công nghệ

Trong giai đoạn vừa qua, ƯBND tỉnh Nghệ An đã triển khai hồ trợ ứng dụng

công nghệ vào nông nghiệp, hỗ trợ HTX nông nghiệp vay vốn gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đà ban hành Quyết định

số 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 về chương trình cho vay khuyến khích phát triển

nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Theo đó UBND tỉnh Nghệ

An đã có văn bản gửi về các UBND cấp huyện, Liên minh HTX để hướng dẫn HTX

nông nghiệp vay vôn. UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyêt định sô 3765/QĐ- UBND, ngày 25/9/2019 Phê duyệt đề cương xây dựng Đề án Khu nông nghiệp ứng

dụng công nghệ cao tỉnh Nghệ An, đồng thời thực hiện các hội thảo ứng dụng công

nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp thông minh...

Trong giai đoạn 2018-2020, ƯBND tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các HTX, bao gồm cả HTX nông nghiệp ứng dụng CNC. Cơ chế hỗ trợ hướng trực tiếp vào đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong lĩnh

vực nông nghiệp, phát triển HTX nông nghiệp ứng dụng CNC tham gia liên kết chuỗi nông sản, hỗ trợ các HTX tập trung ruộng đất sản xuất nông nghiệp hàng hóa,

xây dựng logo, nhãn hiệu và in tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp

_

sạch...Đông thời, mở hội thảo vê các giải pháp ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản

xuât nông nghiệp thông minh như: Ung dụng nông nghiệp 4.0 trong trông trọt; ứng dụng di động mạng lưới giám sát sâu rây, quan sát xâm nhập mặn với công nghệ

4.0, canh tác lúa ứng dụng công nghệ 4.0. Triên vọng của mô hình chăn nuôi 4.0 và

/ \ 5 r ,

công nghệ tiên tiên phục vụ nuôi trông thủy sản bên vừng. Ung dụng Internet trong sản xuât nông nghiệp và thủy sản; công nghệ cải thiện môi trường nước nuôi trông

thủy sản... Tham gia hội thảo có các Sở KH và CN, Sở Nông nghiệp và PT nông thôn, các đại diện và thành viên cùa Liên minh HTX đồng thời các lành đạo, kỹ

thuật viên của các HTX nông nghiệp để học hởi và về triển khai tại HTX nông nghiệp nơi mình công tác.

5.2.5.5. Chính sách hỗ trợ về thị trường

Phát triển thị trường và hỗ trợ các HTX trong khâu tiêu thụ sàn phầm luôn là nội dung nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh bên cạnh các chính sách

hỗ trợ khác về vốn, về nhân lực. Thực tế có rất nhiều HTX nông nghiệp sản xuất tốt,

chất lượng sản phẩm nông sản cao nhưng lại không có đầu ra tiêu thụ, còn lúng túng trong việc đưa sản phẩm của mình ra thị trường, chính vi vậy, cần có sự kết nối,

giao lưu, hỗ trợ các HTX nông nghiệp để các HTX nông nghiệp giới thiệu được sản

phẩm của minh ra thị trường. Sau khi tiêu thụ được sản phẩm, chuồi sản xuất - tiêu

thụ được ổn định thì các HTX nông nghiệp mới có thể nâng cao năng lực sản xuất

kinh doanh, dân dân ôn định và có thê dân dân tự phát triên, tự phát huy năng lực của mình để hoạt động hiệu quả, bền vững.

Thời gian qua, ƯBND tỉnh Nghệ An, Liên minh HTX tỉnh Nghệ An cùng các ban ngành nhu Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương đà có nhiều hoạt động hỗ trợ để thúc đẩy, phát triển HTX nói chung và HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để thúc đẩy tiêu thụ nông sản

trên toàn địa bàn tỉnh. Điển hình như: Quyết định số 3396/QĐ-ƯBNDngày 6/8/2015

về phát triển sản xuất ngành Nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến 2020, tầm nhìn đến

2030; Quyết định số 72/2015/QĐ-ƯBND về chính sách hồ trợ các doanh nghiệp

trên địa bàn xây dựng và phát triển thương hiệu giai đoạn 2016 - 2020. ƯBND tỉnh

cũng đã phê duyệt: Đe án Xây dựng và Phát triển chuỗi cửa hàng nông sản sạch, an toàn gắn với hỗ trợ tiêu thụ hàng nông sản, thực phẩm cho khu vực họp tác xã, làng

nghề. Mục tiêu Đề án là phấn đấu giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 triển khai xây dựng và phát triển chuỗi mô hình cửa hàng nông sản, thực phẩm sạch,

an toàn nhằm hỗ trợ, kết nối và tiêu thụ các sản phẩm của hợp tác xã, trang trại, làng

nghề bảo đảm tiêu chuẩn.

HTX được hồ trợ tham gia các triển lãm trong và ngoài nước, tố chức các hội

chợ, triển làm giành riêng cho khu vực HTX; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất

xứ hàng hóa, xây dựng và triển khai đồng bộ cổng thông tin điện tử, sàn giao dịch

thương mại điện tử; Chính sách ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới: Hàng năm, tỉnh giành một phần kinh phí từ Quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ để hồ trợ các HTX đổi mới và ứng dụng công nghệ. Liên minh HTX phối hợp với

Sở Khoa học và Công nghệ, các Sở, ngành liên quan tham mưu trình ƯBND tỉnh quyết định; Chính sách tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: Thực hiện theo quy định của Chính phủ; (vi) Chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với HTX, LH HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp: Thực hiện theo Điều 25, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ;

Trên thực tê, Nghệ An có nhiêu sản phâm lợi thê của địa phương như cam Vinh, cá thu nướng Cửa Lò, mực khô Quỳnh Lưu...và nhiều sản phẩm mang tính

đặc trưng vùng miền khác nhau. Với chỉ dẫn địa lý, có tem truy xuất nguồn gốc rõ ràng, các sản phẩm như cam Vinh, hài sản đà từng bước tạo được niềm tin và trở

thành lựa chọn của người dân trong và ngoài tỉnh. Tỉnh cũng đã không ngừng nỗ lực

cải thiện môi trường kinh doanh, tập trung thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực chế

biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn. Nhiều công ty, doanh nghiệp lớn tiếp tục

chọn Nghệ An để xây dựng và hình thành chuỗi sản phẩm khép kín, vừa góp phần xây dựng thương hiệu nông nghiệp sạch, vừa tạo công ăn việc làm cho người dân. Đen nay, cả tỉnh có 182 sản phẩm nông nghiệp lợi thế trong các lĩnh vực nông nghiệp, tuy nhiên mới có 49 sản phẩm có đăng ký hoặc công bố tiêu chuẩn chất

lượng, 32 sản phẩm có đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Các cơ quan, sở ban ngành tinh Nghệ An cũng đang tiếp tục lựa chọn nhiều

kênh quảng bá sản phẩm đặc trưng tỉnh nhà đến với người dân trong và ngoài tỉnh. Ngoài các hội chợ được tố chức thường xuyên góp phần đưa sản phẩm nông nghiệp Nghệ An đến gần hơn với người tiêu dùng, tỉnh thường xuyên đẩy mạnh việc quảng bá, giới thiệu sản phấm đến với người dân. Qua các phương tiện truyền thông cuối năm 2019, UBND tỉnh Nghệ An cũng đà phối hợp Big c Vinh tổ chức Tuần lễ cam

Vinh và sản phẩm, đặc sản tỉnh Nghệ An tại Hà Nội, quy tụ 90 gian hàng của các HTX và doanh nghiệp. Tiếp đó, UBND tỉnh Nghệ An cũng đã tổ chức Lễ hội cam Vinh 2019 với chủ đề “Xứ Nghệ những mùa hoa vàng”. Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn cũng đà lựa chọn Nghệ An tố chức “Hội chợ nông nghiệp, các sản

phẩm OCOP các tỉnh miền Trung, sản phẩm xanh khu vực hợp tác xã, làng nghề

tỉnh Nghệ An năm 2019”.

Tính đến hiện nay, tỉnh có 300 hợp tác xã nông nghiệp sản phẩm hàng hoá,

có nhu cầu cao về liên kết chuỗi, do vậy các chuỗi sản phẩm tiêu thụ là rất cần thiết. Phát huy vai trò thúc đẩy, kết nối, Liên minh HTX tỉnh Nghệ An đã đẩy mạnh hỗ

trợ, tư vấn cho các đơn vị hợp tác xã, gắn sản xuất với đảm bảo môi trường, liên

doanh, liên kết với các siêu thị, cửa hàng..., góp phần đảm bảo đầu ra cho sản

phâm. Nghệ An đã xây dựng được nhiêu vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cho

công nghiệp chế biến, xuất khẩu, sản phẩm đa dạng ở tất cả các lĩnh vực nông, lâm, thùy sản như vùng nguyên liệu chè, cao su, lạc, sắn... Nghệ An cũng đã đặt ra mục

tiêu xây dựng 4 vùng nguyên liệu phát triển chuỗi giá trị. Vùng chiến lược thúc đẩy sản xuất nông sản an toàn ờ Vinh, Cửa Lò (rau an toàn, trứng gà); vùng chiến lược thúc đấy sản xuất nông sản có giá trị gia tăng cao: Thanh Chương, Anh Sơn, Tân

Kỳ, Quỳnh Lưu, Nam Đàn, TX Thái Hòa và vùng thúc đẩy sản xuất nông sản đặc

dụng: Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu (gừng, tởi, cây ăn

quả, chè, bò mông, lợn đen, gà đen).

Cuối năm 2020, Sở Công Thương tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp - Khai trương điểm giới thiệu và bán sản phẩm

OCOP” thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Đây là cơ hội để tăng cường sự

kết nối lâu dài với mục tiêu tạo mối gắn kết bền vững, lâu dài giữa nhà sản xuất và

nhà phân phối, tạo các chuỗi cung ứng hàng hoá hiệu quả.

3.2.4. Củng cốkiện toàn bộ máy quản Nhà nước đấi với kinh tế HTX nông nghiệp

Hiện nay, bộ máy quản lý nhà nước về HTX ở tinh Nghệ An bao gồm: UBND

tỉnh, các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, Sở KH& ĐT giúp ƯBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, HTX.

Thành lập Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể cấp tỉnh và huyện để thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo• • • đổi mới phát triển kinh 1 •tế tập1 • thể trên địa bàn tỉnh. Trách nhiệm cụ• • thể cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước được quy định như sau:

* Sở Kế hoạch Đầu tư:

- Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận đăng ký Liên hiệp HTX nông nghiệp

theo đúng quy định, đồng thời hướng dẫn phòng Tài chính - kế hoạch cấp huyện

thực hiện việc cấp giấy chứng nhận đăng ký HTX và ƯBND xã, phường, thị trấn thực hiện việc chứng thực hợp đồng hợp tác cho Tồ hợp tác theo đúng quy định của pháp luật.

- Chủ trì, phối họp với các Sở, ngành có liên quan tham mưu ƯBND tỉnh triền khai công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước

đối với các cơ quản quản lý nhà nước về HTX, Tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan để đề xuất, xây dựng cơ chế

chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh, tổng hợp nhu cầu và xây dựng kế hoạch hỗ trợ hàng năm về phát triển kinh tế tập thể, thực hiện các nội dung hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX theo Nghị quyết của HĐND tỉnh

- Tổ chức triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về

Luật HTX và các văn bản, chính sách có liên quan cho HTX và Tổ hợp tác theo kế

hoạch hàng năm. Chủ trì và phối hợp với liên minh HTX tỉnh, các Sở ngành liên quan, UBND cấp huyện rà soát, tổng hợp, đánh giá hoạt động của các HTX

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh về

chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển HTX.

- Chủ tri, phối họp với Sở NN và PTNT, liên minh HTX tỉnh tư vấn, hướng dẫn HTX tiếp cận các chính sách ưu đãi của trung ương và tỉnh

- Báo cáo hàng năm về kết quả đăng kí và tình hình hoạt dộng của HTX trên

địa bàn tỉnh, trình ƯBND tỉnh, Bộ KH&ĐT và các Bộ, ngành liên quan theo quy

định, đồng thời báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

* Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chù trì, phối họp với các Sở, ngành liên quan tham mưu ƯBND tỉnh ban

hành đề án, Chương trình, Kế hoạch nhằm củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX, tồ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Tổ chức triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về

Luật HTX và các văn bản chính sách có liên quan; đào tạo, bồi dường cho các bộ HTX nông nghiệp và Tổ họp tác trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch hàng năm; tư vấn trực tiếp cho các sáng lập viên HTX nông nghiệp chuẩn

bị thành lập; tồ chức cho các HTX nông nghiệp tham quan, học tập kinh nghiệm từ

các mô hình hoạt động hiệu quả để vận dụng vào phát triển sản xuất.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng, tồng kết và nhân

rộng mô hình HTX nông nghiệp, tổ họp tác trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, nhà máy chế biến, nông dân trong sản xuất

gắn với tiêu thụ nông sản.

- Tổ chức thực hiện và tạo điểu kiện hỗ trợ chuyên môn nhằm phát triển HTX nông nghiệp, Tổ hợp tác trong lĩnh vục nông nghiệp.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan đề xuất, xây dựng chính sách

hỗ trợ HTX nông nghiệp, tư vấn và hướng dẫn các HTX, tổ hợp tác tiếp cận các

chính sách ưu đãi của trung ương và của tỉnh.

- Thực hiện thông tin, báo cáo về kết quả đăng ký và tình hình hoạt động cùa

HTX nông nghiệp, tồ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, báo cáo và gửi các Sở liên quan, UBND tỉnh, Bộ ngành có liên quan, báo cáo đột xuất khi có yêu cầu

* Liên minh HTX tỉnh

- Liên minh HTX tỉnh bám sát và thực hiện tôt các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật HTX và theo Điều lệ đã được UBND tỉnh phê duyệt; đồng thời

làm tốt các nhiêm vu sau:

- Theo dõi, tông hợp, phản ánh kịp thời và tham mưu cho ƯBND tỉnh giải

quyết các vướng mắc của các HTX.

- Phối hợp với các huyện, thành, thị, với Sở Kế hoạch & Đầu tư, các Sở ngành liên quan trong việc thẩm định hồ sơ thành lập HTX, đảm bảo việc thành lập và tổ chức hoạt động đúng luật. Chủ trì, thẩm định, đánh giá việc thực hiện Tiêu chí 13 trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

- Là đầu mối tổng hợp, tham mưu giúp UBND tỉnh trong triển khai, thực hiện các chính sách cho khu vực HTX.

- Tham mưu cho ƯBND tỉnh xây dựng và tô chức thực hiện kê hoạch đào tạo,

bồi dưỡng đội ngũ cán bộ HTX. Phối hợp các huyện tổ chức bồi dưỡng kiến thức

phát triển kinh tế tập thể cho cán bộ chú chốt cơ sở.

Tổ chức thực hiện tốt công tác tư vấn cho các HTX, nhất là tư vấn về thực

hiện chính sách; tổ chức hoạt động của HTX.

Phối hợp với Sở kế hoạch Đầu tư chỉ đạo các huyện lập kế hoạch phát triển kinh tế tập thể dài hạn, hàng năm của tỉnh.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ về kết quả đăng kí và tình hình

hoạt động của HTX gửi các Sở Ban ngành, UBND tỉnh, Các Bộ, ngành liên quan và

báo cáo đột xuất khi có yêu cầu. * Sở Tài chính

- Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ quản lý tài chính đối với HTX, tổ họp tác theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 63 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)