Đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 91)

Thời gian tới cần đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ để làm tiền đề cho các HTX nông nghiệp trên địa bàn phát triển

* về đất đai, trụ sở làm việc:

Đề nghị cấp trên có những cơ chế ưu đãi cho HTX nông nghiệp trong việc

thuê đất sản xuất, kinh doanh,thực hiện miễn, giảm trừ tiền sử dụng đất theo các

quy định hiện hành. Chỉ đạo phòng Tài nguyên & Môi trường và UBND các xã đẩy

nhanh tiến độ giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với HTX. Phòng Tài nguyên & Môi trường: Phối hợp với UBND các xã, thị trấn quy hoạch quỹ đất, bố trí đất

xây dựng trụ sờ cho các HTX chưa có đất xây dựng trụ sở; hướng dẫn UBND các xã, HTX làm các thủ tục về giao đất, cho thuê đất sản xuất kinh doanh dịch vụ theo quy định và theo các chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển HTX theo Luật

HTX năm 2012 và các chính sách hồ trợ, khuyến khích phát triển Hợp tác xà trên

địa bàn.

Triển khai thực hiện nghiêm túc các chính sách ưu đãi, hồ trợ khuyến khích phát triển HTX theo luật HTX mới năm 2012; Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày

15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển

hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 và các ưu đãi; hỗ trợ theo quyết định số 2277/QĐ -

ƯBND ngày 12/8/2008 của UBND tỉnh Nghệ An về ban hành một số chính sách hồ trợ, khuyến khích phát triển Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.Trong đó tập trung chỉ đạo UBND các xã giao cho HTX quản lý diện tích các Ao, hồ đập và quỹ đất 5%; giao

cho HTX có khả năng tiếp nhận quản lý chợ cấp xã;giao cho HTX được thực hiện

các chương trình kinh tế trọng điếm, được thực hiện các chương trình mục tiêu,

chuyển giao KHKT; giao HTX được quản lý, duy tu, sửa chữa và xây dựng các công trình hạ tầng nông nghiêp nông thôn, giao thông, thủy lợi, các công trình phúc

lợi công cộng...Tổ chức giao cấp đất cho các HTX chưa có đất xây dựng trụ sở; đề nghị tỉnh tăng mức hỗ trợ kinh phí xây dựng trụ sở HTX. Giao cho HTX thực hiện

dịch vụ thủy lợi từ nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí.

- Bố trí kinh phí từ ngân sách xây dựng mới trụ sở làm việc HTX đối với các

HTX chưa có trụ sở; hiện tại tỉnh hỗ trợ xây dựng trụ sở HTX với mức 100 triệu đồng

đối với các xã đặc biệt khó khăn, 50 triệu đồng đối với các xã còn lại là quá thấp.

*về khoa học công nghệ:

Khuyến khích liên kết, hợp tác giữa các HTX nông nghiệp với nhau, giữa tố

hợp tác với hợp tác xã; giữa HTX nông nghiệp với các thành phần kinh tế khác đề

ứng dụng các tiên bộ khoa học công nghệ, tiêu thu nông sản, nâng dân năng lực

cạnh tranh của khu vực kinh tế tập thể. Tuyên truyền đẩy mạnh công tác khuyến

công trong nồng nghiệp, đấy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất; xây dựng mô hình

kinh tế có hiệu quả trong HTXnông nghiệp.

Tăng cường các giải pháp thiết thực hỗ trợ các hợp tác xã về khoa học - công

nghệ, vốn, nguồn nhân lực, thị trường... triển khai theo "mô hình thí điểm xây dựng

từ 1 đến 2 mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới", mô hình làm ăn hiệu quả; giao trách nhiệm chỉ đạo cho người đứng đầu, người phụ trách HTX nông nghiệp tại cấp

huyện, cấp xã.

Hàng năm hỗ trợ một phần kinh phí cho cấp huyện đề thực hiện các nhiệm

vụ tiếp thu và chuyền giao KHKT, xây dựng mô hình, xúc tiến thương mại, tìm

kiếm thị trường, nghiên cứu tham quan học tập, hội thảo, sơ kết, tổng kết...về lĩnh vực kinh tế tập thể. Để tạo điều kiện để các HTX nông nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phấm hàng hóa, dịch vụ bằng các giải pháp khoa học và công nghệhàng năm tỉnh hỗ trợ cho các HTX nông nghiệp, liên hiệp

HTX thực hiện ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, đặc biệt là trong sản xuất sản phẩm sạch, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, thiết kế mẫu mã, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

Ví dụ:

Hỗ trợ 01 lần cho 01 HTX 50% chi phí (nhưng không quá 150 triệu đồng/Oldự án) mua quyền sử dụng, quyền sở hữu: Bí quyết công nghệ; kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyến giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình

công nghệ, thiết kế kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản

vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu; giải pháp hợp lý hóa

sản xuất, đổi mới công nghệ; bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích; giống cây trồng; kiều dáng công nghiệp; sáng kiến; các tài liệu, kết quả nghiên cứu, sản phẩm

có liên quan trong nước và nước ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất của HTX

nông nghiệp.

+ Hỗ trợ 01 lần 20% kinh phí thực hiện các mô hình, dự án áp dụng công

nghệ mới tiên tiến, sản xuất sản phẩm sạch, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi

trường, tạo việc làm cho trên 200 lao động. Thời điểm hồ trợ sau khi mô hình, dự án

đã được xây dựng hoàn thành và khai thác có hiệu quả (mang lại lợi nhuận cho HTX, THT đạt trên 10% tổng vốn đầu tư dự án) trong ít nhất 01 năm, được cơ quan

có thẩm quyền thẩm định, đánh giá chất lượng, hiệu quả thực hiện (mức hỗ trợ

không quá 200 triệu đồng/01 mô hình, dự án).

Đề nghị hỗ trợ các HTX nông nghiệp có công nghệ sản xuất, chế biến hiện đại, công nghệ mới trong lĩnh vực nông lâm nghiệp được hỗ trợ theo tỷ lệ % giá trị thiết bị máy móc công nghệ xuất xưởng.

4.2.3. Tăng cường liên kết tiêu thụ sản phấm

- Đẩy mạnh công tác tiếp thị

Thời gian tới các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An cần đẩy mạnh

công tác tiếp thị và mở rộng thị trường; cần có chính sách hồ trợ HTX nông nghiệp

về xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường, tồ chức giới thiệu

và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho các HTX nông nghiệp. Đẩy mạnh liên doanh liên

kết giữa các HTX với nhau, giữa HTX nông nghiệp với doanh nghiệp để phát huy lợi thế theo nguyên tác hai bê cùng có lợi.

Tăng cường xúc tiến, hợp tác - liên kết - thị trường, khuyến khích HTX nông nghiệp tích cực đổi mới phương pháp quản lý, đổi mới công nghệ nhằm giảm chi phí sản xuất - nâng cao chất lượng sản phẩm - đa dạng hóa các sản phấm có giá trị

gia tãng cao. Có chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, xây dựng và triển khai cổng thông tin điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử

cho các hợp tác xã.

Kêt nôi với các trung tâm thương mại và hệ thông phân phôi sản phâm cho các hợp tác xã nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã dễ dàng tiêu thụ

sản phẩm, dịch vụ.

Chú trọng quan tâm từng bước hoàn thiện thị trường tiêu thụ sản phấm ở khu

5 A

vực nông thôn bao gôm: mạng lưới chợ nông thôn và hệ thông đại lý dịch vụ bán lẻ

nguyên vật liệu cho sản xuât và hàng tiêu dùng. Mở rộng phát triên thị trường với bên ngoài trên cơ sở tim kiếm đối tác ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm với các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp, cơ sở chế biến sản phẩm, nâng cao trình độ dự báo các nhu cầu thị trường để định hướng đúng loại sản phẩm hàng hóa

cần sản xuất cả về số lượng và chất lượng. Nâng cao khả năng cạnh tranh về chất

lượng và giá thành sản phấm. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm dịch vụ ra bên ngoài; tham gia các hội chợ triền lãm hàng nông - lâm nghiệp để quảng cáo giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ của HTX nông nghiệp.

- Tăng cường, mở rộng liên kết hợp tác với các đối tác

Thứ nhất, HTX nông nghiệp cần quan hệ tốt với các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp.

HTX nông nghiệpcần phát huy vai trò cầu nối kinh tế hộ với các doanh nghiệp và thị trường; tiếp nhận sự hỗ trợ của Nhà nước; đồng thời, giúp các doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động phục vụ hộ nông dân trên cơ sở hai bên cũng có lợi theo hình thức liên kết, liên doanh, đại lý, uỷ thác cung ứng vật tư sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới, cung cấp thông tin và bao tiêu sản

phấm. Các công ty thuỷ nông, Trung tâm khuyến nông, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y giúp các HTX bồi dưỡng, tập huấn kỹ thuật và hướng dẫn HTX tổ

chức dịch • vụ lĩnh • vực<fr mình đảm nhiệm đạt• hiệu quả cao; tạo điều kiện• để HTX

nông nghiệp tham gia các chương trinh, dự án khuyến nông, khuyến công.

Thứ hai, trong quan hệ với các HTX khác

Việc tăng cường mối liên kết kinh tế giữa các HTX nông nghiệp trong vùng cũng là một vấn đề quan trọng để nâng cao hiệu quả cảu các HTX nông nghiệp. Hiện nay các HTX nông nghiệp thường được tổ chức khép kín trong khuôn khổ địa

giới hành chính như thôn, xã... trong khi đó nhiều hoạt động chỉ có hiệu quả khi có quy mô đủ lớn và gắn bó với toàn vùng. Vì vậy khi HTX nông nghiệp phát triển thi sự liên kết giữa các HTX nông nghiệp trong vùng vì những lợi ích chung nảy sinh tự

tất yếu kinh tế - kỹ thuật như thuỷ lợi, bảo vệ thực vật... hay từ lợi ích kinh tế theo quy mô như tiêu thụ, chế biến sản phẩm nông nghiệp, cung cấp vật tư nông

nghiệp... là những hướng hêt sức quan trọng có ý nghĩa thiêt thực và nêu biêt tô chức thì hoàn toàn có thể thực hiện được.

Thứ ba, giải quyết tốt mối quan hệ với các doanh nghiệp tiêu thụ, cung ứng, các doanh nghiệp có liên quan khác

Đẩy mạnh phong trào liên doanh, liên kết giữa các HTX nông nghiệp với

nhau và giữa HTX nông nghiệp với các thành phần kinh tế khác và thông hợp đồng họp tác liên doanh, liên kết đã giúp cho các HTX nông nghiệp phát huy được tiềm năng thế mạnh sằn có của đơn vị mình như về đất đai, mặt bằng, nhà xưởng,về nguyên liệu, lao động có điều kiện để đầu tưđổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến

hiện đại. Đặc biệt cũng là môi trường làm cho cán bộ quản lý HTX nông nghiệp đổi mới tư duy kinh tế, năng động, sáng tạo hơn.

về liên doanh, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Tăng cường vai trò hỗ trợ của các cấp về liên kết, hợp tác cho các HTX nông nghiệp; hỗ trợ cho

HTX nông nghiệp trong việc phổ biến chính sách pháp luật đối với khu vực KTTT. Chú trọng thực hiện liên doanh, liên kết đa dạng trên cơ sở tôn trọng lợi ích của các bên như liên doanh liên kết giữa các HTX nông nghiệp với nhau và giữa các khu vực khác ngoài KTTT.

4.2.4. Tăng cường nguồn vốn hoạt động

Để hoạt động hiệu quả thì vốn là yếu tố đặc biệt quan trọng. Thực tiễn cho thấy, hiện nay, nhiều họp tác xã nông nghiệp có định hướng phát triển, đã xây dựng được phương án chuyển đổi nhưng khi triển khai lại gặp vướng mắc do thiếu kinh

phí. Hiện nay, để xây dựng kinh phí hoạt động thì các họp tác xã có thể huy động nguồn vốn góp từ các thành viên hay vay vốn của các Ngân hàng hoặc Quỹ tín dụng nhân dân. Tuy nhiên, với đa số thành viên là người nông dân như hiện nay thì việc huy động vốn góp từ phía các thành viên mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu

phát triển của hợp tác xã, còn lại muốn mở rộng phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, điều hành hoạt động quản lý điều hành trong họp tác xã thì số vốn huy động từ phía các thành viên chắc chắn không đáp ứng được. Trong khi đó, việc vay

vốn từ phía các ngân hàng, các tổ chức tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn vì các

ngân hàng vẫn yêu cầu những cơ chế, thủ tục ngặt nghèo, gây khó khăn cho người nông dân và hợp tác xã.

Chính vì vậy, để đáp ứng nguồn vốn cho các hợp tác xã trong thời điểm cần gấp

rút hoàn tất chuyển đổi, tổ chức lại họp tác xã hiện nay đòi hởi các địa phương cần xây

dựng phương án hỗ trợ nguồn vốn hiệu quả, dễ dàng hơn cho các họp tác xã.

về vấn đề này, hiện nay tại Nghệ An, Liên minh Họp tác xã Hà Nội đã xây dựng đề án, tham mưu với ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Quỹ hỗ trợ phát triển họp tác xã. Mặc dù đã có cơ sở pháp lý cho việc thành lập Quỹ này (Quyết định 246/2006/QĐ-TTg ngày 27/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xà) nhưng trên thực tế lại chưa được triển khai rộng rãi tại các địa phương do địa bàn thành phố Nghệ An rộng lớn.

Đây được xem như là một giải pháp “cứu cánh” để giải quyết khó khăn về vốn cho khu vực kinh tế tập thể, giúp đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...Các hợp tác xã có thêm điều kiện để đầu tư vào những dự án mang tính đột phá hướng về nông nghiệp, nông thôn, áp dụng những tiến bộ và chuyền giao công nghệ phù họp. Mô hình Quỹ hỗ trợ phát triển Họp tác xã thực sự là mô hình hỗ trợ vốn hoạt

động cho hợp tác xã cỏ triển vọng và cần nhân rộng mô hình này một cách đồng bộ tại các địa phương trên địa bàn Nghệ An trong thời gian sắp tới.

- Đề nghị với Nhà nước và Liên minh HTX tạo điều kiện cho các HTX vay được• 2vốn với lãi xuất ưu đãi, • • hỗ trợ kịp1 thời việc thực • • hiện các• • 1dự án phát triển kinh

doanh. Thực hiện các chính sách ưu đãi (kế cả ưu đãi về thuế) theo quy định của Nhà nước.

Tổ chức giao cấp đất cho các HTX chưa có đất xây dựng trụ sở; bố trí vốn

của các Chương trình, dự án để giao cho HTX tổ chức thực hiện (vốn hỗ trợ PTSX của CT giảm nghèo bền vững, vốn hỗ trợ sản xuất của CT Nông thôn mới; kinh phí cấp bù do miễn thủy lợi phí...).

Tập trung hỗ trợ tài chính từ các nguồn, lồng ghép với chính sách thực hiện

Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu

Quốc gia giảm nghèo bền vững và tạo điều kiện cho HTX được thực hiện các chính

sách này thông qua các thành viên HTX được thực hiện. Chỉ đạo HTX có đủ điều kiện• • • • • • thực hiện tín dụng nội bộ.

Chỉ đạo các ngành ngân hàng, tín dung thực hiện thủ tục cho vay vốn cho

HTX theo chính sách mới. Tổ chức hỗ trợ về đào tạo, tín dụng, tố chức cung ứng

vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho các họp tác xã, hộ xà viên.

Bố trí một phần ngân sách hàng năm để hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ tiếp

thu và chuyển giao KHKT, xây dựng mô hình HTX, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, nghiên cứu tham quan học tập HTX nông nghiệp kiểu mới, hội thảo, sở kết, tồng kết.

Đe nghị nâng mức hỗ trợ thành lập món HTX lên 20 triệu đồng/01 HTX thành

lập mới và 10 triệu đồng đối với các HTX hợp nhất, sát nhập. Đề nghị hỗ trợ HTX môi trường thu gom rác thải được trang bị cấp xe ô tô chuyên dùng thu gom rác thải hoặc

hỗ trợ bằng tiền theo tỳ lệ xe ô tô chuyên dùng mua mới và hỗ trợ đầu tư xây dựng

công trình xử lý rác thải (lò đốt rác thải rắn) thông qua HTX thực hiện. Đe nghị UBND tỉnh chỉ đạo và bố trí lồng ghép vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, các

Chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội nên giao cho các HTX được tố chức

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)