Bên cạnh việc chuyển đổi HTX nông nghiệpthì cần có những biện pháp hỗ
trợ để HTX nông nghiệp phát triển hiệu quả. Theo đó, ƯBND tỉnh thực hiện các
biện pháp tạo điều kiện để hỗ trợ HTX nông nghiệp nhu sau:
3.2.3.1 .Chính sách đất đai
Nhận thức được tầm quan trọng của đất đai, là nguồn lực chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp, ƯBND tỉnh luôn chú trọng công tác chính sách đất đai, coi đây là
động lực quan trọng cho phát triển các HTX nông nghiệp.
Để hỗ trợ cho các HTX về đất đai, tỉnh đã lập quy hoạch khu vực sản xuất,
tạo điều kiện đế các HTX được thuê đất tại các khu, cụm công nghiệp; ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư, giảm tiền thuê đất, ưu đãi về thuế đất ở mức tối đa đối với các HTX mới thành lập; có chính sách ưu đãi riêng đối với các HTX nông nghiệp, HTX trồng và khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.
Trong giai đoạn trước 2017 tỉnh Nghệ An đã thực hiện rà soát và hoàn thành việc
giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định cho các HTX đã có đất làm trụ sờ, đất kinh doanh, nhà kho, bến bãi. Sở Tài nguyên & Môi trường chỉ đạo các huyện và• ư • các đơn vị• thuộc sở • thực • hiện. Các• HTX đã cơ bản hoàn thành hồ sơ, thú tục theo đúng quy định; Những HTX chưa có đất làm trụ sở, đất làm nơi
SXKD: ƯBND các huyện rà soát, chỉ đạo các xã tiến hành quy hoạch đất cho các
HTX. Việc quy hoạch, bố trí đất cho các HTX, nhất là nơi SXKD phải thuận lợi để tạo điều kiện cho HTX giao dịch, hoạt động; Đối với các HTX hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, thực hiện chính sách giao đất làm trụ
sở, nhà kho không thu tiền sử dụng đất, do đó, các địa phương cần sử dụng đất công ích hoặc đất thu hồi của các tố chức khác giao cho HTX, đồng thời đảm bảo các
HTX hoạt động và giao dịch thuận lợi;
3.2.3.2. Chỉnh sách hỗ trợ tín dụng
Vốn là tiền đề quan trọng để bất kỳ một tổ chức nào đi hoạt động sản xuất kinh doanh, đối với HTX nông nghiệp cũng vậy. Thực tế hiện nay, theo Luật HTX
năm 2012 thì theo co chế thị trường, HTX nói chung và các HTX nông nghiệp hoạt
động và phát triền không khác gì doanh nghiệp, theo đó vốn HTX nông nghiệp đầu
tiên là được góp vốn từ xã viên, vốn tích lũy được của HTX, vốn hỗ trợ từ Nhà nước, ngoài ra HTX nông nghiệp có thể huy động vốn qua các tổ chức tín dụng, qua
các quỹ tín dụng Nhân dân, hoặc vay vốn các tổ chức khác.
Thực tế việc tăng cường vốn hỗ trợ HTX nông nghiệp nói riêng và HTX nói chung cũng được Chính phủ quan tâm, đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương
5 Khóa IX về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, theo đó Chính phủ giao đẩy mạnh triển khai chính sách hỗ trợ HTX tiếp cận vốn theo quy định tại Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 cùa Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ
về chính sách tín dụng phục vụ phát triền nông nghiệp, nông thôn; Đồng thời, tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ HTX tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng phục vụ
sản xuất, kinh doanh.
Trong những năm qua, ƯBND tỉnh Nghệ An đà có những chính sách quan tâm nhất định đến việc hồ trợ vốn cho HTX nói chung và HTX nông nghiệp phát triển, theo đó Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Nghệ An được UBND tỉnh thành lập
ngày 28/9/2018 để hỗ trợ HTX nói chung và HTX nông nghiệp phát triển thông qua thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất nhằm giúp các HTX giải
quyết khó khăn về vốn trong việc có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Nghệ An chỉ đạo các
ngân hàng thương mại trong tỉnh thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định
số 41/2010/NĐ/CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện đúng quy định về cơ chế đảm bảo tiền
vay; HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, địa bàn nông thôn; đối mới công
nghệ, mở rộng thị trường, xây dựng các mô hình mới; Các huyện, các ngành ưu tiên
cho các HTX được vay vôn từ Quỹ quôc gia giải quyêt việc làm đê mở rộng ngành nghề, tạo việc làm mới trong khu vực HTX; Khuyến khích và tạo điều kiện cho các
HTX có đù điều kiện, năng lực mở dịch vụ tín dụng nội bộ để thu hút vốn trong xà
viên để vừa hoạt động SXKD, vừa giúp xã viên giải quyết khó khăn về vốn trong
hoạt động của mình; Tỉnh cũng thi hành chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX:Đối với các HTX hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp: Nâng
mức hỗ trợ thành lập mới cho các HTX nông nghiệp từ 20 triệu hiện nay lên mức 40
triệu/HTX; Các HTX môi trường được hỗ trợ như các HTX lĩnh vực nông nghiệp; Đối với HTX trong lĩnh vực TTCN: hỗ trợ thành lập mới 30 triệu đồng/HTX; Đối
với các HTX khác: Hỗ trợ thành lập mới 20 triệu đồng/ HTX;
Hoạt động hổ trợ tín dụng sẽ đáp ứng nhu cầu về vốn của các cơ sở kinh tế
hợp tác, xã viên và người lao động; giúp các HTX, Liên hiệp HTX có điều kiện đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị, sản phẩm, nâng cao hiệu
quả sản xuất, kinh doanh; đồng thời giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho hàng trăm ngàn thành viên và người lao động, tạo thêm nhiều việc làm mới cho lao động
nông thôn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế tập thể tại địa
phương.Thời gian qua, Quỹ Hỗ trợ phát triến HTX Nghệ An phối hợp với Ngân
hàng Chính sách tổ chức tập huấn cho các đối tượng có nhu càu vay vốn nguồn quỹ; tiếp nhận hồ sơ, lựa chọn đơn vị để thực hiện quy trình kiểm tra, thẩm định cho vay.
Hàng năm, quỹ sẽ giải ngân và kiềm tra việc thực hiện nguồn vốn cho vay.
Tình hình vốn quỹ của các HTX nông nghiệp trước khi chuyến đối theo Luật
2012 vẫn chủ yếu dựa vào kết quả thu nợ, thu từ quỹ đất thuộc quyền quản lý của
HTX nông nghiệp và tranh thủ sự trợ cấp của Nhà nước cho các công trình hoặc xây dựng các công trình phục vụ sản xuất. Nhưng hiện nay, các HTX nông nghiệp hoạt
động theo Luật HTX thì nguồn vốn của HTX gồm: Nợ phải trả (nguồn vốn đi vay) và nguồn vốn chủ sở hữu.
Bảng 3.5. Cư câu nguôn vôn bình quân của các HTX nông nghiệp
ĐVT: triệu đồng
X
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
SỐ tiền Tỷ trọng SỐ tiền Tỷ trọng SỐ tiền Tỷ trọng Tổng nguồn vốn bình quân 834 100% 952 100% 986 100% Vốn chủ sở hữu 684,42 82,07% 780,41 81,98% 794,46 80,57% Vốn vay bình quân 149,57 17,93% 171,58 18,02% 191,53 19,43%
(Nguôn: Báo cáo hoạt động HTX trên địa bàn Nghệ An)
về vốn vay, nhiều HTX nông nghiệp đã được tiếp cận vốn vay ngân hàng,
bên cạnh vay từ Quỹ hỗ trợ HTX thì các HTX nông nghiệp cũng được tiếp cận vốn vay từ các tố chức tín dụng.UBND tỉnh Nghệ An cũng đã tăng cường khuyến khích
các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh thực hiện theo Nghị định số 116/2018/NĐ-CP
ngày 07/9/2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện cho các HTX tiếp cận vốn vay. Nguồn vốn vay hiện nay chiếm khoảng 17,93% vào năm 2018 và tăng lên 19,43% vào năm 2020.
Như vậy tỷ lệ vốn vay cũng ở mức trung bình, không thấp và cũng không quá cao.
về nguồn vốn chủ sở hữu: Trong nguồn vốn chủ sở hừu, nguồn vốn kinh
doanh chiếm tỷ lệ lớn nhất, nguồn vốn kinh doanh gồm: vốn góp xà viên, vốn tích
lũy và các nguồn vốn khác.Khi thực hiện chuyển đổi các HTX đang hoạt động hiện
nay sang mô hình tổ chức và hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012, đối với các khoản vốn cổ phần do xã viên đóng góp khi vào HTX được xác định cụ thể theo
từng thời kỳ và giải quyết trả lại cho những người không tham gia vào HTX hiện nay. số xã viên và người lao động tiếp tục tham gia HTX thì tiếp tục coi đó là vốn
góp cổ phần, cấp giấy chứng nhận cho từng cá nhân góp vốn. Trường hợp không xác định được cụ thể do thời gian quá lâu, hệ thống sổ sách không có để chứng minh thì đưa ra Đại hội xã viên cũ để xin ý kiến đưa vào tài sản không chia và giao
lại cho HTX tiếp tục quản lý, sử dụng vào hoạt động SXKD của HTX.
Đối với các khoản tài sản và vốn được hỉnh thành bằng nguồn hỗ trợ của Nhà
nước và của các tô chức cho HTX qua các thời kỳ thì đưa vào tài sản, vôn không chia và giao cho HTX tiếp tục quản lý, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh cùa HTX. Đối với các HTX yếu kém thì thực hiện giải thể theo quy định, thì khoản này trong thời gian thực hiện giải thể, ƯBND xã tạm thời quản lý, sau khi thành lập
được HTX mới thì giao lại cho HTX quản lý, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Định kỳ 6 tháng và cuối năm, báo cáo cho HĐND và ƯBND xã việc quản
lý, sử dụng và bảo tồn khoản tài sản và vốn đó.
Đối với các khoản công nợ khi chuyển đồi: UBND các huyện, thành, thị chỉ
đạo ƯBND các xã, phường, thị trấn và các HTX rà soát, phân loại cụ thể các khoản công nợ của các HTX, nhất là các HTX được thành lập trong thời kỳ bao cấp. Bám sát các quy định tại Quyết định số 46/2000/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ để
xử lý. Đối với các HTX nông nghiệp, ngoài thực hiện theo quyết định đó, còn thực
thiện theo các quy định của Thông tư liên tịch số 74/2008/TTLT/BTC-BNN ngày
14/8/2008 của Liên bộ; Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính trong HTX nông nghiệp. ƯBND các xã,
phường, thị trấn theo chức năng của mình, giúp các HTX trong giải quyết, thu hồi các khoản nợ khó đòi, đối tượng nợ dây dưa, chây ỳ.
Bảng 3.6. Cư cẩu nguồn vốn chủ sở hữu bình quân
của các HTX nông nghiệp
ĐVT: Triệu đồng
(Nguôn: Báo cáo hoạt động HTX trên địa bàn Nghệ An)
Nhìn chung, tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn
của các HTX nông nghiệp trên địa bàn Nghệ An, thường chiếm khoảng trên 80%.
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
SỐ tiền Tỷ trọng SỐ tiền Tỷ trọng SỐ tiền Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu 684,42 100,00% 780,41 100,00% 794,46 100,00% Vốn góp của xã viên 565,19 82,58% 651,95 83,54% 658,29 82,86% Vốn tích lũy 72,14 10,54% 88,50 11,34% 83,89 10,56% Vốn khác 47,09 6,88% 39,96 5,12% 52,28 6,58% 49
Cụ thê, năm 2018 là 82,07% và đên năm 2020 là 80,57%. Như vậy, trong giai đoạn
này vốn chủ sở hữu bình quân/HTX nông nghiệp có xu hướng giảm về tỷ trọng. Tuy nhiên, xét về số tuyệt đối thì vốn chủ sở hữu bình quân tăng lên qua các năm, nếu như năm 2018 là 684,42 triệu đồng thì đến năm 2020 là 794,46 triệu đồng.
Trong cơ cấu vốn chủ sở hữu bình quân thì chủ yếu là vốn góp cùa xã viên,
chiếm trên 80%.HTX nông nghiệp mới thành lập xã viên có góp vốn điều lệ nhưng
việc góp vốn không được tính toán cụ thể để xác định vốn tối thiểu mà từng HTX, mỗi xã viên góp từ 1- 20 triệu đồng, quy mô HTX từ 10- 50 xã viên, nhừng HTX nông nghiệp này không có vốn tích lũy nên vốn hoạt động ít, kinh doanh dịch vụ rất khó khăn. Còn lại là vốn tích lũy từ lợi nhuận chưa phân phối, vốn được tài trợ...Bên cạnh đó, hiện nay là đa số các HTX nông nghiệp đều không đóng góp
thêm vốn kể cả làm ăn có lãi và thua lỗ. Để có vốn hoạt động, đa số các HTX nông nghiệp thường bán đất thuộc quyền sở hữu của HTX nông nghiệp, tuy nhiên thì tỷ
lệ nguồn vốn này tương đối thấp.
về tài sản, trước đây, cơ sở hạ tầng nông thôn của các xã trong tỉnh do
UBND địa phương, thường là cấp xã quản lý như: Hệ thống thủy lợi, cầu cống,
mương máng, đường xá, sân kho, nhà trẻ mẫu giáo... Những công trình này do Nhà
nước và nhân dân đóng góp xây dựng. Từ khi có Luật HTX thì toàn bộ tài sản trên được định giá lại và được chia làm 2 loại: Loại tài sản không chia đó là tài sản do
UBND xã quản lý. Loại tài sản phải chia đó là tài sản được chia binh quân cho cổ
phần xã viên. Mỗi hộ gia đình cử một người làm đại diện xã viên HTX.
Tài sản của HTX vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An bao gồm:
- Tài sản cố định: Giá trị tài sản cố định của các HTX nông nghiệp chủ yếu nằm trong hệ thống thủy lợi (kênh, mương, trạm bơm, cầu cống), đường xá nội đồng, trụ sở của HTX...Tài sản cố định của HTX được hình thành chủ yếu từ tài
sản của thôn chuyền giao được UBND các cấp xã, phường, thành phố trên địa bàn tỉnh Nghệ An giao khoán để bảo tồn vốn. Đến nay nhiều HTX nông nghiệp không
những đã bảo tồn được tài sản mà còn làm tăng giá trị tài sản mới hàng chục triệu
đồng, tiêu biểu là HTX nông nghiệp Nghi Lâm, xà Nghi Lâm (Nghi Lộc); HTX
nuôi trông thủy sản Lộc Thủy, xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu); HTX dịch vụ nông nghiệp Lam cầu tại xã Quỳnh Thạch (Quỳnh Lưu), HTX dịch vụ nông nghiệp Văn
Sơn, xã Văn Sơn (Đô Lương)... Nguyên nhân chủ yếu cùa sự tăng tài sản cố định là các HTX nông nghiệp thường xuyên thực hiện các hoạt động nâng cấp, bồi dưỡng
các hệ thống kênh mương, hệ thống nội đồng, cầu cống... Khi có điều kiện các HTX nông nghiệp thường tiến hành xây dựng mới các công trình giao thông, thủy
lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Tài sản lưu động: Giá trị tài sản lưu động gồm tiền (bao gồm cả tiền mặt và
tiền gửi ngân hàng); Các khoản phải thu (gồm phải thu khách hàng, hộ xã viên, phải
thu khác như tạm ứng chưa thu hồi, trả trước người bán...); Hàng tồn kho; Tài sản
cố định khác: Chi phí trả trước, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chi phí quản lý dở dang.
ĐVT: Triệu đồng
Hình 3.1. Quy mô tài sản bình quân/HTX nông nghiệp tại Nghệ An
(Nguồn: Báo cáo hoạt động HTX trên địa bàn Nghệ An)
Năm 2018, quy mô tài sản bỉnh quân của 1 HTX nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh Nghệ An là 834 triệu đồng/HTX. Sang năm 2019, tổng tài sản bình quân là 952 triệu đồng - tăng lên 118 triệu so với năm 2018. Đen năm năm 2020 là 986 triệu
đồng, tăng lên 84 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, quy mô tài sản binh quân có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2018-2020, phần nào phản ánh sự phát triển về quy mô của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
000% 020% 040% 060% 080% 100% 120%
■ Tỷ trọng vốn cố định bình quân/HTX "Tỷ trọng vốn lưu động bình quân/HTX
Hình 3.2. Cư câu tài sản bình quãn/HTX nông nghiệp tại Nghệ An
(Nguồn: Báo cảo hoạt động HTX trên địa bàn Nghệ An)
Xét về cơ cấu, nhìn chung vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn khoảng trên 70%
đến gần 80%, còn tỷ trọng vốn lưu động bình quân/HTX nông nghiệp chỉ chiếm trên 20%. Nói chung, giá trị tài sản lưu động của các HTX nông nghiệp còn nhở,
chiếm tỷ lệ thấp so với tổng tài sản của HTX nông nghiệp.
Hiện nay, đất đai trở nên khan hiếm, có giá trị và nhiều hộ nông dân sản xuất giỏi muốn đấu thầu để sản xuất nông nghiệp hay làm trang trại trên mảnh đất đó thì
HTX nông nghiệp đã tổ chức đấu thầu cho hộ, xã viên có nhu cầu. Tiền thu được do
bán đất được đưa vào quỹ HTX nông nghiệp để chi dùng cho việc chung trong đó