1.3.1.1. Kỉnh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp của tỉnh Sơn La
Trong giai đoạn 2016-2020, diện tích cây ăn quả tại tỉnh Sơn La tăng từ 22
ngàn ha lên 58 ngàn ha. Sơn La trở thành một điểm sáng, một hiện tượng trong
nông nghiệp của cả nước, đồng thời HTX nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Tính đến năm 2020, toàn tinh có 661 HTX, 258 tổ HTX, với tổng số 31.499
thành viên, hoạt động trên các lĩnh vực, gồm: Nông, lâm, thủy sản; công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, xây dựng, tín dụng, thương mại, dịch vụ du lịch, quản lý chợ, vận tải.
Trong 144 chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn cùa toàn tỉnh, có 123 chuỗi của các HTX, gồm: 16 chuồi rau an toàn, 82 chuồi cung ứng quả an toàn, 6 chuỗi
chè và cà phê, 2 chuỗi cung ứng thịt gà, 14 chuỗi thủy sản, 3 chuỗi mật ong.
Làm được điêu này, trong nông nghiệp, tỉnh Sơn La đặt ra 3 nội dưng rât
trọng tâm: Mục tiêu phát triển của Sơn La là thúc đẩy phát triển xanh, xây dựng phát triển xanh và bền vững; Sơn La lần đầu tiên đưa vào nghị quyết: Nông nghiệp
của Sơn La tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; nhấn mạnh nông nghiệp hữu cơ. Sơn La tiếp tục khẳng định sản phẩm của Sơn La phải có uy tín, chất lượng và dứt khoát
phải sạch.
Đặc biệt là tỉnh đã nghiên cứu kỹ lưỡng địa hình, thổ nhường của địa phương và chọn ra loại cây trồng trọng tâm. Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành kết luận phát
triển cây ăn quả trên đất dốc, nội dung trọng tâm là ứng dụng công nghệ cao. Khó khăn là vốn ít, mà đã là phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì phải có nhà kính, nhà lưới, hệ thống tưới tiêu. Sau đó, tỉnh Nam Định vẫn quyết định ứng dụng công nghệ cao, đã ứng dụng thì có mức độ. Nếu đưa ra một qui chuẩn cao quá
thì dân không theo được. Tại thời điểm đó, tỉnh đã phối hợp cùng Học viện Nông nghiệp đà có mô hình ghép mắt cải tạo cây. Sơn La chọn đây là một thành tựu
KHKT để đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp.
1.3.ỉ.2. Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp của tỉnh Hoà Bình
Thời gian qua tại tỉnh Hòa Bình đà có những biến chuyến mạnh mẽ trong
phát triển ngành nông nghiệp, đặc biệt là HTX nông nghiệp. Tỉnh đã ra kế hoạch số: 148/KH-UBND vào năm 2018 về việc Phát triển hợp tác xã ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đến 2020, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Theo đó,tỉnh định hướng phát triển các họp tác xã nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các
họp tác xã nông nghiệp, góp phần thực hiện thành công Đe án phát triển 15.000 họp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 và Ke
hoạch số 6355/KH-BNN-KTHT ngày 17/8/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Kế
hoạch “Phát triển hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ
nông sản đến 2020”.
Tỉnh Hòa Bỉnh đã thực hiện một số hoạt động để phát triển HTX nông
nghiệp như:
-Đây mạnh công tác tuyên truyên vê Luật hợp tác xã năm 2012 và các văn
bản hướng dẫn thực hiện. Tuyên truyền vị trí và tầm quan trọng của công nghệ cao, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành và địa phương về phát triển ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.
- Đẩy mạnh thông tin thị trường công nghệ, thị trường sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các điển hình, kinh nghiệm hay, cách làm tốt trong ứng
dụng nông nghiệp công nghệ cao ở hợp tác xã.
- Thực hiện lồng ghép trong các chương trình tuyên truyền về nông nghiệp công nghệ cao và chương trình tuyên truyền về họp tác xã nông nghiệp; gắn với thi đua khen thưởng trong phong trào thi đua về đổi mới, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và
xây dựng nông thôn mới (theo Quyết định số 1480/QĐ-UBND ngày 11/8/2017 của ủy ban nhân dân tỉnh).
- Hỗ trợ tư vấn và đào tạo, bồi dưỡng:
+ Tư vấn về ứng dụng công nghệ cao trong hợp tác xã nông nghiệp; hoàn
thiện phương án sản xuất kinh doanh và xây dựng dự án ứng dụng công nghệ cao.
+ Đào tạo, bồi dường kiến thức quản trị hợp tác xã, xây dựng và thực hiện có
hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh gắn với công nghệ cao được ứng dụng.
+ Đối tượng tư vấn và đào tạo, bồi dưỡng: Hội đồng quản trị, thành viên và nông dân liên kết với hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Các chính sách và nguồn hỗ trợ: Chính sách hỗ trợ họp tác xã quy định tại Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thú tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trinh hỗ trợ phát triển họp tác xà giai đoạn 2015-2020 và các văn bản hướng dẫn (Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính; Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/06/2016 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT). Nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn.
1.3.1.3. Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp của tỉnh Nam Định
Toàn tỉnh Nam Định tính đến năm 2020 có 447 HTX và quỹ TDND đang
hoạt động, trong đó lĩnh vực nông nghiệp có 344 HTX, bao gồm 288 HTX chuyên
ngành trông trọt; 6 HTX diêm nghiệp; 17 HTX thủy sản; 11 HTX chăn nuôi; 22 HTX tổng hợp (Theo báo cáo của Liên minh HTX tỉnh Nam Định, 2020).
Các HTX nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh đổi mới được phương thức hoạt
động, nhiều HTX đã chủ động mở rộng thêm các hoạt động dịch vụ để hỗ trợ, nâng cao thu nhập cho kinh tế hộ gia đình thành viên.
Đe thúc đẩy các mô hình liên kết sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị sản
phẩm, trong 3 năm (2018, 2019, 2020), Liên minh HTX tỉnh Nam Định đã xây
dựng các mô hình sản xuất gắn với chuồi giá trị sản phẩm chủ lực. Bằng hình thức cử các chuyên gia về tư vấn trực tiếp, tổ chức tập huấn kỹ năng, kiến thức cho thành viên và hỗ trợ kinh phí gần 1 tỷ đồng để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, kết quả đã xây dựng thành công 3 mô hình gồm: HTX sản xuất, kinh doanh dịch vụ nông
nghiệp Toàn Thắng (Hải Hậu) với mô hỉnh chuỗi giá trị gạo đặc sản “Tám xoan bao
tử”; HTX sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nuôi trồng thủy sản Xuân Hòa xây dựng chuỗi giá trị cá lăng; HTX dịch vụ nông nghiệp và cơ khí Xuân Tiến với mô hình chuỗi giá trị cho sản phẩm bánh đa nem và mì gạo, phát triến sản phẩm làng nghề truyền thống Kiên Lao (Xuân Trường). Bên cạnh đó, tỉnh Nam Định đã xây dựng
được hơn 20 mô hình HTX sản xuất nông nghiệp hoạt động hiệu quả gắn với chuỗi giá trị. Điển hình như: HTX nông nghiệp Nghĩa Bình (Nghĩa Hưng), HTX cựu
chiến binh Vạn Xuân Trường (Vụ Bản) với mô hình gạo thảo dược hữu cơ; HTX
chăn nuôi Yên Lợi (Ý Yên) với chuỗi “Thịt lợn sạch Nam Sơn”; HTX nông nghiệp
Nam Cường (Ý Yên) với mô hình sản xuất rau an toàn theo công nghệ Nhật Bản; HTX thanh niên Tân Tiến (Ý Yên) với chuỗi rau an toàn chất lượng cao; Chuồi chế
biến thùy hải sản của HTX thủy sản Hải Điền, HTX Tiến Đạt (Hải Hậu); Chuỗi sản xuất miến dong cùa HTX Liên Minh (Hải Hậu); Chuỗi trồng và chế biến nấm của
HTX Linh Phát (Hải Hậu), HTX Tuấn Hiệp (Giao Thủy). Ngoài ra, mô hình chuỗi
liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi giữa HTX với các doanh nghiệp để sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho thành viên đã mang lại kết quả khả quan như: HTX chăn nuôi Long Phú (Vụ Bản), HTX chăn nuôi Sơn Nam (Hải Hậu),
HTX chăn nuôi Thịnh Phát (Ý Yên); chuỗi chế biến gạo của HTX Bốn Thuận (Vụ
Bản) với các HTX nông nghiệp trong Câu lạc bộ HTX nông nghiệp mạnh của tỉnh...
Làm được điều này, tỉnh Nam Định đã có cơ chế hỗ trợ vốn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, các doanh nghiệp
kết họp với HTX nông nghiệp sẽ được hỗ trợ thủ tục vay vốn, hỗ trợ về mức phí, lệ phí và công tác truyền thông trên địa bàn tỉnh để có thể đẩy mạnh kinh tế HTX.
1,3,2, Bài học kỉnh nghiệm
Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động HTX nông nghiệp trong nước, tác
giả rút ra hai bài học nổi bật cho việc phát triểnHTX NN ở tỉnh Nghệ An như sau:
Thứ nhất, nhận thức được vai trò của HTX nông nghiệp
HTX tại các tỉnh đã khẳng định được vai trò của kinh tế tập thể và đà chiếm lĩnh được thị phần chi phối trong cung cấp dịch vụ đầu vào, chế biến, đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp với hệ thống phân phối rộng lớn khắp khu vực nông thôn. Bên cạnh đó thỉ
dịch vụ chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cũng đã được HTX nông nghiệp đảm nhận và thực hiện tốt, đáp ứng được nhu cầu của người nông dân. Ngoài
những dịch vụ chính, thì các dịch vụ khác như cung ứng tiêu dùng, tín dụng tiết kiệm, tín dụng cho vay cũng được HTX nông nghiệp làm tốt.
Thực tế thế giới đã, đang và sẽ còn cho thấy trong số các mô hình HTX nông
nghiệp thi hình thức tốt nhất là HTX nông nghiệp nên phát triển thêm dịch vụ. Vì nó
có thể mang đến nhiều lợi ích cho nông dân như: (1) Cung cấp hàng hoá, vật tư đầu vào sản xuất cho nông dân với giá phải chăng, tiện lợi và đảm bảo chất lượng. (2) Giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm dễ dàng, có kế hoạch với chi phí giảm, giá cả hợp
lý, ổn định, tiêu chuẩn hoá sản phẩm ở mức cao. (3) Tạo thế cạnh tranh tốt cho
nông dân (tăng khả năng đàm phán) khi mua và bán sản phẩm hàng hoá. (4) Liên
kết nông dân sử dụng hết công suất máy móc, chi phí sản xuất thấp. (5) Đào tạo
năng lực tự quản lý, năng lực áp dụng kỹ thuật tiên tiến cho nông dân.
Nói cách khác, để phục vụ người dân ở nông thôn, HTX nông nghiệp không
chỉ giới hạn trong lĩnh vực nông nghiệp mà còn bao gồm tất cả các khâu dịch vụ liên quan đến đời sống của người dân như dịch vụ đầu vào đầu ra cho sản xuất nông
nghiệp, dịch vụ nhu yếu phục vụ đời sống hàng ngày, đồ gia dụng, dịch vụ nâng cao
đời sông cho người dân, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ (bệnh viện), công ty du lịch,
Thứ hai, vê mặt tô chức trong HTX
Hiện nay các HTX nông nghiệp tại các tỉnh trên đêu có hệ thông tô chức cung cấp dịch vụ chuyên ngành tù’ trên xuống, hay hệ thống chế biển, tiêu thụ nông sản
(thành lập các liên đoàn quốc gia, tỉnh rồi đến HTX nông nghiệp đa chức năng). Đặc
biệt cần củng cố, sắp xếp, họp nhất những HTX nông nghiệp qui mô nhỏ, thiếu cơ sở
vật chất, yếu đội ngũ quản lý thànhnhững HTX qui mô lớn hơn. Nhật Bản sau nhiều năm tô chức lại HTX nông nghiệp, trước những năm 1950 có hơn 15 nghìn HTX nông
nghiệp (xuất phát từ HTX cấp thôn, làng) nay sát nhập chỉ còn 740 HTX nông nghiệp
đa chức năng sơ cấp. Nhằm tăng khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp, tư nhân..., nâng cao khả năng quản lý HTX và chuyên môn hoá, hiện đại hoá.
Bên cạnh đó cân quan tâm đào tạo đội ngũ xã viên có kiên thức và kinh nghiệm, tập trung vào các chức danh chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và trưởng ban kiêm
soát HTX cũng như đào tạo các chuyên gia (nhân viên) chuyên nghiệp làm việc cho HTX nông nghiệp.
Thứ ha, vê cơ chê chính sách
Xây dựng cơ chê chính sách phù hợp với điêu kiện kinh tê và thực trạng phát
triển HTX nông nghiệp HTX của từng địa phương và có những hỗ trợ về vốn, về
công nghệ, về nhân lực để làm sao có thể giúp các HTX nông nghiệp khi thành lập
có thể hoạt động hiệu quả. Luôn quan tâm, giám sát và phối hợp với Liên minh
HTX, chính quyền, cơ quan ban ngành để có thể tạo liên kết chặt chẽ cùng phát triển HTX nông nghiệp, tăng cường kinh tế tập thể vào kinh tế chung của địa
phương.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu LUẬN VĂN
2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Việc thu thập dữ liệu sơ cấp là thu nhập những dữ liệu ban đầu, chưa được xử lý như các dữ liệu thu được thông qua khảo sát, những ghi chép cá nhân của tác giả trong quá trinh nghiên cứu.
Để tìm hiểu về thực trạng các chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp, đề tài tiến hành điều tra, phòng vấn bằng bảng hỏi đối với 80 nhà quản lý của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được lựa chọn ngẫu nhiên (nhà
quản lý có thề là giám đốc, phó giám đốc hoặc các trưởng phòng của các hợp tác
xã nông nghiệp).
Tuy nhiên chỉ có 63 phiếu được thu về. Nội dung bảng hỏi được thiết kế
theo thang đo likert 3 cấp độ là: Không đồng ý, đồng ý và hoàn toàn đồng ý của các
nhà quản lý về thực trạng tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực của HTX.
2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thú'cấp
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu được thu thập từ các nguồn như báo cáo về hoạt
động của hợp tác xã nông nghiệp bao gồm số lượng hợp tác xã nông nghiệp, số lượng thành viên, doanh thu, lợi nhuận... trong các năm từ 2017-2019. Đây là nguồn thông tin có tính khả dụng cao, có giá trị, phục vụ trực tiếp cho quá trinh nghiên
cứu. Đầu tiên tác giả xác định các thông tin cần phải thu thập đế phục vụ cho việc nghiên cứu, từ đó xem xét các tài liệu, văn bản nào thì có các thông tin này và các tài liệu này được lưu trừ ở đâu, cuối cùng tiếp cận các hồ sơ, văn bản này.
Cụ thể dữ liệu thứ cấp mà tác giả thu thập được là các báo cáo hoạt động kinh doanh của các HTX nông nghiệp trên địa bàn, các báo cáo tổng kết hoạt động
của Liên minh HTX tỉnh Nghệ An, các báo cáo, chương trình hỗ trợ của Liên minh
HTX tỉnh Nghệ An, của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Sở Công Thương, các chính sách, chủ trương, văn bản của UBND tỉnh Nghệ An như Quyết định số 3396/QĐ-ƯBND ngày 6/8/2015 về phát triển sản xuất ngành Nông nghiệp
tỉnh Nghệ An đên 2020, tâm nhìn đên 2030; Quyêt định sô 72/2015/QĐ-UBND vê chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng và phát triển thưong hiệu
giai đoạn 2016-2020, Đe án Xây dựng và Phát triển chuỗi cửa hàng nông sản sạch,
an toàn gắn với hỗ trợ tiêu thụ hàng nông sản, thực phẩm cho khu vực hợp tác xã,
làng nghề...
2.2. Phuong pháp tồng họp, phân tích thông tin
2.2,1. Phương pháp thống kê mô tả
Nhiệm vụ của thống kê là thu nhập, phân tích, suy luận hoặc giải thích và biểu diễn các số liệu. Trên cơ sở này thống kê đưa ra những dự báo từ việc phân tích số liệu. Thống kê được ứng dụng rộng rãi trong các ngành khoa học tự nhiên,
khoa học xà hội, trong nghiên cứu con người, trong công tác điều hành của Chính
phủ, trong kinh doanh...
Thống kê mô tả là bước đầu tiên của thống kê, có mục đích thu nhập và hệ
thống hóa số liệu dưới dạng sơ đồ, bảng biểu. Trong luận văn, phương pháp này được sử dụng để thu thập số liệu về:
Tình hình hoạt động của các họp tác xã nông nghiệp, số lượng HTX nông
nghiệp, số lượng thành viên...
Tình hình hoạt động kinh doanh cùa các HTX nông nghiệp, những đóng góp về mặt kinh tế và xã hội cho tỉnh Nghệ An
Sau khi thu thập, các số liệu này được hệ thống hóa dưới dạng các bảng biểu, hình vẽ theo các dữ liệu thu thập được.
2.2.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Khi sử dụng những phương pháp này ít cần chú ý:
- Cần tồn tại hai đại lượng hoặc chỉ tiêu.
- Các đại lượng, chỉ tiêu phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.