Đặc điểm điều hành CSTT ở Việt Nam giai đoạn 2013-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu và khả năng áp dụng tại việt nam (Trang 46 - 53)

1 .Chính sách tiền tệ và mục tiêu của chính sách tiền tệ

2.1. Cơ chế điều hành Chính sách tiền tệ của Việt Nam thời gian qua ( luật

2.1.3.2. Đặc điểm điều hành CSTT ở Việt Nam giai đoạn 2013-2016

Trong giai đoạn 2013 đến 2016, kinh tế trong nước chịu tác động của bối cảnh kinh tế thế giới nhìn chung cịn nhiều khó khăn, phức tạp, tốc độ phục hồi chậm. Cùng với đó là những khó khăn từ những vấn đề chưa được giải quyết triệt để của nền kinh tế trong nước như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; sức ép nợ xấu cịn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp… Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 4 năm đều đạt ở mức thấp, nhưng có xu hướng tăng dần, trong đó tốc độ tăng trưởng năm 2013 là 6,24%, năm 2014 là 5,03%, năm 2015 là 5,42% và năm 2016 là 5,98%.

Doanh nghiệp hoạt động khó khăn, quy mơ hàng tồn kho lớn, tuy nhiên xu hướng thanh lọc diễn ra mạnh mẽ đã phát huy hiệu quả để sàng lọc những doanh nghiệp thực sự có chất lượng, khơng chỉ linh hoạt để tồn tại qua giai đoạn khó khăn nhất mà cịn tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới để mở rộng quy mô hoạt động. Sự ổn định trong mục tiêu điều hành kinh tế vĩ mơ, cùng với sự tăng trưởng chậm từ phía cầu mặc dù có thể tạo ra những khó khăn cho tăng trưởng kinh tế, song đã tạo cho CSTT sự thuận lợi nhất định trong việc thực hiện các biện pháp để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ lạm phát và ổn định giá cả.

➢ Mục tiêu điều hành CSTT

Trước những bối cảnh kinh tế vĩ mô như vậy, bước sang năm 2013, Chính phủ đã thay đổi định hướng, khẳng định mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô . Đây dường như là lần đầu tiên có sự thống nhất trong tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ cũng như những phản ứng của NHNN trước diễn biến của thị trường, thể hiện sự nhất quán cao của mục tiêu kiểm sốt lạm phát. Bên cạnh đó, Chính phủ cịn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách vĩ mơ, đặc biệt là giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong “cuộc chiến” chống lạm phát. Theo đó, Chính phủ xác định kiểm sốt lạm phát nằm ở vị trí số 1 trong nhóm giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, cần điều hành CSTT chủ động, linh hoạt và thận trọng, chính sách tài khóa thắt chặt, kết hợp hài hịa giữa CSTT và chính sách tài khóa để kiểm sốt tốc độ tăng tổng phương tiện thanh tốn tín dụng, đảm bảo lãi suất ở mức hợp lý và đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế. Tuy nhiên, điều quan trọng là các chính sách cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả đạt được các mục tiêu đề ra và đem lại niềm tin cho nhà đầu tư và dân chúng. Cứ như vậy, mục tiêu điều hành của CSTT trong 4 năm cũng đã được duy trì tương đối ổn định, tập trung vào nhiệm vụ kiểm soát lạm phát. Sự thống nhất trong mục tiêu điều hành được kéo dài trong một khoảng thời gian 4 năm là một thuận lợi đối với CSTT để có thể phát huy tác dụng của các công cụ điều hành, hướng đến mục tiêu ổn định giá cả trong trung hạn từ đó củng cố lại niềm tin đối với CSTT.

Bảng 2.1: Mục tiêu và thực hiện CSTT 2010 - 2016

Năm Chỉ tiêu Tăng

trưởng Lạm phát M2 Tín dụng 2010 Mục tiêu 8,5 – 9 <10 25 25 Thực hiện 6,31 19,9 33,3 31,2 2011 Mục tiêu 5 <15 15-16 20 Thực hiện 5,32 6,5 12,4 14,4 2012 Mục tiêu 6,5 7 – 8 14-16 15-17 Thực hiện 6,78 11,8 22,4 8,9 2013 Mục tiêu 7 7 14-16 12 Thực hiện 5,9 18,52 18,5 12,5 2014 Mục tiêu 6 – 6,5 <10 14 – 16 15 – 17 Thực hiện 5,03 6,81 22,4 8,91 2015 Mục tiêu 5,5 6,5 14 – 16 12 Thực hiện 5,42 6,6 14,64 2016 Mục tiêu 5,8 7 16 – 18 12 – 14 Thực hiện 5,89 1,84 15,65 Nguồn: Vụ Chính sách tiền tệ - NHNN ( 2010-2016)

Trong bối cảnh tín dụng VND tăng trưởng chậm, NHNN đã nới lỏng đổi tượng được vay ngoại tệ theo chủ trườn của Chính phủ, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và khả năng cân đối ngoại tệ của NHTM. Với lãi suất thấp hơn 4-5%/ năm so với vay vốn VND, các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn tín dụng giá rẻ, góp phần giảm chi phí trong việc tìm kiếm thị trường mới thay thế để giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Tại một số thời điểm trong 2013, áp lực tỷ giá tăng nhẹ theo diễn biến trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế, một số NHTM đã nâng giá USD lên kịch trần cho phép, thậm chí tăng giá mua bán bằng giá bán lên kịch trần 21,036 VNĐ, giá bán USD trên thị trường tự do lên tới 21,320 VNĐ. Để chấm dứt áp lực lên tỷ giá, ngày 27/6/2013, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân lien ngân hàng them 1% lên mức 21,036 VNĐ sau 1,5 ổn định ở mức 20,828 VND, đồng thời tiếp

tục khẳng định quyết tâm ổn định tỷ giá như định hướng đề ra từ đầu năm. Sau thời gian đó, nhu cầu USD tại các NHTM bắt đầu hạ nhiệt, gây tác động lan tỏa sang thị trường tự do. Trong những ngày cuối năm 2013, giá USD tại NHTM ổn định quanh mức 21,140 VND. Trên thị trường tự do, giá USD phổ biến ở mức 21.180- 21,200 VND. Nhờ chính sách ổn định tỷ giá và chủ động can thiệp trong trường hợp cần thiết, thị trường ngoại tệ 2013 giữ được sự ổn định, tỷ giá dao động trong biên độ cho phép, khơng có đột biến về nhu cầu ngoại tệ trên thị trường. Chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do được thu hẹp, tỷ lrrj đo la hóa giảm xuống 13,2% từ mức 15,8 % vào cuối năm 2011. Thị trường trong nước khơng cịn chịu tác động của giá USD trên thị trường quốc tế. Tỷ giá ổn định đã góp phần tích cực trong việc ổn định lạm phát, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng dự trữ ngoại hối. Do tỷ giá ổn định, các tổ chức kinh tế và cá nhân có thiên hướng đẩy mạnh bán ngoại tệ cho NHTM để lấy VND. Phát huy kết quả đạt được năm 2013, NHNN đề ra mục tiêu ổn định tỷ góa vào năm 2014 với biên độ không quá 2%, kết hợp chặt chẽ giữ chính sách tỷ giá và chính sách lãi suất.

Bước sang năm 2015, là một năm đầy biến động và thách thức, trong bối cảnh đồng đo la Mỹ liên tục tăng giá do kỳ vọng Fed điều chỉnh tăng lãi suất và Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng nhân dân tệ kéo theo làn sóng giảm mạnh các đồng tiền của các đối tác thương mại Việt Nam. Ở trong nước , việc huy động trái phiếu Chính phủ với lượng lớn để bù đắp thâm hụt ngân sách không thành công đã đẩy lãi suất TPCP tăng cao, tạo áp lực lên thị trường tiền tệ. Trước tình hình đó NHNN đã chủ động, linh hoạt trong điều hành để đưa những giải pháp phù hợp với tình hình mới bằng cách điều chỉnh biên độ tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ tăng từ +/-1% lên +/-2%. Tiếp đó NHNN điều chỉnh tỷ giá bình qn liên ngân hàng giữa Đồng Việt Nam và USD them 1%, đồng thời mở rộng biên độ tỷ giá từ +/-2% lên +/-3%. Việc điều chỉnh này được truyền thông rõ rang đến thị trường và đón nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao từ thị trường và các tổ chức tín dụng. Tỷ giá và thị trường ngoại hối đã nhanh chóng đi vào ổn định.

➢ Đánh giá kết quả điều hành CSTT giai đoạn 2013-2016

tăng trưởng kinh tế

Tỷ lệ lạm phát sau khi tăng cao và biến động mạnh trong giai đoạn 2007 – 2012, trong 4 năm trở lại đây đã được kiềm chế ở mức thấp Chu kỳ lạm phát ba năm (hai năm tăng, một năm giảm) kéo dài trong giai đoạn trước đây dường như đã được xóa bỏ, gợi ý rằng chu kỳ lạm phát tăng cao có thể đã chấm dứt và Việt Nam có thể đi vào một thời kỳ có mức tăng lạm phát ổn định hơn.

Với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ thận trọng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ hệ thống doanh nghiệp thốt khỏi tình trạng khó khăn, CSTT của NHNN giai đoạn vừa qua đã góp phần duy trì đà tăng trưởng kinh tế nhất định trong điều kiện vĩ mô nhiều bất ổn. Dù chịu áp lực mở rộng tín dụng từ nhiều phía để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi suy thối, NHNN vẫn kiên trì định hướng tăng trưởng tín dụng thận trọng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế theo nguyên tắc bảo đảm chất lượng tín dụng, hạn chế phân bổ vốn vào khu vực khơng khuyến khích có nguy cơ gây ra lạm phát cao và tăng trưởng thiếu bền vững trong tương lai. Bên cạnh đó, NHNN cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu…; điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với năm nhóm lĩnh vực ưu tiên; kiểm sốt tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực khơng khuyến khích. Nhờ vậy, tăng trưởng kinh tế tuy không phục hồi mạnh mẽ nhưng đã được cải thiện dần qua thời gian.

Diễn biến CSTT và lạm phát, tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn vừa qua đã cho thấy mục tiêu tăng trưởng khơng phải khi nào cũng có thể đánh đổi bằng mức lạm phát cao, bằng chứng là giai đoạn 2010 – 2012, tỷ lệ lạm phát cao song tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thường xuyên không đạt mục tiêu đề ra. Ngược lại trong các năm 2015, 2016, sự ổn định giá cả do CSTT mang lại lại có tác động lớn đối với ổn định kinh tế vĩ mơ, do đó, thúc đầy phục hồi kinh tế.

Tình trạng đơla hóa, vàng hóa có xu hướng giảm, tỷ giá diễn biến ổn định, dự trữ ngoại hối được cải thiện

NHNN đã từng bước điều chỉnh tỷ giá về đúng giá trị thực, thơng qua đó, làm giảm áp lực tăng giá nội tệ và đảm bảo lợi thế ngoại thương của hàng hóa xuất khẩu của Việt

Nam. Điều đáng nói là đã có sự thay đổi đáng kể trong cách thức điều hành tỷ giá. Đã có sự thơng báo trước biên độ và chủ động điều chỉnh trong năm để giúp neo giữ kỳ vọng tỷ giá và tạo sự ổn định trên thị trường ngoại hối. Nếu như trong giai đoạn trước, tỷ giá thường được cố gắng neo giữ, sau đó, đến khi khơng thể neo giữ thêm thị đồng nội tệ được phá giá với biên độ lớn. Tuy nhiên, trong 3 năm trở lại đây, tỷ giá đã được điều chỉnh linh hoạt về mức giá trị thực, với nhiều lần điều chỉnh và mỗi lần điều chỉnh chỉ diễn ra với biên độ nhỏ. Cùng với đó là nỗ lực giảm mức đơ la hóa trong nền kinh tế, tuyên bố rõ ràng và thực thi có kết quả các cam kết về biến động tỷ giá của NHNN, từ đó tạo dựng niềm tin của thị trường đối với chính sách tỷ giá.

Hình 2.2 : Diễn biến giá vàng và biến động tỷ giá trên thị trường tự do

giai đoạn 2009 – 2016

Nguồn:Vụ Quản lý ngoại hối - NHNN, Reuters

Tình trạng đơ la hóa tiền mặt đã được kiểm soát nhờ những hoạt động kiểm tra chặt chẽ và ráo riết của NHNN phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc hạn chế, phát hiện và xử lý các trường hợp mua bán ngoại tệ trái quy định của pháp luật.Tình trạng đơ la hóa bảng tổng kết tài sản của hệ thống ngân hàng cũng giảm, thể hiện qua tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn ngoại tệ giảm mạnh (Hình 2.2)

Hình 2.3 : Tốc độ huy động vốn ngoại tệ giai đoạn 2010-2016

Nguồn: Vụ Dự báo thống kê tiền tệ - NHNN

Cùng với diễn biến tương đối ổn định của tỷ giá và xu hướng giảm của tình trạng đơ la hóa, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt mức cao nhất trong lịch sử, hơn 35 tỷ USD vào tháng 6/2016 do NHNN đã mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung. Điều này vừa làm tăng khả năng kiểm sốt tỷ giá của NHNN, đồng thời góp phần nâng cao niềm tin của công chúng đối với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ.

Lãi suất được điều hành theo hướng giảm dần nhưng vẫn đảm bảo mức chênh lệch đáng kể giữa lãi suất VND và lãi suất USD, giúp gia tăng lợi ích cho người dân nắm giữ VND.

Nhờ sự điều hành hợp lý và khéo léo của chính sách tiền tệ trong thời gian qua đã giúp Việt nam đạt được mục tiêu ổn định lạm phát và tỷ giá đồng thời cũng hỗ trợ được cho tăng trưởng GDP. Điều đáng nhấn mạnh ở đây là sự thành cơng trong điều hành chính sách lãi suất trong giai đoạn 2014-2016 so với giai đoạn trước đó thể hiện rõ nét ở việc lãi suất thị trường giảm nhưng chênh lệch giữa lãi suất VND và lãi suất USD cũng được thu hẹp đáng kể trong khi tỷ giá vẫn ổn định (Hình 2.4 ). Đây là một minh chứng cho thấy chính sách tiền tệ của NHNN một mặt vừa giúp tăng cường được vị thế của đồng Việt Nam, mặt khác thông qua việc giảm được lãi suất thị trường đã giúp cho các doanh nghiệp nâng cao hơn nữa khả năng tiếp cận vốn giúp hỗ trợ tích cực cho sự hồi phục của nền kinh tế.

Hình 2.4 : Chênh lệch lãi suất huy động VND và USD

Nguồn: Vụ Quản lý ngoại hối - NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu và khả năng áp dụng tại việt nam (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)