Về những thành tựu đạt được:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu và khả năng áp dụng tại việt nam (Trang 53 - 55)

1 .Chính sách tiền tệ và mục tiêu của chính sách tiền tệ

2.2 Đánh giá chính sách tiền tệ của Việt Nam và sự cần thiết phải áp dụng

2.2.1.1 Về những thành tựu đạt được:

Có thể khẳng định rằng thành tựu nổi bật nhất trong điều hành CSTT là đã phần nào kiểm soát được lạm phát, hỗ trợ tốt cho tăng trưởng kinh tế.

Thứ nhất, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát, ổn định sức mua của đồng Việt Nam. Sự ổn định trong việc điều hành kinh tế vĩ mô đã tạo

điều kiện giúp nền kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Từ năm 2014 luôn đạt mức tăng trưởng dương và cao hơn nhiều so với các năm trước đó. Trong các năm 2013, 2014, 2015, 2016 khi hầu hết các quốc gia trên thế giới có mức tăng trưởng âm, nền kinh tế có dấu hiệu đi xuống thì Việt Nam lại tăng trưởng lần lượt ở các mức 6,18%, 5,32%, 6,78%, 5,89%; mặc dù thấp hơn các năm trước đó nhưng cũng đã thể hiện được nỗ lực khơng nhỏ của Chính phủ Việt Nam cũng như các cơ quan điều hành trong việc kiềm chế lạm phát. Các mục tiêu kinh tế xã hội khác như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm cơng ăn việc làm, thực hiện chính sách xóa đói

giảm nghèo, v.v... cũng được hỗ trợ bằng các biện pháp cụ thể như: tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên, ưu tiên đầu tư tín dụng vào các ngành trọng điểm, mũi nhọn, cho vay người nghèo, v.v...

Hình 2.5 : Diễn biến lạm phát từ năm 2013 – 2016

Nguồn: Tổng cục thống kê - http://www.gso.gov.vn

Thứ hai, các công cụ của CSTT được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, chuyển dần từ sử dụng các công cụ trực tiếp sang các công cụ gián tiếp. Thời gian đầu,

công cụ CSTT được sử dụng chủ yếu là các công cụ trực tiếp như hạn mức tín dụng, cơng cụ kiểm sốt lãi suất. Tuy nhiên, ngay trong việc sử dụng công cụ trực tiếp cũng có những chuyển biến tích cực: đầu tiên, ngân hàng Nhà Nước Việt Nam quy định tỷ lệ lãi suất cụ thể, sau đó là trần lãi suất, lãi suất cơ bản và cuối cùng là lãi suất thoả thuận. Cho đến nay, các công cụ trực tiếp được sử dụng ít đi, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam chủ yếu điều hành CSTT bằng các công cụ gián tiếp như dự trữ bắt buộc, chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở.

Nhìn chung trong tình hình nền kinh tế có những dấu hiệu bất ổn định, lạm phát gia tăng, các công cụ của CSTT đã được NHNN Việt Nam áp dụng theo hướng thắt chặt nhằm giảm thiểu mức cung ứng tiền tệ trong nền kinh tế. Các công cụ được thực hiện cả đan xen và kết hợp với nhau, trong đó việc điều chỉnh cơng cụ này lại góp phần làm thay đổi các chính sách ở cơng cụ kia. Cụ thể, khi ngân hàng Nhà Nước Việt Nam thực hiện nâng hạn mức tín dụng cho vay đối với các NHTM, khiến cho dư nợ tín dụng tăng lên, lưu lượng cho vay giảm xuống, khiến lãi suất

cho các khoản vay tăng lên. Hay khi NHNN Việt Nam tăng tỷ lệ DTBB đối với các NHTM, khiến cho lượng dự trữ vượt quá giảm xuống, lượng vốn cho vay do đó giảm xuống, khiến cho các NHTM phải tăng cường huy động vốn bằng việc nâng lãi suất tiền gửi, v.v…Các công cụ của CSTT đã được kết hợp một cách tương đối chặt chẽ và linh hoạt với nhau, thể hiện sự nỗ lực của NHNN Việt Nam trong việc chống lại những tác động xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu và khả năng áp dụng tại việt nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)