Chính sách tiền tệ còn tác động đến nền kinh tế thông qua kênh tỷ giá hối đoái. Tại nhiều nước đang phát triển, đặc biệt các nước có thị trường trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản còn chưa phát triển, tỷ giá hối đoái chính là giá tài sản quan trọng nhất chịu tác động của chính sách tiền tệ. Khi tỷ giá được thả nổi, thắt chặt tiền tệ làm tăng lãi suất, làm cho đồng nội tệ lên giá danh nghĩa. Một mặt, nó làm giảm nhu cầu về hàng hóa trong nước vì hàng hóa trong nước lúc này trở nên đắt hơn tương đối so với hàng hóa nước ngoài và vì thế làm giảm tổng cầu. Mặt khác, thay đổi tỷ giá cũng tác động đáng kể đến bảng tổng kết tài sản. Tại các nền kinh tế nhỏ, mở cửa với cơ chế tỷ giá linh hoạt, tỷ giá hối đoái là một kênh đặc biệt quan trọng, khác với các kênh trên, nó không chỉ tác động đến tổng cầu mà còn tác động đến tổng cung. Với cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, hiệu quả của chính sách tiền tệ sẽ giảm đi. Thường thì các nước duy trì một biên độ tỷ giá dao động rộng. Hơn nữa, nếu các tài sản trong nước và nước ngoài không thể thay thế hoàn toàn cho nhau thì vẫn có sự chênh lệch giữa lãi suất trong nước và lãi suất quốc tế. Vì thế, thậm chí nếu tỷ giá danh nghĩa cố định thì chính sách tiền tệ vẫn có thể tác động đến tỷ giá thực thông qua mức giá. Cơ chế tác động này có thể thể hiện như sau:
Thắt chặt tiền tệ đồng nội tệ lên giá, xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng, xuất khẩu ròng giảm sản lượng giảm.