1 .Chính sách tiền tệ và mục tiêu của chính sách tiền tệ
1.2. Chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu:
1.2.5 Các nguyên tắc của chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu
Tô Thị Ánh Dương và các cộng sự (2012) đã nghiên cứu và tổng hợp Các
nguyên tắc của chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu bao gồm:
Nguyên tắc 1: Vai trị chính của chính sách tiền tệ là để cung cấp một neo
danh nghĩa cho nền kinh tế và việc thiết lập các mục tiêu khác phải không bất tương thích với neo của chính sách tiền tệ. Với nguyên tắc này, Ngân hàng Trung ương cần nêu rõ rằng chính sách tiền tệ chỉ nhằm theo đuổi một neo danh nghĩa duy nhất là lạm phát, nó khơng thể theo đuổi mục tiêu thực như tăng trưởng kinh tế hay việc làm được. Việc vừa đặt mục tiêu lạm phát thấp và đặt mục tiêu tăng trưởng cao sẽ làm cho công chúng và thị trường khơng cịn tin vào chính sách tiền tệ lấy lạm phát làm mục tiêu nữa, hơn nữa cũng gây khó khăn cho Ngân hàng Trung ương khi đồng thời phải theo đuổi hai mục tiêu có sự đánh đổi này.
Nguyên tắc 2: Cơ chế chính sách tiền tệ lạm phát làm mục tiêu hiệu quả sẽ có
tác động thuận lợi đến phúc lợi của nền kinh tế từ việc giảm tính bất trắc, định hình kỳ vọng lạm phát và làm giảm phạm vi tác động và tính khốc liệt của chu kỳ bùng nổ - đổ vỡ.
Nguyên tắc 3: Thành công của một cơ chế lạm phát mục tiêu phụ thuộc vào
tệ dễ dàng hơn và đáng tin cậy hơn. Chẳng hạn, khi ngân sách thâm hụt lớn và rủi ro không trả được nợ nảy sinh, bù đắp thâm hụt bằng phương thức phát hành nợ trở nên khó khăn, khi đó cho dù một chính sách tiền tệ có hướng vào mục tiêu lạm phát thì cơng chúng và thị trường sẽ kỳ vọng vào một chính sách tài khóa được tài trợ bởi “tiền tệ hóa”, dẫn đến lạm phát kỳ vọng tăng và ảnh hưởng đến lạm phát thực tế.
Nguyên tắc 4: Do độ trễ trong cơ chế truyền tải tiền tệ và do cả vấn đề không
đạt mục tiêu lạm phát đề ra và chênh lệch sản lượng thực tế từ sản lượng tiềm năng, khơng thể có khả năng và cũng sẽ khơng thỏa mãn để giữ lạm phát chính xác bằng với mục tiêu. Nguyên tắc này cho thấy Ngân hàng Trung ương không nên cố gắng điều hành chính sách tiền tệ để lạm phát thực tế bằng đúng với mục tiêu, chi phí của nỗ lực này sẽ vơ cùng lớn cho dù có làm cho lạm phát gần với mục tiêu. Với nguyên tắc này, Ngân hàng Trung ương cần đưa ra một khoảng xung quanh lạm phát trung tâm không quá hẹp để mục tiêu thường xuyên không đạt, nhưng cũng không nên quá rộng để luôn đạt mục tiêu đề ra.
Nguyên tắc 5: Căn cứ vào khả năng có thể xảy ra xung đột/ mâu thuẫn giữa
mục tiêu lạm phát và các mục tiêu khác, Ngân hàng Trung ương phải có những mục tiêu rõ ràng, hợp lý và đủ độc lập để đạt được các mục tiêu đề ra. Để thực hiện nguyên tắc này nhiều nước đã đưa vào luật những điều khoản tăng tính độc lập của Ngân hàng Trung ương, hoặc bổ nhiệm Thống đốc Ngân hàng với nhiệm kỳ dài hơn và lệch so với nhiệm kỳ của Tổng thống/Thủ tướng.
Nguyên tắc 6: Phải có những cơ chế giám sát và giải trình hiệu quả để đảm
bảo Ngân hàng Trung ương đang thực hiện những hành động tương thích với các mục tiêu đã cơng bố và chính sách tiền tệ phải được dựa trên những thông lệ hợp lý (sound practices). Nguyên tắc này có thể được áp dụng thơng qua việc giám sát của Quốc hội hoặc từ Chính phủ. Với khn khổ chính sách tiền lệ lấy lạm phát làm mục tiêu, mục tiêu lạm phát được định lượng rõ ràng vì thế cũng dễ dàng hơn cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền giám sát và cũng dễ dàng hơn cho Ngân hàng Trung ương khi phải giải trình