a) Thời điểm áp dụng
Do tình hình kinh tế hiện tại ở Việt Nam như sau: (i) từ năm 2004 đến nay, lạm phát ở Việt Nam biến động phức tạp, hiện Ngân hàng Nhà nước chưa thể kiểm soát được lạm phát trong ngắn hạn; (ii) trong ngắn hạn, Ngân hàng Nhà nước chưa thể cải cách thật nhanh để hội đủ các điều kiện cơ bản áp dụng CSTT lạm phát mục tiêu. Bởi vậy, Việt Nam chưa thể chuyển đổi ngay sang cơ chế lạm phát mục tiêu hoàn toàn/toàn phần. Tuy nhiên, ban đầu Việt Nam có thể áp dụng IT ngầm định (Ngân hàng Nhà nước có thể thỏa thuận với Chính phủ về việc thực hiện lạm phát mục tiêu mà không cần công bố cho toàn thể công chúng).
b)Khung lạm phát mục tiêu
Khung lạm phát mục tiêu chính là biên độ mà tại đó chỉ số lạm phát được phép biến động. Việc đưa ra khung chỉ số lạm phát có thể cho phép Ngân hàng Nhà nước linh hoạt ứng phó với những cú sốc và đưa ra lựa chọn tối ưu trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước còn theo đuổi các mục tiêu khác. Sự linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước phụ thuộc vào biên độ của khung chỉ số lạm phát, tuy nhiên nếu khung chỉ số lạm phát quá rộng, nó sẽ làm cho những kỳ vọng lạm phát và những cam kết của Ngân hàng Nhà nước không rõ ràng. Việc lựa chọn thu hẹp hay mở rộng biên độ của khung lạm phát phụ thuộc vào tần suất, mức độ nghiêm trọng của các cú sốc và sự tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước.Hầu hết Ngân hàng Trung ương các nước hoặc là đặt điểm mục tiêu, hoặc là vừa đặt điểm mục tiêu và cho phép biên độ giao động là ± 2% hoặc ít hơn.
Tại các nước áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu, có một số nước áp dụng khung lạm phát mục tiêu (New Zealand: 0-3%; Canada: 1-3%; EU: 2% hoặc < 2%), trong khi một số nước khác lại chọn lạm phát mục tiêu là một con số cụ thể. Từ trước tới nay, chỉ tiêu lạm phát hàng năm (31/12 năm sau so với 31/12 năm trước) do Quốc hội thông qua được xem như một mức trần được phép về lạm phát của năm đó. Liên tục nhiều năm qua, chỉ số lạm phát thực tế thường thoát ly ở mức cách biệt khá lớn so với mức trần Quốc hội cho phép. Do chúng ta xác định chỉ số CPI dự kiến thiếu căn cứ khoa học nên từ năm 2004 tới nay, lạm phát thực tế thường cao hơn nhiều so với lạm phát mục tiêu. Việc đặt mục tiêu lạm phát chỉ có mức trần nhưng không quy định mức sàn đã làm cho Ngân hàng Nhà nước rất bị động trong kiểm soát thiểu phát cũng như trong điều hành chính sách tiền tệ nói chung. Từ những nghiên cứu này, nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra kịch bản lựa chọn khung mục tiêu lạm phát để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu ứng dụng khi áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu như sau:
Khung lạm phát mục tiêu là một biên độ vừa đảm bảo ổn định giái cả, kiểm soát lạm phát và đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế tối thiểu
Biên độ có thể hợp lý cho giai đoạn 5 năm đầu áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu là (6%/năm, ±2%/năm) và cho giai đoạn các năm tiếp theo là (4%/năm, ±1%). Cơ sở của kịch bản này được giải trình như sau:
Thứ nhất, trong thời gian trung hạn Việt Nam vẫn là nước có tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu đầu vào lớn. Một mặt, chúng ta phụ thuộc vào giá cả thế giới, mặt khác, cơ chế kiểm soát đầu cơ nâng giá trong kênh phân phối nguyên liệu nhập khẩu còn kém hiệu quả. Do vậy, xu hướng giá cả thị trường còn tăng mạnh và biến động bất thường hàng năm. Chúng ta không thể đặt biên độ mục tiêu lạm phát hẹp hơn ±2% cho giai đoạn 5 năm đầu và ±1% cho các năm tiếp theo vì lạm phát thực tế biến động dễ chệch biên độ đặt ra. Điều này nếu xảy ra sẽ buộc Ngân hàng Nhà nước phải giải trình, xin điều chỉnh mục tiêu là hết sức phức tạp.
Thứ hai, sai số trong tính toán CPI đến một vài phần trăm là chuyện có thể xảy ra, nhất là khi trình độ và công cụ tính CPI của Việt Nam còn rất hạn chế. Vì vậy, biên độ đặt ra là ±2% cho giai đoạn 5 năm đầu và ±1% cho giai đoạn tiếp theo là phù hợp.
Thứ ba, mức sàn lạm phát 4% cho giai đoạn 5 năm đầu và 3% cho giai đoạn tiếp theo hàm ý đảm bảo cho nền kinh tế đạt mức tăng trưởng kỳ vọng tối thiểu.
Thứ tư, mức trần lạm phát 8% cho giai đoạn 5 năm đầu và 5% cho giai đoạn 5 năm tiếp theo cũng hàm ý đảm bảo kiểm soát lạm phát giảm thấp trong trung hạn nhưng vẫn kích thích tăng trưởng kinh tế kỳ vọng.
c) Công cụ truyền dẫn lạm phát mục tiêu
Kinh nghiệm cho thấy các nước áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu đều vận hành chính sách thông qua công cụ lãi suất chủ đạo của Ngân hàng Trung ương để tác động vào lãi suất thị trường. Công cụ lãi suất của Ngân hàng Trung ương, một mặt, duy trì sự ổn định của lãi suất thị trường, mặt khác, tạo điều kiện để ngân hàng thương mại quản lý thanh khoản. Công cụ này thiết lập một khung bao gồm mức lãi suất cao nhất (mức trần) và mức lãi suất thấp nhất (mức sàn) mà Ngân hàng Trung ương sẽ áp dụng đối với ngân hàng thương mại sao cho lãi suất tiền gửi, cho vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng và kể cả mức lãi suất chủ đạo của Ngân hàng Trung ương nằm trong khung lãi suất này. Đồng thời, công cụ này cũng tạo điều kiện để các NHTM gửi tiền hoặc vay tiền từ Ngân hàng Trung ương. Trên cơ
sở kinh nghiệm các nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng phải lựa chọn một công cụ lãi suất làm lãi suất chủ đạo. Công cụ lãi suất này phải đáp ứng các nguyên tắc sau: (i) lãi suất chủ đạo thực hiện vai trò định hướng thị trường và là cơ sở hình thành lãi suất thị trường; (ii) lãi suất chủ đạo đảm bảo cho Ngân hàng Nhà nước thực sự là người cho vay cuối cùng đối với NHTM. Hàm ý rằng, lãi suất cho các NHTM vay của Ngân hàng Nhà nước tối thiểu phải bằng hoặc cao hơn lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng; (iii) lãi suất chủ đạo được xác định trên cơ sở đánh giá mức lạm phát kỳ vọng trong khoảng thời gian tối thiểu phải hàng năm vì cơ chế truyền dẫn từ lãi suất chính thức đến mục tiêu lạm phát có độ trễ nhất định về thời gian, thường mất khoảng 1,5-2 năm.
3.2.7.2. Xây dựng lộ trình thực hiện áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu tại Việt Nam tiêu tại Việt Nam
Từ những phân tích trên về các điều kiện tiền đề cho chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu trên đây nhằm hàm ý chúng ta cần xác định thời gian áp dụng thích hợp để có thể phản ứng với những biến động của thị trường mà không gây nên các cú sốc cho nền kinh tế. Hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước phải có khoảng thời gian nhất định để, một mặt, đưa tỷ lệ lạm phát tới gần khung mục tiêu đã lựa chọn, mặt khác, phải chuẩn bị các tiền đề cho quá trình chuyển đổi sang thực hiện chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu hoàn toàn. Trên cơ sở những phân tích tại phần trước về khung lạm phát mục tiêu, có thể xác định lộ trình chuẩn bị này vào khoảng 4-5 năm (2017- 2021). Khi thực hiện chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu tức là chúng ta khẳng định chính sách tiền tệ sẽ theo đuổi mục tiêu lạm phát thấp để ổn định giá cả. Đây là mục tiêu trung hạn có độ trễ ít nhất là 5 năm. Vì vậy, lộ trình áp dụng chính sách ít nhất được chia làm hai giai đoạn:
• Giai đoạn đầu là 3 năm chấp nhận mục tiêu lạm phát ở mức lạm phát cao
hơn với biên độ rộng hơn (6%, ±2%).
• Giai đoạn cho 2 năm tiếp theo đưa khung lạm phát giảm xuống ở mức nhất
định (4%, ±1%).
Để Ngân hàng Nhà nước có thể áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu theo lộ trình trên, cần phối hợp đồng bộ các nhóm giải pháp:
• Nhóm giải pháp đổi mới thể chế: xây dựng Luật Ngân hàng Trung ương Việt Nam thay thế Luật Ngân hàng Nhà nước theo hướng đổi mới Ngân hàng Nhà nước thành Ngân hàng Trung ương hiện đại; thành lập Hội đồng Chính sách Tiền tệ.
• Nhóm giải pháp kỹ thuật: hoàn thiện phương pháp xác định chỉ số lạm phát (CPI);
• Nhóm giải pháp hỗ trợ: đẩy mạnh công tác truyền thông về lạm phát mục tiêu; nâng cao năng lực dự báo lạm phát; phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính; củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng; nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Trung ương; phối hợp tốt giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái theo hướng linh hoạt hơn.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, bởi vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần cải cách mạnh mẽ hơn theo xu hướng trở thành Ngân hàng Trung ương hiện đại để đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế Việt Nam. Trong khi đó, với sự biến động ngày càng tăng của nền kinh tế thế giới và sự phát triển ngày càng đa dạng của nền kinh tế thị trường, các giao dịch kinh tế, tiền tệ ngày càng trở nên phức tạp hơn, thì việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước còn nhiều tồn tại, hạn chế. Cơ chế điều hành chính sách tiền tệ hiện nay tỏ ra không hiệu quả trong việc kiểm soát lạm phát. Từ năm 2004 đến nay, lạm phát diễn biến phức tạp và gia tăng, kinh tế vĩ mô gặp nhiều bất ổn.
Như vậy, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm các nước áp dụng lạm phát mục tiêu và thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam. Với đề tài : “Nghiên cứu
Chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu và khả năng áp dụng tại Việt Nam”, luận
văn đã giải quyết những vấn đề sau: Đánh giá hiệu quả cơ chế điều hành chính sách tiền tệ hiện nay của Việt Nam trong giai đoạn gần đây và đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách tiền tệ hiện hành và tạo tiền đề cho việc áp dụng lạm phát mục tiêu ở Việt Nam; Đánh giá khả năng áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu của Việt Nam và đề xuất thiết lập các tiền đề chuẩn bị áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu ở Việt Nam; đề xuất cơ chế điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu áp dụng cho Việt Nam; đề xuất lộ trình áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu ở Việt Nam cũng như đề xuất các nhóm giải pháp nhằm áp dụng thành công chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu ở Việt Nam.
Việt Nam còn quá nhiều việc phải làm cho đến khi áp dụng đầy đủ khuôn khổ lạm phát mục tiêu. Nhưng không vì thế chúng ta bi quan về khả năng áp dụng khuôn khổ điều hành CSTT lấy lạm phát làm mục tiêu. Ban đầu có thể áp dụng IT ngầm định, hay IT một phần này chứ không chờ khi hội đủ các điều kiện mới thực hiện. Kinh nghiệm một số nước (Chile, Israel, Hungary v.v…) thực hiện cơ chế lấy lạm phát làm mục tiêu chỉ ra rằng có thể triển khai cơ chế này theo phương pháp tiếp cận tiệm tiến từng bước trong thời kỳ quá độ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. TS. Lê Vinh Danh, “Chính sách tiền tệ và Điều tiết vĩ mô của NHTW”, NXB
Tài chính, Hà Nội 2005.
2. “Luật ngân sách Nhà nước”, Hà Nội 2012.
3. “Luật ngân hàng nhà nước”, Hà Nội 2012.
4. “Luật các tổ chức tín dụng”, Hà Nội 2012.
5. “Dự toán NSNN”, Hà Nội 2013.
6. “Dự toán NSNN”, Hà Nội 2014.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, “Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam 2009 ”, Hà Nội 2009.
8. “Báo cáo định kỳ hàng quý triển vọng kinh tế thế giới của IMF, WB năm
2013- 2014”
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, “ Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam 2010”, Hà Nội 2010.
10. “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2014”, Tổng cục thuế, Hà Nội 2014.
11. “Thông tư 36/2014/TT_NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ
đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, Hà Nội 2014.
12. “Nghị quyết 77/2014/QH13 ngày 10/11/2014 về kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội năm 2015”, Hà Nội 2014.
13. “Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài
mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam”, Hà Nội 2014.
14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ”Kỷ yếu hội thảo quốc tế Chính sách tiền tệ
phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác trong điều kiện kinh tế thế giới biến động”, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội 2011.
15. Ngân hàng nhà nước Việt nam, “Thông cáo báo chí Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam 2012”, Hà Nội 2012.
16. Hà Quỳnh Hoa, “Mục tiêu chính sách tiền tệ đến năm 2015”, Tạp chí kinh tế
17. PGS.TS. Tô Kim Ngọc, “Chính sách mục tiêu lạm phát trong điều kiện khủng hoảng tài chính”, Tạp chí ngân hàng số 8 tháng 4/2012, Hà Nội 2012.
18. PGS.TS. Tô Kim Ngọc, “Sử dụng công cụ trong điều hành chính sách tiền tệ
từ 2011 đến nay”, Tạp chí ngân hàng số 2 tháng 4/2011, Hà Nội 2011.
19. Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, ”Báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam
2012 – 2013”, Hà Nội 2011.
20. Đỗ Thị Đức Minh, “Chính sách mục tiêu kiểm soát lạm phát - một cách tiếp
cận trong việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam”, NXB Thống kê, Hà Nội 2005.
21. NHNN, “Luật NHNN năm 1997, Luật Các TCTD, Hà Nội 1998
22. năm 1997, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. NHNN (2004), Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật NHNN năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD năm 2004”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. NHNN, “Luật NHNN Việt Nam; Luật Các TCTD”, Nhà xuất bản Chính trị -
Hành chính, Hà Nội 2010.
24. NHNN, “ Đề án “Mục tiêu, giải pháp phát triển ngành ngân hàng Việt Nam
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, Hà Nội 2006.
25. Nguyễn Đồng Tiến, “Phương pháp tính lạm phát cơ bản và giải pháp lựa chọn
ở Việt Nam”, Đề tài NHKH, Hà Nội 2006.
26. Nguyễn Hữu Nghĩa, “Lấy lạm phát làm mục tiêu là khuôn khổ điều hành
chính sách tiền tệ - Sự lựa chọn chiến lược của chính sách tiền tệ Việt Nam đến năm 2015?”, NXB Thống kê, Hà Nội 2005.
27. Tô Thị Ánh Dương, “Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính
sách tiền tệ ở Việt Nam”, Đề tài NCKH , Hà Nội 2012.
28. Nguyễn Ngọc Bảo, “Điều hành chính sách tiền tệ trong tiến trình tự do hóa
giao dịch vốn tại Việt Nam”, Đề tài NCKH, Hà Nội 2008.
II. Tài liệu tham khảo tiếng Anh
29. Sami ben Naceur, Ảm Hosny, and Gregory Hadjian. (2015). Hơ to De-
Paper.
30. Lee J.Krajewski, Larry P.Ritzman, 1996, Operations management strategy and
Analysis, Fourth Edition, Addison-Wesley Publishing Company, Inc.
31. Fredric S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking, and Financial
Markets, the seventh edition, Pearson - Addison Wesley Publishing Company, Inc.
32. Alan S. Blinder (2000), Central banking in theory and practice, the MIT Press,
London.
33. Andrea Schaechter (2001), Implementation of Monetary Policy and the